Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 72 (Trang 72 - 89)

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Năm 2012, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp. Bước sang năm 2013 nền kinh tế thế giới có thể đối mặt với nhiều khó khăn hơn, tăng trưởng kinh tế 2013 sẽ tiêu cực hơn so với năm 2012 chủ yếu do tác động của sự suy thoái tại các nền kinh tế phát triển, nhiều nước EU vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng nợ công lan rộng, xung đột chính trị ở Trung Đông và chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông, Biển Đông càng trở lên căng thẳng; tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm; nền kinh tế Mỹ được phục hồi không như mong muốn… cùng lúc tác động lên kinh tế thế giới sẽ tiếp tục là một rào cản đối với tăng trưởng. Đối với các nước châu Á, sẽ chịu tác động từ việc thu hẹp thị trường xuất khẩu sang phương Tây do nhu cầu tiêu dùng yếu ở khu vực châu Âu…, khiến triển vọng kinh tế tiêu cực hơn.

Việt Nam là một trong những thành viên của WTO, là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thế giới do đó Việt Nam cũng phải chịu những hậu quả từ suy thoái kinh tế. Trong những năm gần đây mọi biến động của kinh tế Việt Nam đều có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Năm 2012 là năm đầy sóng gió với kinh tế Việt Nam, khi tăng trưởng tín dụng thấp, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn, tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài, khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ, nguy cơ lạm phát cao quay trở lại kèm theo sự trì trệ của thị trường và

cho tình hình kinh tế thêm khó khăn. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục và xu hướng biến động phức tạp khó kiểm soát, đặc biệt là giá xăng dầu tăng làm tăng hàng loạt các khoản chi phí trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Con số doanh nghiệp tư doanh vừa và nhỏ phá sản không ngừng tăng lên so với năm 2011, số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ những năm trước. Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trưởng chậm, tồn kho hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hệ thống ngân hàng suy yếu là những đám mây xám che phủ bầu trời kinh tế năm 2012

Bước sang năm 2013, Chính phủ đã có những chính sách tích cực để giúp doanh nghiệp Việt Nam và giúp khôi phục nền kinh tế thế giới. Việc cắt giảm chi tiêu công, cùng những chinh sách kiềm chế lạm phát, trần lãi suất huy động giảm còn 7,5%/năm, CPI 3 tháng đầu năm 2013 giảm, một số giải pháp đã được đưa ra như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 23% với các doanh nghiệp phổ thông, giảm 3% thuế VAT cho các doanh nghiệp BĐS tham gia bán, cho thuê, mua nhà ở dưới 70m2...Đây là những tín hiệu tốt đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2013 nói chung và nói riêng với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng như CTCP xây dựng Bạch Đằng 201, trước tình trạng bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng như hiện nay làm ảnh hưởng xấu đến cầu về xây dựng. Công ty cần có những định hướng để phát triển công ty trong năm 2013.

3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh năm 2013

Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, với mong muốn tiếp tục hoàn thiện mình, đẩy nhanh tốc độ phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng công trình, công ty đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trong năm 2013 như sau:

- Giữ vững sự phát triển ổn định, hợp lý, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, lợi ích cho cổ đông, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. - Tăng cường đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo công ty cùng với các tổ chức đoàn thể của công ty động viên cán bộ công nhân viên quyết tâm vượt qua khó khăn, chủ động sáng tạo trong SXKD nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bán hàng, mở rộng thị trường đầu ra. Tiếp tục củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các khách hàng mới. Song song với đó là tìm kiếm các nhà cung cấp tốt, có nhiều phương thức hỗ trợ cho các hợp đồng mua đầu vào cũng như cung cấp thiết bị.

- Tiếp tục đầu tư, bổ sung các thiết bị tiên tiến, hiện đại đưa vào vận hành các công trình, thiết bị đang xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2012, hoàn thành đồng bộ hệ thống mây móc thiết bị đạt công suất thiết kế theo quy định hiện hành của công ty. Đáp ứng chất lượng sản phẩm, và các dịch vụ cơ khí xây lắp hoàn thành đúng kế hoạch. Tăng uy tín của công ty trên thị trường. - Không ngừng nâng cao trình độ người lao động, mở lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có các chính sách thu hút lao động.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ công nhân viên đi đôi với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Để đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài đó, một trong những phương hướng chủ yếu mà công ty xác định hiện nay cũng như trong thời gian tới là phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Trong đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VKD được xem là trọng tâm, là bước đi có tính quyết định. Về cơ bản công ty cần thực hiện tốt công việc sau:

- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, đưa ra chính sách tiêu thụ nhằm thu hút khách hàng, thực hiện tốt dịch vụ sau bán hàng nhằm giữ uy tín với khách hàng. Dịch vụ sửa chữa cần có thời gian bảo hành, đưa ra những kiến nghị đối với khách hàng để đạt được mục đích cao nhất trong công việc.

- Quản lý sử dụng vốn linh hoạt, sáng tạo, hạn chế tới mức thấp nhất vốn bị ứ đọng.

- Tìm kiếm khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng, lắng nghe tiếp thu ý kiến khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, từ đó khẳng định vị thế trên thị trường.

Từ mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh như trên công ty đã đưa ra các chỉ tiêu dự kiến như Bảng 3.1.

3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201

3.2.1. Chủ động trong công tác huy động vốn và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo cơ cấu nguồn vốn mục tiêu

Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn doanh nghiệp mình có nguồn vốn chủ động để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà không phải lo đến việc trả nợ. Một DN đang và sẽ đứng vững trong tương lai phải là DN có cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý.

tỷ trọng khá thấp so với trung bình ngành (cuối năm 2012, nợ chiếm 80,68%, VCSH chiếm 19,32%). Trong nợ phải trả, một phần là vay nợ dài hạn, còn lại là phần vốn chiếm dụng được. Điều này vừa giúp công ty sử dụng được tấm lá chắn thuế, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, giúp khuyếch đại ROE mang lại lợi nhuận lớn cho công ty và các cổ đông nhưng lại làm tăng rủi ro về mặt tài chính cho công ty. Trong năm tới với tình hình tài chính biến động, lãi vay không ổn định. Trong khi năm 2012 ROAE của công ty thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường, công ty nên tăng cường sử dụng VCSH để hạn chế rủi ro tài chính. Đây là nguồn vốn ổn định, lâu dài, việc sử dụng VCSH giúp công ty tăng sự độc lập về mặt tài chính. Tuy nhiên như ta đã thấy thì cơ cấu vốn của công ty chưa được coi là tối ưu do đó trong thời gian tới công ty nên tiến hành nhiều phép thử khác nhau để có thể thiết lập cho công ty cơ cấu nguồn vốn tối ưu dựa trên việc tính toán, cân nhắc giữa hiệu quả sử dụng của mỗi nguồn tài trợ và chi phí sử dụng nguồn tài trợ đó. Cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của công ty, qua đó tối đa hóa được giá trị công ty, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty.

Công ty cũng cần chú ý đến vấn để cấp vốn đối với từng công trình: Hiện nay, tình trạng lãng phí vốn khi không cân đối khối lượng cấp vốn giữa các công trình thường xuyên xảy ra. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả khoản vốn này, công ty nên thực hiện theo nguyên tắc: mọi chi phí hoạt động của từng công trình, chủ đầu tư hoặc các đội sản xuất phải tự chịu trách nhiệm, chỉ được quyết toán vào từng giai đoạn và khi hoàn thành. Để tăng hiệu quả hoạt động xây lắp, tránh bị ứ đọng vốn, công ty nên hạn chế đấu thầu các công trình nhỏ lẻ có nguồn vốn đầu tư của các tỉnh, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm và các công trình trúng thầu theo đúng tiến độ đã thỏa thuận.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý vốn lưu động

Đối với bộ phận vốn bằng tiền, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu vốn lưu động nhưng lại có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh của DN, giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận tiện, đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày và các nhu cầu bất thường không lường trước được.

Trong thời gian qua, tỷ trọng vốn bằng tiền của công ty luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm đi, khả năng thanh toán tức thời của công ty không được đảm bảo, là nguy cơ rủi ro đối với tình hình tài chính của công ty trong ngắn hạn. Do đó công ty cần phải tính toán lượng vốn bằng tiền hợp lý, đủ đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời của công ty nhưng cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền.

Trong năm tình hình quản lí các khoản phải thu đã có những biểu hiện khá tốt: vòng quay khoản phải thu tăng, kì thu tiền trung bình giảm, doanh thu tăng, các khoản phải thu bình quân giảm. Tuy nhiên trong năm 2012 các khoản phải thu có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (chiếm 73,38% cuối năm 2012). Tính đến ngày 31/12/2012, các khoản phải thhu là 70.282,1 9 (Trđ) trong đó phải thu của khách hàng là 53.735,5 (Trđ) chiếm 76,46% trong tổng các khoản phải thu, tăng hơn 6% so với đầu năm 2012. Đây là một con số không nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Cùng vơi việc bị chiếm dụng vốn, công ty cũng đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Mặc dù khoản vốn mà công ty chiếm dụng được lớn hơn khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng là 17.628,04 (Trđ) vào thời điểm cuối năm 2012 nhưng công ty chỉ được phép chiếm dụng một khoản vốn nhất định trong thời gian nhất định, sau đó công ty phải chủ động thanh toán để tránh rủi ro về tài chính do không thanh toán nợ đến hạn. Công ty cần có kế hoạch trả các khoản nợ phải trả và các khoản vốn chiếm dụng. Điều này không những giúp công ty giảm bớt gánh nặng nợ mà còn giúp DN giữ được mối quan hệ với bạn hàng. Đôi với nợ đến hạn, sắp đến hạn, công ty cần tìm nguồn để trả nợ, đảm bảo không gây biến động về vốn và nguồn VKD của

Vấn đề thu hồi công nợ cần phải được giải quyết kịp thời để tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Cần có sự đánh giá cẩn trọng về uy tín tin dụng của khách hàng thông qua việc phân tích báo cáo đã được kiểm toán của khách hàng, điều tra thông tin về uy tín tín dụng của khách hàng thông qua nguồn thông tin của ngân hàng hay dựa trên việc thanh toán trước đây… để đưa ra các hạn mức nợ hợp lí và phù hợp với từng loại khách hàng và điều kiện nền kinh tế hiện nay.

- Khi kí kết hợp đồng công ty cần có những điều khoản rõ ràng về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán và cả hình thức phạt hợp đồng nếu bên chủ đầu tư không thanh toán cho công ty theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng nhằm ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối với các chủ đầu tư. Thực hiện tính lãi các khoản nợ quá hạn.

- Khi ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, công ty phải dứt khoát không thi công những công trình thiếu vốn hoặc có vốn đến đâu thì thi công tới đó. Đồng thời chủ đầu tư phải ứng trước một phần giá trị công trình trên giá trị hợp đồng đã ký nhất là đối với những đơn hàng có giá trị lớn, còn đối với các khách hàng thường xuyên thì nên có điều khoản là khi các khoản nợ cũ được thanh toán dứt điểm thì mới được tiếp tục giao hàng đợt sau nhằm tránh nợ nần dây dưa. Trường hợp cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng thi công, công ty cần thu thập các thông tin về chủ đầu tư, phân tích, xem xét chủ đầu tư nào có khả năng thanh toán thì ưu tiên thi công dứt điểm công trình đó.

- Đối với các khách hàng thường xuyên và chấp hành đúng chế độ thanh toán đối với công ty thì công ty có thể ưu tiên thực thi hợp đồng và cố gắng thực hiện bàn giao công trình trước thời hạn.

- Tăng cường công tác khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, cụ thể là áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán.

- Ghi sổ, đối chiếu công nợ hàng ngày và theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi nợ, thông báo trước cho khách hàng..

- Công ty cũng cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, ý thức trách nhiệm cao trong thanh quyết toán và đòi nợ. Đồng thời gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với công tác này. Thường xuyên chủ động cử các cán bộ xuống tận các công trình để đối chiếu với Ban quản lý dự án về tiến độ thi công, khối lượng công trình hoàn thành mà không thụ động chờ các công trình về báo cáo nhằm giúp công trình hoàn thành đúng thời hạn và giúp công ty chủ động hơn trong khâu làm thủ tục thanh quyết toán công trình.

- Qua tìm hiểu thực tế công ty vẫn còn tồn tại một số các khoản nợ khó đòi mang tính lịch sử từ nhiều năm trước để lại. Các khoản nợ này làm ứ đọng vốn của công ty từ nhiều năm nay. Công ty có thể thực hiện bán nợ hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần để thu hồi vốn tái đầu tư.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 72 (Trang 72 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w