Tình hình tài chính chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 72 (Trang 36 - 39)

Năm 2012 là năm nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Lạm phát và các cơn bão giá cùng sự cạnh tranh rất lớn của các công ty thuộc cùng ngành gây nhiều khó khăn cho các DN. Mặc dù vậy công ty đã đạt được những thành tựu nhất định.

Để đánh giá đúng và sâu hơn về tình hình SXKD của CTCP xây dựng Bạch Đằng 201 ta xem xét biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau:

Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu 4 năm gần đây

Căn cứ vào bảng số liệu 2.1 ta thấy, quy mô vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2012 đã giảm 23,87% so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy quy mô sử dụng vốn kinh doanh của công ty đang bị thu hẹp. Cùng với việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh là việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Có thể lý giải điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc có được các hợp đồng xây dựng mới là hạn chế và việc tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng là rất khó khăn nên công ty phải tăng sử dụng vốn chủ trong cơ cấu vốn của mình.

Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế có sự tăng trưởng qua các năm và có xu hướng tăng dần. Trong khi doanh thu từ hợp đồng xây dựng tăng khá nhanh, đặc biệt là từ năm 2010 đến năm 2011 (tăng từ 170,4 tỷ năm 2010 lên 264,8 tỷ năm 2011) thì doanh thu từ cung cấp dịch vụ là tương đối ổn định qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi các năm gần đây lĩnh vực xây dựng được ưa chuộng, nhiều công ty tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này. Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201 cũng không phải ngoại lệ. Một lý do cũng rất đáng quan tâm nữa xuất phát từ bản thân công ty là công ty con của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng – một Tổng công ty có bề dày lịch sử và có nhiều thành tựu vẻ vang trong ngành xây dựng. Quan sát bảng trên ta có thể thấy rõ doanh thu từ hoạt động xây dựng các năm đều chiếm phần rất lớn, đặc biệt là trong 2 năm 2011 và 2012 thì doanh thu từ nguồn này đều chiếm tới 96% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Thực tế cũng cho thấy, trong năm 2010, 2011 thì lĩnh vực xây dựng diễn ra khá sôi nổi, điển hình là sự xuất hiện liên tục của các công trình lớn nhỏ ở Thủ đô cũng như các thành phố lớn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua nên trong năm 2012, doanh thu của công ty chỉ tăng nhẹ. Trong khi nhiều doanh nghiệp trong ngành làm ăn thua lỗ thậm chí còn phá sản mà doanh thu của doanh nghiệp không những không giảm mà còn tăng như vậy cũng là một dấu hiệu hết sức đáng mừng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 72 (Trang 36 - 39)