2.3.4.1. Những kết quả đạt được:
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng một cách sâu sắc từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008 như: lạm phát, giá cả tăng cao, sản xuất đi vào trì trệ ở hầu hết các ngành và ngành xây dựng nói chung và CTCP xây dựng Bạch Đằng 201 nói riêng cũng ở trong tình trạng đó. Trong hoàn cảnh đó công ty đã chủ động thu hẹp mô VKD, tăng cường sử dụng VCSH trong cơ cấu VKD của mình nhằm nâng cao sự tự chủ về mặt tài chính, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên nhằm thích ứng với điều kiện nền kinh tế như vài năm nay.
-Trong vấn đề tạo lập và huy động vốn kinh doanh thì công ty đã khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong công ty và bổ sung vốn bằng các hình thức huy động vốn từ các nguồn chiếm dụng, hạn chế huy động vốn từ nguồn tín
cán bộ công nhân viên… đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh của công ty.
- Cơ cấu, diễn biến vốn và nguồn vốn theo chiều hướng hợp lí, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua.
-Chính sách tài trợ của công ty đảm bảo được nguyên tắc cân băng tài chính giúp cho công ty đảm bảo được khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao.
+ Lượng VLĐ tiết kiệm được đánh giá là thành tích của công ty trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ, công ty có thể dùng lượng vốn tiết kiệm này để đầu tư mở rộng hoạt động SXKD.
+ Các hệ số thanh toán cuối năm hầu hết đều cao hơn đầu năm 2012. Cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang có những chuyển biến tốt, uy tín của công ty sẽ được cải thiện đáng kể, tăng thêm lòng tin đối với các bạn hàng trong và ngoài nước
- Trong năm vừa qua công ty đạt được những kết quả tăng trưởng khá tốt trong hoạt động kinh doanh. Công tác quản lí vốn đã có những thay đổi mang lại hiệu quả tốt hơn cụ thể được biểu hiện ở sự tăng trưởng của các hệ số sinh lời vốn kinh doanh: tăng doanh thu, tăng vòng quay VKD, tăng ROA, tăng tỷ suất LN/DTT... nhờ quản lý tốt vấn đề tiêu thụ làm tăng doanh thu, giảm giá vốn hàng bán làm giảm chi phí của công ty, tăng lợi nhuận trước thuế trong năm 2012.
2.3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại:
Cùng với những kết quả đã đạt được ở trên công ty vẫn còn một số tồn tại trong việc quản lý và tổ chức sử dụng VKD trong năm 2012.
- Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn, hầu hết là nợ ngắn hạn tuy nhiên hệ số KNTT tức thời của công ty còn ở mức thấp và có xu hướng giảm về cuối năm do lượng tiền và tương đương tiền của công ty dự trữ khá thấp. Cả đầu năm và cuối năm, vốn bằng tiền đều không đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, cho thấy tình hình tài chính của công ty không thực sự an toàn.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu không cao, hiệu quả sử dụng VCSH chưa tốt.
- Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng so với năm 2011 nhưng vẫn chưa cao cho thấy đồng vốn đầu tư vào TSCĐ chưa đạt hiệu quả cao. Giá trị còn lại của TSCĐ cũng chỉ còn ở tỷ lệ trung bình do đã sử dụng được gần nửa thời gian và hao mòn nhanh.
- Vẫn còn một số TSCĐ hư hỏng và khấu hao xong chờ xử lý tại thời diểm cuối năm 2012. Công ty cần nhanh chóng xử lý số TSCĐ trên để công ty tránh được việc ứ đọng vốn đồng thời làm tăng vòng quay vốn cố định.
- Hiện nay thị trường thuê tài chính đã khá là phát triển nhưng công ty chưa xem xét đến việc sử dụng loại hình tín dụng này.
Từ thực tế trên công ty cần nhìn nhận, đánh giá lại thực tế hoạt động SXKD nói chung và tình hình quản lý sử dụng VKD nói riêng nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
BẠCH ĐẰNG 201
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước
Năm 2012, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp. Bước sang năm 2013 nền kinh tế thế giới có thể đối mặt với nhiều khó khăn hơn, tăng trưởng kinh tế 2013 sẽ tiêu cực hơn so với năm 2012 chủ yếu do tác động của sự suy thoái tại các nền kinh tế phát triển, nhiều nước EU vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng nợ công lan rộng, xung đột chính trị ở Trung Đông và chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông, Biển Đông càng trở lên căng thẳng; tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm; nền kinh tế Mỹ được phục hồi không như mong muốn… cùng lúc tác động lên kinh tế thế giới sẽ tiếp tục là một rào cản đối với tăng trưởng. Đối với các nước châu Á, sẽ chịu tác động từ việc thu hẹp thị trường xuất khẩu sang phương Tây do nhu cầu tiêu dùng yếu ở khu vực châu Âu…, khiến triển vọng kinh tế tiêu cực hơn.
Việt Nam là một trong những thành viên của WTO, là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thế giới do đó Việt Nam cũng phải chịu những hậu quả từ suy thoái kinh tế. Trong những năm gần đây mọi biến động của kinh tế Việt Nam đều có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Năm 2012 là năm đầy sóng gió với kinh tế Việt Nam, khi tăng trưởng tín dụng thấp, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn, tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài, khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ, nguy cơ lạm phát cao quay trở lại kèm theo sự trì trệ của thị trường và
cho tình hình kinh tế thêm khó khăn. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục và xu hướng biến động phức tạp khó kiểm soát, đặc biệt là giá xăng dầu tăng làm tăng hàng loạt các khoản chi phí trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Con số doanh nghiệp tư doanh vừa và nhỏ phá sản không ngừng tăng lên so với năm 2011, số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ những năm trước. Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trưởng chậm, tồn kho hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hệ thống ngân hàng suy yếu là những đám mây xám che phủ bầu trời kinh tế năm 2012
Bước sang năm 2013, Chính phủ đã có những chính sách tích cực để giúp doanh nghiệp Việt Nam và giúp khôi phục nền kinh tế thế giới. Việc cắt giảm chi tiêu công, cùng những chinh sách kiềm chế lạm phát, trần lãi suất huy động giảm còn 7,5%/năm, CPI 3 tháng đầu năm 2013 giảm, một số giải pháp đã được đưa ra như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 23% với các doanh nghiệp phổ thông, giảm 3% thuế VAT cho các doanh nghiệp BĐS tham gia bán, cho thuê, mua nhà ở dưới 70m2...Đây là những tín hiệu tốt đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2013 nói chung và nói riêng với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng như CTCP xây dựng Bạch Đằng 201, trước tình trạng bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng như hiện nay làm ảnh hưởng xấu đến cầu về xây dựng. Công ty cần có những định hướng để phát triển công ty trong năm 2013.
3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh năm 2013
Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, với mong muốn tiếp tục hoàn thiện mình, đẩy nhanh tốc độ phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng công trình, công ty đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trong năm 2013 như sau:
- Giữ vững sự phát triển ổn định, hợp lý, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, lợi ích cho cổ đông, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. - Tăng cường đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo công ty cùng với các tổ chức đoàn thể của công ty động viên cán bộ công nhân viên quyết tâm vượt qua khó khăn, chủ động sáng tạo trong SXKD nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bán hàng, mở rộng thị trường đầu ra. Tiếp tục củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các khách hàng mới. Song song với đó là tìm kiếm các nhà cung cấp tốt, có nhiều phương thức hỗ trợ cho các hợp đồng mua đầu vào cũng như cung cấp thiết bị.
- Tiếp tục đầu tư, bổ sung các thiết bị tiên tiến, hiện đại đưa vào vận hành các công trình, thiết bị đang xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2012, hoàn thành đồng bộ hệ thống mây móc thiết bị đạt công suất thiết kế theo quy định hiện hành của công ty. Đáp ứng chất lượng sản phẩm, và các dịch vụ cơ khí xây lắp hoàn thành đúng kế hoạch. Tăng uy tín của công ty trên thị trường. - Không ngừng nâng cao trình độ người lao động, mở lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có các chính sách thu hút lao động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ công nhân viên đi đôi với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
Để đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài đó, một trong những phương hướng chủ yếu mà công ty xác định hiện nay cũng như trong thời gian tới là phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Trong đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VKD được xem là trọng tâm, là bước đi có tính quyết định. Về cơ bản công ty cần thực hiện tốt công việc sau:
- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, đưa ra chính sách tiêu thụ nhằm thu hút khách hàng, thực hiện tốt dịch vụ sau bán hàng nhằm giữ uy tín với khách hàng. Dịch vụ sửa chữa cần có thời gian bảo hành, đưa ra những kiến nghị đối với khách hàng để đạt được mục đích cao nhất trong công việc.
- Quản lý sử dụng vốn linh hoạt, sáng tạo, hạn chế tới mức thấp nhất vốn bị ứ đọng.
- Tìm kiếm khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng, lắng nghe tiếp thu ý kiến khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, từ đó khẳng định vị thế trên thị trường.
Từ mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh như trên công ty đã đưa ra các chỉ tiêu dự kiến như Bảng 3.1.
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201
3.2.1. Chủ động trong công tác huy động vốn và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo cơ cấu nguồn vốn mục tiêu
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn doanh nghiệp mình có nguồn vốn chủ động để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà không phải lo đến việc trả nợ. Một DN đang và sẽ đứng vững trong tương lai phải là DN có cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý.
tỷ trọng khá thấp so với trung bình ngành (cuối năm 2012, nợ chiếm 80,68%, VCSH chiếm 19,32%). Trong nợ phải trả, một phần là vay nợ dài hạn, còn lại là phần vốn chiếm dụng được. Điều này vừa giúp công ty sử dụng được tấm lá chắn thuế, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, giúp khuyếch đại ROE mang lại lợi nhuận lớn cho công ty và các cổ đông nhưng lại làm tăng rủi ro về mặt tài chính cho công ty. Trong năm tới với tình hình tài chính biến động, lãi vay không ổn định. Trong khi năm 2012 ROAE của công ty thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường, công ty nên tăng cường sử dụng VCSH để hạn chế rủi ro tài chính. Đây là nguồn vốn ổn định, lâu dài, việc sử dụng VCSH giúp công ty tăng sự độc lập về mặt tài chính. Tuy nhiên như ta đã thấy thì cơ cấu vốn của công ty chưa được coi là tối ưu do đó trong thời gian tới công ty nên tiến hành nhiều phép thử khác nhau để có thể thiết lập cho công ty cơ cấu nguồn vốn tối ưu dựa trên việc tính toán, cân nhắc giữa hiệu quả sử dụng của mỗi nguồn tài trợ và chi phí sử dụng nguồn tài trợ đó. Cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của công ty, qua đó tối đa hóa được giá trị công ty, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty.
Công ty cũng cần chú ý đến vấn để cấp vốn đối với từng công trình: Hiện nay, tình trạng lãng phí vốn khi không cân đối khối lượng cấp vốn giữa các công trình thường xuyên xảy ra. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả khoản vốn này, công ty nên thực hiện theo nguyên tắc: mọi chi phí hoạt động của từng công trình, chủ đầu tư hoặc các đội sản xuất phải tự chịu trách nhiệm, chỉ được quyết toán vào từng giai đoạn và khi hoàn thành. Để tăng hiệu quả hoạt động xây lắp, tránh bị ứ đọng vốn, công ty nên hạn chế đấu thầu các công trình nhỏ lẻ có nguồn vốn đầu tư của các tỉnh, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm và các công trình trúng thầu theo đúng tiến độ đã thỏa thuận.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý vốn lưu động
Đối với bộ phận vốn bằng tiền, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu vốn lưu động nhưng lại có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh của DN, giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận tiện, đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày và các nhu cầu bất thường không lường trước được.
Trong thời gian qua, tỷ trọng vốn bằng tiền của công ty luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm đi, khả năng thanh toán tức thời của công ty không được đảm bảo, là nguy cơ rủi ro đối với tình hình tài chính của công ty trong ngắn hạn. Do đó công ty cần phải tính toán lượng vốn bằng tiền hợp lý, đủ đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời của công ty nhưng cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền.
Trong năm tình hình quản lí các khoản phải thu đã có những biểu hiện khá tốt: vòng quay khoản phải thu tăng, kì thu tiền trung bình giảm, doanh thu tăng, các khoản phải thu bình quân giảm. Tuy nhiên trong năm 2012 các khoản phải thu có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu