Tình hình quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Trường Thịnh Phương Bắc (Trang 52 - 60)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn có hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các DN để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ phải thu là khoản vốn mà DN bị DN khác chiếm dụng trong quá trình kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu tăng doanh thu các DN thường thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên việc làm này sẽ làm tăng vốn bị chiếm dụng gây ứ đọng vốn và tăng rủi ro thanh toán. Để tránh ứ đọng vốn và có thể kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra đòi hỏi DN cần phải quản lí các khoản phải thu sao cho hợp lý.

 Tình hình quản lý các khoản phải thu năm 2012

Để đánh giá các khoản phải thu có hợp lý và hiệu quả hay không ta xem xét bảng sau: Bảng 2.14. Tình hình quản lý các khoản phải thu năm 2012.

Qua bảng 2.14, ta thấy, các tỉ lệ các khoản phải thu ngắn hạn trong TSNH có sự tăng mạnh từ 17,44% đầu năm 2012, cuối năm đạt 28,29%. Cuối năm 2012, các khoản phải thu tăng lên 5.249.023.935 đồng với tỉ lệ 93,53%. Các khoản phải thu tăng mạnh chủ yếu là do phải thu của khách hàng và dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng mạnh.

Trong đó phải thu khách hàng tăng 8.848.637.689 đồng, tương ứng tăng 493,24%. Điều này có thể là do mục tiêu tăng doanh thu, công ty nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng. Kết hợp với chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 có sự giảm mạnh, ta thấy chính sách tín dụng mà công

ty cấp tín dụng cho khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Việc này làm tăng vốn bị chiếm dụng, gây ứ đọng vốn, tăng rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp. Công ty cần chú ý tới thời gian thu hồi các khoản phải tthu từ khách hàng để tránh mất vốn.

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng lên trong thời kì khó khăn của nền kinh tế là đúng đắn. Nó làm tăng khả năng ứng phó của công ty trong những trường hợp xấu như khách hàng không có khả năng chi trả,..

Khoản mục trả trước cho người bán cũng có sự giảm đi, giảm 753,725,397 đồng về số tuyệt đối, giảm 53.80 % về số tương đối. Trả trước cho người bán giảm đi do nhiều nguyên nhân. Có thể do công ty có quan hệ thân thiết hơn với nhà cung cấp và dựa vào đó công ty có thêt tăng nguồn vốn chiếm dụng để giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Cũng có thể do doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong đầu ra đó là lí do mà hoạt động thương mại với nhà cung cấp giảm đi, giảm khoản mục trả trước cho người bán.

Phải thu nội bộ giảm 173.991.317 đồng, tương ứng 97.86% là do khoản phải thu của công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh giảm đi, giúp giảm lượng vốn bị chiếm dụng.

Về tỉ trọng các khoản phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh chóng. Doanh nghiệp tăng các khoản vốn bị chiếm dụng dẫn đến ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Doanh nghiệp cần chú ý đưa ra các chính sách tín dụng hợp lý vừa giúp thu hút khách hàng, tăng doanh thu nhưng lượng vốn bị chiếm dụng ở mức hợp lý.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu của công ty

Để có nhận xét chính xác hơn về tình hình quản lý các khoản phải thu ta đi sâu vào xem xét tình hình thu hồi nợ của công ty qua bảng: Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu của công ty.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 16.789.855.690 đồng, giảm mạnh với mức giảm 57.69%. Trong hoàn cảnh kinh tế

khó khăn, ngành bất động sản đóng băng, DN khó tiếp cận với nguồn vốn, khó khăn hơn đặc biệt với các DN xây dựng thì việc giảm doanh thu không phải hoàn toàn là do lỗi của bản thân DN. Công ty cần đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ nhằm tăng doanh thu.

Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2011, 2012 lần lượt là 5.09 vòng và 2.04 vòng. Từ đó kéo theo kỳ thu tiền bình quân tăng từ 70.68 ngày lên 176.60 ngày. Hiệu quả công tác thu hồi nợ của công ty có sự giảm xuống là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm và các khoản phải thu tăng lên. DN bị chiếm dụng vốn từ khách hàng lớn nhưng doanh thu bán hàng lại giảm đi là vấn để cần thực sự quan tâm. Điều này có thể gây ứ động vốn khi khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn hay mất vốn nếu khách hàng mất khả năng thanh toán.

Tóm lại, có thể thấy tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2012 có nhiều vấn đề cần xem xét. Chính sách tín dụng cho khách hàng cần được thu hẹp nếu doanh thu tiếp tục giảm. Trong thời gian tới, công ty nên xây dựng biện pháp cụ thể để tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ đặc biệt là các khoản phải thu khác còn tồn đọng, xác định chính sách tín dụng hợp lý, quản lý chặt chẽ hơn các khoản tiền.

Bảng 2.14. Tình hình quản lý các khoản phải thu năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu 31/12/2012 1/1/2012 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1 Phải thu khách hàng 10,642,618,680 97.99 1,793,980,991 31.97 8,848,637,689 493.24

2 Trả trước cho người bán 647,304,634 5.96 1,401,030,031 24.96 -753,725,397 -53.80

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 3,811,455 0.04 177,802,772 3.17 -173,991,317 -97.86

5 Các khoản phải thu khác 1,165,505 0.01 2,503,743,045 44.61 -2,502,577,540 -99.95

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -433,825,000 -3.99 -264,505,500 -4.71 -169,319,500 64.01

7 Các khoản phải thu ngắn hạn 10,861,075,274 100 5,612,051,339 100 5,249,023,935 93.53

8 Tài sản ngắn hạn 38,396,701,517 32,171,003,663 6,225,697,854

9 Các khoản phải thu/TSNH 28.29 17.44

Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu của công ty

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn Bảng CĐKT và BCKQHĐKD năm 2012)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và CCDV (có thuế) Đồn g 16,789,855,690 39,681,724,721 -22,891,869,031 -57.69

2 Khoản phải thu bình quân Đồng 8,236,563,307 7,791,007,812 445,555,495 5.72

3 Vòng quay khoản phải thu (1:2) Vòng 2.04 5.09 -3.05 -59.98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình công nợ

Để hiểu sâu hơn về tình hình chiếm dụng vốn của công ty ta đi so sánh các khoản phải thu và nợ phải trả hay nói cách khác là tìm hiểu về tình hình công nợ của công ty qua bảng sau: Bảng 2.16. Tình hình công nợ năm 2012.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, vào thời điểm cuối năm 2011 và 2012 các khoản phải thu đều nhỏ hơn các khoản phải trả. Cuối năm 2012, chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả nhỏ hơn 6,017,637,926 đồng. Năm 2011 và năm 2012, tỉ lệ các khoản phải thu trên phải trả lần lượt là 0,32 lần và 0,65 lần, tức là năm 2011 cứ 1 đồng đi chiếm dụng lại bị chiếm dụng 0,32 đồng, nhưng đến năm 2012 cứ 1 đồng vốn đi chiếm dụng lại bị chiếm dụng 0,65 đồng. Như vậy, trong năm qua, nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty đã tăng lên, quy mô nguồn vốn bị chiếm dụng tăng lên.

Nguyên nhân các khoản bị chiếm dụng tăng lên là do khoản phải thu khách hàng tăng mạnh, tăng 8,848,637,689 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 493.24%; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 169,319,500 đồng, tương ứng tăng 64.01%. Ứng với mỗi khách hàng khác nhau, công ty nên có những chính sách tín dụng riêng. Tùy theo khả năng thanh toán, uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh, số tiền chiếm dụng cũng như thời hạn thanh toán mà công ty xây dựng cho mình chính sách quản lý đối với từng khách hàng. Chính sách tín dụng được sử dụng một cách có chọn lọc, không chỉ vì mục tiêu tăng doanh thu trước mắt là sử dụng chính sách tín dụng cho khách hàng quá nhiều, nó có thể gây rủi ro mất vốn rất lớn cho công ty.

Các khoản chiếm dụng giảm đi 768,613,991 đồng, tương ứng với mức giảm 4,40%, Khoản chiếm dụng có mức giảm nhẹ hơn so với mức tăng của các khoản phải thu. Nguyên nhân chủ yếu giảm các khoản chiếm dụng là giảm khoản mục người mua trả tiền trước và phải trả người bán. Khoản phải trả người bán giảm 1,210,138,844 đồng, tương ứng mức giảm 44.61%, người mua trả tiền trước giảm 1,895,762,690 đồng, tương ứng với mức giảm 19.61%. Nhận thấy khoản phải trả

người bán và người mua trả tiền trước là hai khoản mục có liên quan đến thi trường đầu ra và thị trường đầu vào. Công ty cần chú ý hơn đến mối liên hệ giữa hai khoản mục này để điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể xảy ra trường hợp, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp khó khăn hơn nên khối lượng đầu vào cũng giảm đi.

Như vậy, tình hình công nợ của công ty năm 2012 có sụ xấu đi so với năm 2011. Tuy nhiên, các khoản phải thu vẫn lớn hơn so với các khoản phải trả. Hay nói khác đi, nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty lớn hơn so với nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty. Ứng với mỗi loại nguồn vốn chiếm dụng và đi chiếm dụng công ty cần có những biện pháp quản lý khác nhau sao cho hiệu quả sử dụng hai loại nguồn vốn này là tốt nhất.

Bảng 2.16. Bảng tình hình công nợ năm 2012 TT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền trọng Tỉ (%) Số tiền trọng Tỉ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) I Các khoản phải thu 10,861,075,274 100 5,612,051,339 100 5,249,023,935 93.53

1 Phải thu khách hàng 10,642,618,680 97.99 1,793,980,991 31.97 8,848,637,689 493.24

2 Trả trước cho người bán 647,304,634 5.96 1,401,030,031 24.96 -753,725,397 -53.80

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 3,811,455 0.04 177,802,772 3.17 -173,991,317 -97.86

4 Các khoản phải thu khác 1,165,505 0.01 2,503,743,045 44.61 -2,502,577,540 -99.95

5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -433,825,000 -3.99 -264,505,500 -4.71 -169,319,500 64.01

II Các khoản phải trả 16,691,382,305 100.00 17,459,996,296 100.00 -768,613,991 -4.40

1 Phải trả người bán 1,502,361,449 9.00 2,712,500,293 15.54 -1,210,138,844 -44.61

2 Người mua trả tiền trước 7,772,409,523 46.57 9,668,172,213 55.37 -1,895,762,690 -19.61

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,081,494,340 12.47 1,551,447,942 8.89 530,046,398 34.16

4 Phải trả người lao động 1,690,260,971 10.13 1,206,994,650 6.91 483,266,321 40.04

5 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 3,289,538,997 19.71 2,072,668,127 11.87 1,216,870,870 58.71

6 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 355,317,025 2.13 248,213,071 1.42 107,103,954 43.15

III Chênh lệch phải thu - Phải trả -5,830,307,031 -11,847,944,957 6,017,637,926

IV Phải thu/Phải trả (lần) 0.65 0.32

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Trường Thịnh Phương Bắc (Trang 52 - 60)