Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là bộ phận VLĐ có tính thanh khoản cao, quyết định khả năng thanh toán tức thời của công ty. Đảm bảo được vốn bằng tiền, công ty tận dụng được các thời cơ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, tự chủ trong thanh toán. Song, nếu mức dự trữ tiền mặt quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Ở công ty cổ phần Trường Thịnh Phương Bắc vốn bằng tiền gồm 2 bộ phận: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. ( Bảng 2.12: Bảng kết cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012)
Qua bảng trên ta thấy, tỉ trọng vốn bằng tiền trong tài sản ngắn hạn có sự tăng lên vào thời điểm cuối năm. Vốn bằng tiền của công ty năm 2012 tăng 138.973.256 đồng tương ứng với mức tăng 39,48% so với năm 2011 là do tiền mặt tăng 61.147.418 đồng, tương ứng với mức tăng 61,27% và tiền gửi ngân hàng tăng 77.825.838 đồng, tương ứng với mức tăng 30,86%. Tiền gửi nhân hàng luôn chiến tỉ trọng lớn hơn so với tỉ trọng tiền mặt. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty có xu hướng tăng tỉ trọng tiền mặt tại quỹ và giảm tiền gửi ngân hàng.
Tiền mặt tại quỹ chủ yếu dùng để chi tạm ứng cho công nhân viên, chi quản lý doanh nghiệp như tiếp khách, hội nghị, chi trả những nhà cung cấp nhỏ…. Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn sẽ giúp công ty chủ động hơn trong thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu, nhưng có thể làm tăng chi phí sử dụng VLĐ do bị chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền thay bằng đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.
Tiền gửi ngân hàng công ty cuối năm đạt 330.029.101 đồng, tăng 30.86%. Sự tăng lên này được đánh giá hợp lý, bởi trước hết nó phù hợp với xu hướng chung là các doanh nghiệp thực hiện giao dịch qua ngân hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và an toàn hơn, tạo niềm tin cho khách hàng vào khả năng thanh toán của công ty, uy tín được nâng cao. Mặt khác,
tập trung vốn vào ngân hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp một khoản lãi, khắc phục hạn chế việc dự trữ tiền mặt lớn, vốn không sinh lời làm giảm hiệu qua sử dụng vốn.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động ở những quy mô nhất định đều có một lượng vốn bằng tiền ở một mức độ nhất định để đảm bảo cho các nhu cầu tài chính và đảm bảo đáp ứng kịp thời các khoản thanh toán phát sinh trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Ta thấy rằng cơ cấu vốn bằng tiền của công ty như vậy là khá hợp lý.
Để thấy rõ hơn về công tác quản lý vốn bằng tiền ta đi sâu vào phân tích khả năng thanh toán của công ty.
Bảng 2.12. Bảng kết cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012
Đơn vị: Đồng
31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
Tỉ trọng
(%)
1 Tiền mặt 99,796,793 28.35 160,944,211 32.78 61,147,418 61.27 4.43
2 Tiền gửi ngân hàng 252,203,263 71.65 330,029,101 67.22 77,825,838 30.86 -4.43
3 Tiền và các khoản tương đương tiền 352,000,056 100.00 490,973,312 100.00 138,973,256 39.48 0
4 Tài sản ngắn hạn 32,171,003,663 38,396,701,517 6,225,697,854
5 Vốn bằng tiền/TSNH 1.09 1.28
Bảng 2.13. Bảng hệ số khả năng thanh toán
Chênh lệch
Số tiền Tỉ lệ (%)
I Tài sản ngắn hạn
Đồn
g 38,396,701,517 32,171,003,663 6,225,697,854 19.35 1 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 490,973,312 352,000,056 138,973,256 39.48
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Đồng 0 0 0
3 Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 10,861,075,274 5,612,051,339 5,249,023,935 93.53
4 Hàng tồn kho Đồng 27,038,424,176 26,131,675,268 906,748,908 3.47
5 Tài sản ngắn hạn khác
Đồn
g 6,228,755 75,277,000 -69,048,245 -91.73
III Các hệ số khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (I/II) Lần 1.99 1.72 0.27 15.52
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh ((I-4)/II) Lần 0.59 0.32 0.26 82.04
3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (1/II) Lần 0.03 0.02 0.01 35.01
Các hệ số khả năng thanh toán
Các về khả năng thanh toán sẽ cho ta biết dấu hiệu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty. Một khả năng thanh toán tốt không những giúp công ty đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn nâng cao khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư, các ngân hàng…Việc đánh giá các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau. (Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty )
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty tăng lên, cho thấy khả năng thanh toán của công ty tăng lên về cuối năm, thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc cải thiện khả năng thanh toán. Tuy vậy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tăng ở mức không cao. Cụ thể:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đầu năm là 1.72 lần cuối năm là 1.99 lần, tương ứng với mức tăng 15,52%, là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tức là vào cuối năm 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,99 đồng tài sản ngắn hạn. Mặt khác các khả năng thanh toán hiện thời này đều lớn hơn 1. Như vậy công ty đã đảm bảo nguyên tắc an toàn tài chính là tài sản ngắn hạn đủ khả năng chuyển đổi để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh có sự tăng lên 82.04%, cuối năm đạt 0.59 lần. Sự tăng lên này là do hàng tồn kho tăng lên nhưng chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Mặc dù có sự cải thiện về khả năng thanh toán sau khi loại trừ sự ảnh hưởng của hàng tồn kho nhưng hệ số này vẫn ở mức không cao. Doanh nghiệp cần chú ý tới việc đảm bảo khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán tức thời cuối năm đạt 0.03 lần, tăng 35.01%. Tức là cuối năm 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.03 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này không đạt mức cao do chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền có mức tăng không lớn hơn nhiều so với mức tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phụ thuộc vào lượng tiền dự trữ, lượng tiền này
thường xuyên biến động, trong thời điểm hiện tại khi chưa phải thanh toán khoản nợ lớn nào, khả năng thanh toán của công ty vẫn đáp ứng được yêu cầu. Cần giữ tiền ở mức tỉ lệ hợp lý.
Như vậy, năm 2012, khả năng thanh toán của công ty được cải thiện hơn. Về dự trữ tiền, công ty cần có kế hoạch dự trữ tiền hợp lý, quan tâm hơn đến lĩnh vực đầu tư tài chính ngắn hạn để tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.