2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH
2.2.5.4. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thông qua phương trình Dupont
Dupont
Muốn lý giải diễn biến quá khứ ROA của công ty, hay dự báo giá trị tương lai của ROA cần phải cẩn thận lưu ý đến tổ hợp lợi nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của công ty.
Bảng 2.15. Phân tích Dupont
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. ROS (%) 0,76 0,30 0,14 2. DDT/TTS (lần) 1,01 1,01 0,96 3.TTS/VCSH (lần) 4,34 4,70 5,06 4.ROA (%) =(1)x(2) 0,77 0,30 0,14 5.ROE (%) = (1)x(2)x(3) 3,33 1,41 0,70
(Nguồn: số liệu được tính toán từ các báo cáo tài chính)
Nhìn vào bảng 2.15, ta có thể thấy rằng sự giảm của ROA bị ảnh hướng bởi hai yếu tố là hiệu suất sử dụng tổng tài sản và ROS. Trong giai đoạn 3 năm 2011-2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giữ ở mức ổn định là xấp xỉ 1., vì vậy ROA thay đổi chủ yếu là do ROS. ROS của Công ty giảm qua các năm, chứng tổ khả năng kiểm soát chi phí và khả năng sinh lời của Công ty chưa tốt. Vì vậy để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty cần có những biện pháp giảm bớt lãng phí, tăng dần lợi nhuận sau thuế giảm dần khoảng cách với tốc độ tăng của tài sản sẽ làm cho ROA tăng lên.
Nhìn vào bảng 2.15, ta thấy chỉ tiêu ROE bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố. tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu. Như vậy, để tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ta có thể tăng lên bằng 3 cách sau: sử dụng hiệu quả tài sản hiện có, tăng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Ta thấy, ROE của Công ty giảm chủ yếu do ROS. Có thể
58
thấy, Công ty đang gặp vấn đề vầ quản lý tài sản, Công ty đang quản lý và sử dụng tài sản không hợp lý.