Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình (Trang 64 - 65)

Đòn bẩy tài chính giai đoạn 2011-

3.2.1.2. Quản lý hàng tồn kho

Một trong những vấn đề quan trọng để tăng tốc độ luân chuyển vốn là phải thực hiện quản lý tốt dự trữ hàng tồn kho. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì hàng tồn kho là nguyên vật liệu xây dựng trong kỳ nhập vào nhưng khi công trình đang dang dở thì được xếp vào hàng tồn kho. Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh và cho thuê bất động sản… nên các bất động sản chưa bán được cũng được xếp và hàng tồn kho của công ty. Để quản lý tốt hàng tồn kho, công ty cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển và dự trữ trong kho. Do vậy, việc cấp thiết mà công ty phải làm là có phương pháp quản lý hàng tồn kho thật tốt, phương pháp đó có thể là:

- Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tình hình của năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Luôn kểm tra kỹ chất lượng nguyên vật liệu khi nhập về, nếu phát hiện hàng kém chất lượng cần đề nghị với nhà cung cấp để đổi hàng hoặc đền bù thiệt hại cho Công ty.

- Với đặc thù là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là các công trình đang thi công dở dang. Để quản lý thật hiệu quả Công ty cần chú ý đến việc thực hiện đúng tiến độ công trình, bàn giao cho nhà đầu tư đúng thời hạn. Quản lý tiến độ thực hiện dự án cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

1.Trước khi triển khai thực hiện dự án phải lập tiến độ tiến độ thực hiện các công việc liên quan (gọi chung là tiến độ thi công). Tiến độ thi công phải xây dựng phù hợp với tổng tiến độ của dự án được duyệt. Đối với công trình xây dựng quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ thi công công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.

2. Công ty có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí trình tự thực hiện các công việc hợp lý (tuần tự, song song, xen kẽ) bảo đảm phự hợp với tổng tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch đã được duyệt.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp cần thiết nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

4.Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ thi công đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu được xét thưởng theo Hợp đồng, trường hợp kéo dài tiến độ gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)