Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình (Trang 36 - 39)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn 3 năm từ 2011 đến 2013

(Nguồn: số liệu được tính toán từ các báo cáo tài chính)

Dựa vào biểu đồ trên, nhìn chung Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2011– 2013.

Thông qua các số liệu đã tính toán ở bảng 2.3, có thể đưa ra những nhận xét về tình hình tài sản của công ty một cách tổng quan như sau:

Quy mô nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013 tuy nhiên lượng tăng lên chủ yếu nằm ở nợ phải trả, vốn chủ sở hữu có sự biến động nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 1.794.932.408 đồng với tốc độ tăng là 6,83 tập trung phần lớn ở nợ phải trả với khoản tăng 1.880.846.322 đồng ứng với 9,31 . Sang đến năm 2013 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng một khoản 2.381.733.589 đồng so với năm 2012 tương ứng 8,49 và lượng tăng này vẫn chủ yếu ở nợ phải trả với khoản tăng 2.343.875.584 đồng. Sự thay đổi của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn được trình bày cụ thể ở phần sau đây:

Nợ phải trả: Như đã nói ở trên, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn

vốn trong 3 năm từ 2011 đến 2013 khoản này lần lượt chiếm 77%, 79% và 80% tổng nguồn vốn. Chính vì vậy sự biến đổi của nợ phải trả ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự biến đổi của tổng tài sản.

Nợ ngắn hạn: Năm 2012 nợ ngắn hạn là 22.092.797.170 đồng, năm 2011 là 20.206.522.192 đồng, tăng 1.886.274.978 đồng ứng với 9,33%. Nợ của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, tỷ trọng nợ ngắn hạn so với nợ phải trả của Công ty trong năm 2011 là 99,97% còn 2012 và 2013 và 100%.

Vay và nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 726.133.000 đồng từ 1.726.607.000 đồng xuống còn 1.000.474.000 đồng ứng với 42,06%. Như đã phân tích ở trên, trong 2012 công ty đã thanh toán được phần lớn khoản nợ mà công ty vay từ Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam điều này giúp công ty giảm thiểu được các chi phí tài chính. Tuy nhiên đến năm 2013, khoản này lại tăng lên 1.489.577.000 đồng ứng với 148,86%.

77% 23% 23% Năm 2011 79% 21% Năm 2012 80% 20% Năm 2013 Nợ phải trả VCSH

Công ty tiếp tục vay thêm tiền từ Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam với mục đích bổ sung vốn lưu động.

Phải trả người bán từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 234.478.780 đồng ứng với

43,13%. Trong năm 2012 công ty đã phát sinh giao dịch mua vật tư hàng hóa theo hợp đồng đã ký kết nhưng chưa thanh toán hết. Sang giai đoạn 2012-2013 khoản này giảm 484.487.780 đồng ứng với 62,26%. Phải trả người bán giảm xuống là do Công ty đã thanh toán được một phần số tiền còn nợ từ kì trước cho bên cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình SXKD. Lý do khác còn là năm 2013 tình hình kinh doanh không tốt nên Công ty cũng giảm thiểu mua sắm nguyên vật liệu. Phải trả người bán cũng là một khoản vốn mà công ty chiếm dụng được của đối tác nhưng khoản vốn này nếu sử dụng tốt và trả đúng hạn sẽ không gây ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.

Người mua trả tiền trước năm 2012 tăng mạnh 2.542.770.848 đồng ứng với

557,63%. Năm 2012 tình hình kinh doanh của công ty có phần thuận lợi, đặc biệt ở mảng xây lắp. Sang đến năm 2013 con số này vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 76,38 ứng với khoản 2.542.770.848 đồng. Lý do là khách hàng và nhà đầu tư đã giảm việc trả trước cho việc mua nguyên vật liệu xây dựng của Công ty. Vì trong năm này các kế hoạch xây dựng bị trì hoãn nhiều, nhu cầu về các công trình trên thị trường ngày càng ít vì ảnh hưởng của việc thị trường BĐS đóng băng. Ngoài ra, công ty đã hoàn tất những công trình dở dang từ năm trước để bàn giao lại cho chủ đầu tư.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: năm 2012 khoản nộp Nhà nước của công

ty tăng 1.645.751.674 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 76%, đây là một tỷ lệ gia tăng khá lớn cụ thể là do: Thuế GTGT tăng từ 644.680.106 đồng lên 882.801.524 đồng, thuế nhà đất và tiền thuê đất tăng từ 1.477.282.000 đồng lên 2.909.834.192 đồng, chỉ có thuế TNDN là giảm từ 61.190.689 đồng xuống còn 17.911.476 đồng (Theo Thuyết minh BCTC năm 2012). Sang đến năm 2013, khoàn này lại giảm xuống còn 2.227.516.042

đồng, tức là giảm 1.583.031.150 đồng ứng với 41,54 do cả 3 loại thuế nói trên đều giảm xuống. Thuế TNDN bị giảm 2 năm liên tiếp chứng tỏ lợi nhuận trước thuế của công ty đã bị giảm xuống. Trong khi tài sản-nguồn vốn đều tăng lên mà lợi nhuận lại giảm, công ty nên xem xét vấn đề này.

Chi phí phải trả trong giai đoạn 2012-2011 và 2013-2012 tăng lần lượt 42.607.541 đồng tương ứng với 40,93 và 272.590.348 đồng ứng với 185,79 . Khoản tăng này là do trong năm 2012 công ty có thêm khoản chi phí điện nước và chi phí lương bổ sung. Còn năm 2013 tăng mạnh như vậy phần lớn là chi phí cho nguyên vật liệu công trình nhà ký túc xá sinh viên.

Phải trả nội bộ ở cả 2 năm 2011 và 2012 đều là 950.407.278 đồng. Khoản này

38

trình hạch toán phụ thuộc không có sự thay đổi. Tuy nhiên sang đến năm 2013 khoản này lại giảm xuống còn 792.589.281 đồng ứng với 16,61 .

Các khoản phải trả & phải nộp khác trong năm 2012 giảm 1.842.371.023 đồng tương ứng giảm 12,93 so với năm 2011 bởi tất cả các khoản phải trả như kinh phí công đoàn, các khoản phải trả phải nộp khác, dư có tài khoản tạm ứng 141, dư có tài khoản phải thu khác 138 đều tăng. Năm 2013, khoản này lại tăng nhẹ ở mức 4,13 tức 512.498.052 đồng.

Quỹ khen thưởng, phúc lợi giảm mạnh với mức giảm 104,68 tương ứng với 10.829.842, điều này cho thấy trong năm công ty đã chi mạnh cho việc khen thường phúc lợi khiến cho quỹ này bị âm 484.628 đồng vào năm 2012. Điều này không được hợp lý lắm trong bối cảnh lợi nhuận của công ty đang có xu hướng giảm. Sang đến năm 2013, công ty đã chủ động điều chỉnh lại chính sách khen thưởng phúc lợi nên quỹ đã tăng và trở lại với con số dương là 2.686.531 đồng ứng với mức tăng khá cao là 654,35%

Nợ dài hạn năm 2012 và 2013 đều là 0 đồng và năm 2011 là 5.428.656 đồng là

do 2 năm 2012 và 2013 công ty không phải dự phòng trợ cấp mất việc làm nữa.

Vốn chủ sở hữu cả 3 năm ít có sự thay đổi, cụ thể năm 2012 giảm nhẹ ở mức 1,42% so với năm 2011. Năm 2013 lại tăng 0,63 tức tăng 37.858.005 đồng so với năm 2012. Nhìn chung vốn chủ sở hữu sau 3 năm vẫn giữ ở mức khoảng 6 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn (lần lượt 3 năm từ 2011 đến 2013 là 23%, 21,28% và 19,74%). Có thể thấy trong giai đoạn này tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên các chủ sở hữu không muốn đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu cả 3 năm đều giữ ở mức 5.000.000.000 đồng, do các cổ đông

không tăng vốn góp cũng như không có cổ đông mới tham gia vào công ty.

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ dự phòng

tài chính. Các quỹ này hình thành dựa trên lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Ta thấy các quỹ này không có sự thay đổi đáng kể nào trong giai đoạn 2011-2013. Đó là do lợi nhuận sau thuế của công ty bị giảm nên công ty không trích vào quỹ nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Việc phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty cho ta thấy được tình hình tài chính, quy mô cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty đó. Theo như phân tích ở trên ta có thể thấy Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng công trình 1 có tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2012 tăng nhẹ lên 6,83 so với năm 2011, lượng tăng này tuy không nhiều nhưng cũng phản ánh rằng Công ty đang giữ vững được vị thế, không bị tụt dốc như các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn và sự biến động

Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối (đồng) Tương đối ( ) Tuyệt đối (đồng) Tương đối (%)

A. Nợ phải trả 100 100 100 1.880.846.322 9,31 2.343.875.584 10,61

. Nợ ngắn hạn 99,97 100,00 100,00 1.886.274.978 9,33 2.343.875.584 10,61

1. Vay và nợ ngắn hạn 8,54 4,53 10,19 (726.133.000) (42,06) 1.490.477.000 148,98

2. Phải trả người bán 2,69 3,52 1,20 234.478.780 43,13 (484.478.780) (62,26)

3. Người mua trả tiền trước 2,30 13,57 21,64 2.533.770.848 544,90 2.290.466.952 76,38 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10,71 17,25 9,12 1.645.751.674 76,02 (1.583.031.150) (41,54)

6. Chi phí phải trả 0,52 0,66 1,72 42.607.541 40,93 272.590.348 185,79

7. Phải trả nội bộ ngắn hạn 4,70 4,30 3,24 - - (157.817.997) (16,61)

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 70,51 56,16 52,87 (1.842.371.023) (12,93) 512.498.052 4,13

11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,05 0,00 0,01 (10.829.842) (104,68) 3.171.159 (654,35)

. Nợ dài hạn 0,03 0,00 0,00 (5.428.656) (100,00) - -

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0,03 0,00 0,00 (5.428.656) (100,00) - -

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình (Trang 36 - 39)