Phân tích Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình (Trang 40 - 45)

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 100 100 100 (85.913.914) (1,42) 37.858.005 0,

2.2.2. Phân tích Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2.4. Bảng báo cáo kết quá kinh doanh

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tương

đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.463.667.422 28.362.452.752 29.242.209.166 1.898.785.330 7,18 879.756.414 3,10

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2.863.636 - - (2.863.636) (100) -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 26.460.803.786 28.362.452.752 29.242.209.166 1.901.648.966 7,19 879.756.414 3,10 4. Giá vốn hàng bán 24.759.846.041 26.598.888.049 28.085.147.844 1.839.042.008 7,43 1.486.259.795 5,59 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1.700.957.745 1.763.564.703 1.157.061.322 62.606.958 3,68 (606.503.381) (34,39) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 415.869.797 265.205.720 363.359.145 (150.664.077) (36,23) 98.153.425 37,01 7. Chi phí tài chính 208.704.746 52.042.859 22.220.469 (156.661.887) (75,06) (29.822.390) (57,30) Trong đó: Chi phí lãi vay 208.644.764 52.042.859 22.220.469 (156.601.905) (75,06) (29.822.390) (57,30) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.663.360.442 1.936.369.731 1.449.501.008 273.009.289 16,41 (486.868.723) (25,14) 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 244.762.354 40.357.833 48.698.990 (204.404.521) (83,51) 8.341.157 20,67

11. Thu nhập khác 121.770.288 216.179.876 162.170.905 94.409.588 77,53 (54.008.971) (24,98) 12. Chi phí khác 121.770.288 154.186.414 144.917.401 32.416.126 26,62 (9.269.013) (6,01)

13. Lợi nhuận khác - 61.993.462 17.253.504 61.993.462 (44.739.958) (72,17)

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 244.762.354 102.351.295 65.952.494 (142.411.059) (58,18) (36.398.801) (35,56) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 42.833.412 17.911.746 16.488.123 (24.921.666) (58,18) (1.423.623) (7,95)

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - 7.676.348 - 7.676.348

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 201.928.942 84.439.819 41.788.023 (117.489.123) (58,18) (42.651.796) (50,51)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 404 169 84 (235) (58,17) (85) (50,30)

Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty. Nhìn vào Bảng báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013 của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng công trình 1 ta nhận thấy lợi nhuận sau thuế giảm dần sau mỗi năm. Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Có thể thấy sau mỗi năm doanh thu

lại tăng nhẹ so với năm trước với tốc độ tăng lần lượt là 7,18% và 3,1% ứng với khoản tăng là 1.898.785.330 đồng và 897.756.414 đồng . Có sự tăng lên này là do trong năm 2012 và 2013 ngoài việc hoàn thành các công trình cũ (Sửa chữa quét vôi ve ga Long Biên, Nhà ăn và bếp ga Lưu Xá, Xây dựng khu làm việc – Trung tâm huấn luyện chó) công ty vẫn nhận thêm được những công trình mới (Rãnh đinh KM 957+400 gói thầu cải tạo nâng, Xây dựng các hạng mục CT đường gom, Gói 2 thi công XL các hạng mục đường GT, Sửa chữa nhà làm việc cơ quan Đường sắt Việt Nam). Doanh thu của công ty đến từ 3 hoạt động chính là hoạt động xây lắp, hoạt động cho thuê văn phòng và hoạt động dịch vụ khách sạn.

Các khoản giảm trừ doanh thu: Đối với các công trình xây dựng, khi công

trình hoàn thành sẽ được bàn giao lại cho chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư sẽ thanh toán các khoản chi phí như trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và tiền thi công cho công ty cùng các giấy tờ liên quan. Năm 2011 là 2.863.636 đồng và năm 2012 bằng 0 đồng. Đối với các doanh nghiệp các khoản giảm trừ doanh thu càng nhỏ càng tốt. Ở đây với Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng công trình 1 thì khoản giảm trừ này phát sinh do công trình, sản phẩm giao cho khách hàng ko đạt đủ các tiêu chuẩn mà khách hàng đề ra. Tuy nhiên đến năm 2012, công ty đã có sự cải tiến khiến khoản giảm trừ doanh thu năm 2012 bằng 0 đồng. Giữ vững phong độ đó, sang đến năm 2013, công ty cũng không có khoản giảm trừ doanh thu nào. Nhận biết mình đang đối mặt với tình trạng khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là của ngành xây dựng nên công ty đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng được giao và cũng đảm bảo chất lượng các sản phẩm của công ty.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 doanh thu thuần tăng 1.901.648.966 đồng tương ứng là tăng 7,19% so với năm 2011, gần bằng với tốc độ gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tăng 7.18 ). Sự chênh lệch ở tốc độ gia tăng này là do năm 2011 có khoản giảm trừ doanh thu là 2.863.636 đồng, còn năm 2012 là 0 đồng. Do khoản giảm trừ doanh thu ở năm 2012 và 2013 đều bằng

42

0 nên mức tăng ở giai đoạn này giống với mức tăng ở mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tăng 897.756.414 đồng ứng với 3,1%).

Bảng 2.5. Tỷ trọng các loại chi phí so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đơn vị: (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 100 100 100

4. Giá vốn hàng bán 93,56 93,78 96,04

7. Chi phí tài chính 0,79 0,18 0,08

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,29 6,83 4,96

(Nguồn: số liệu được tính toán từ báo cáo kết quả kinh doanh)

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng qua các năm, đây là hiện

tượng dễ hiểu bởi giá vốn hàng bán sẽ tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. Ở đây ta quan tâm đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu. Nhìn từ bảng 2.4 ta thấy tỷ lệ này luôn cao ở mức trên 90 . Đối với các doanh nghiệp xây dựng chi phí bỏ ra cho nguyên liệu là rất lớn. Biến động của giá vốn cụ thể là: năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 1.839.042.008 đồng tương ứng với 7,43% so với năm 2011. Năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 1.486.259.795 đồng ứng với 5,59% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do giá các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động xây lắp năm 2012 tiếp tục tăng so với cuối 2011, trong đó giá xăng dầu tăng 10 đến 12 , than tăng 10 , điện tăng 5 và nguyên liệu khác tăng khoảng 7% dẫn đến việc giá đầu vào của các nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng tăng lên làm giá vốn tăng. Giá vốn hàng bán là yếu tố công ty khó có thể chủ động được, công ty chỉ có thể điều chỉnh phẩn nào thông qua việc tính toán thời điểm đặt hàng, chi phí vận chuyển sao cho hợp lý để giảm chi phí. Vì nếu tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của doanh thu sẽ làm giảm lợi nhuận công ty.

Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 là 1.763.564.703 đồng tăng 62.606.958 đồng so với năm 2011 tương ứng với 3,68%. Ta có thể thấy rõ tốc độ tăng của lợi nhuận gộp đã giảm đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (từ 7.19 còn 3.68 ) điều này là do tác động của việc tăng giá vốn hàng bán đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên sang đến năm 2013, lợi nhuận gộp của công ty lại bị giảm 606.503.381 đồng ứng với tốc độ 34,39 . Mặc dù cả năm 2012 và 2013 đều không có khoản giảm trừ doanh thu nhưng khoản tăng của doanh thu thuần (879.756.414 đồng) không bù lại được khoản tăng của giá vốn hàng bán (1.486.259.795 đồng) dẫn đến việc lợi nhuận bị giảm.

Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2012 giảm 150.664.077 đồng, tương ứng

giảm 36,32% so với năm 2011. Khoản tiền gửi ngân hàng cũng như tiền gửi có kỳ hạn của công ty đã giảm xuống đáng kể, hơn nữa các ngân hàng lại đang thực hiện giảm lãi suất tiền gửi. Năm 2012 công ty chỉ thu được 265.205.720 đồng từ hoạt động tài chính trong khi năm 2011 là 415.869.797 đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là từ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính là 363.359.145 đồng, tăng 98.153.425 đồng tương ứng 37,01 . Như đã phân tích ở trên phần Tiền và các khoản tương đương tiền, trong năm lượng tiền dự trữ đã tăng lên và công ty đã trích một khoản để gửi tiết kiệm dẫn đến việc khoản thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng lên đáng kể.

Chi phí tài chính: Ta thấy chi phí tài chính qua 3 năm đều giảm cả về giá trị

tuyệt đối và tương đối so với doanh thu. Cả ba năm chi phí tài chính đều có tỷ trọng dưới 1% so với doanh thu (lần lượt ba năm là: 0,79 , 0,18 , 0,08 ). Năm 2012 giàm 156.661.887 đồng tương ứng với 75,06% so với năm 2011. Trong đó chi phí tài chính năm 2011 bao gồm: tiền lãi vay 208.644.764 đồng và Phí trả nợ trước hạn 60.000 đồng, của năm 2012 bao gồm: tiền lãi vay 52.042.859 đồng. Trong năm 2011 công ty đã trả gốc vay ngắn hạn từ Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội một khoản 1.490.477.000 đồng khiến cho khoản chi phí cho lãi vay trong năm 2012 giảm mạnh. Tương tự đối với năm 2013, chi phí tài chính chỉ còn 22.220.469 đồng, giảm 29.822.390 đồng tương ứng giảm 57,3% so với năm 2012. Việc cắt giảm được khoản chi phí này giúp lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể. Trông bối cảnh nhiều doanh nghiệp bị ăn mòn do các chi phí tài chính đè nặng thì đây là một tín hiệu đáng mừng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 là 1.936.369.731 đồng trong khi năm

2011 là 1.663.360.442 đồng tức là giảm 273.009.289 đồng, tương ứng với 16,41%. Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý kinh doanh tăng lên là do Công ty mở rộng kinh doanh làm cho các khoản chi phí như lương cho quản lý và nhân viên văn phòng, các công cụ, dụng cụ, thiết bị mới cho văn phòng tăng lên. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác. Ở đây, chi phí quản lý tăng với tốc độ 16,41% mà lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng ở mức 3,68% chứng tỏ khâu quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa thật hiệu quả.Tuy nhiên sang đến năm 2013, khoản chi phí này đã giảm xuống còn 1.449.501.008 đồng tức giảm 486.868.723 đồng tương ứng 25,14% so với năm 2012. Do trong năm 2013, lợi nhuận gộp đã giảm 34,39 nên công ty đã có động

44

thái thu gọn bộ máy quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, tuy nhiên tốc độ giảm vẫn chậm hơn so với lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Năm 2012 là 40.357.833 đồng giảm mạnh 204.404.521 đồng tương ứng với giảm 83,51%. Trong năm 2012, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.898.785.330 đồng nhưng không bù lại được các khoản tăng khác như giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty cần có các biện pháp cân đối lại các khoản chi phí, tránh việc lợi nhuận giảm với tỷ lệ nhiều như vậy. Sang năm 2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có tăng một khoản 8.341.157 đồng tương ứng với 20,67 nhưng vẫn không thể bù đắp được phần giảm của giai đoạn 2011-2012.

Lợi nhuận khác: Năm 2011 khoản này bằng 0 đồng do thu nhập khác và chi phí

khác bằng nhau. Tuy nhiên đến năm 2012 lợi nhuận khácđã có sự thay đổi công ty có khoản lợi nhuận khác là 61.993.462 đồng. Đây là khoản chênh lệch giữa chi phí khác 216.179.876 đồng và thu nhập khác là 154.186.414 đồng chi phí khác. Điều này cho thấy công ty đã có những cố gắng để cải thiện lợi nhuận của mình.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có xu hướng giảm qua mỗi năm. Năm 2012

giảm 142.411.059 đồng so với năm 2011 tương ứng với khoản giảm 58,18%. Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm 204.404.521 đồng, khoản thu 61.993.462 đồng từ lợi nhuận khác không đủ để bù đắp phần giảm này dẫn đến tình hình lợi nhuận của công ty đi xuống so với năm trước. Năm 2013 là 65.592.494 đồng tiếp tục giảm 36.398.801 đồng ứng với 35,56% so với năm 2012.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm. Năm 2012 là 84.439.819 đồng giảm 117.489.123 đồng tức 58,18% so với năm 2011. Thông thường lợi nhuận sau thuế sẽ có tốc độ biến đổi giống với lợi nhuận trước thuế nếu công ty vẫn kê khai và nộp thuế bình thường nhưng năm 2013 công ty lại có thêm khoản thuế thu nhập hoãn lại khiên cho lợi nhuận sau thuế của công ty có tốc độ giảm nhanh hơn so với lợi nhuận trước thuế (giảm 50,51% tức 42.651.796 đồng).

Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng các chia lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Công ty chưa tính và trình bày lãi suy giảm trên cổ phiếu do chưa có hướng dẫn chi tiết của Bộ Tài chính hoặc do thiếu thông tin thị trường. Công ty sử dụng các thông tin sau để tính lãi cơ bản trên cố phiếu

Bảng 2.6. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận kế toán sau thuế 201.928.942 84.439.819 41.788.023 Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông

sở hữu cổ phần phổ thông 201.928.942 84.439.819 41.788.023 Cổ phiếu phổ thông lưu hành bình

quân trong năm 500.000 500.000 500.000

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 404 169 84

(Nguồn: Số liệu tính từ các báo cáo tài chính)

Nhận xét: Qua phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty cổ phần

Tư vấn Đầu tư và Xây dựng công trình 1, ta thấy tuy công ty đã có những cố gắng như thiết lập các mối quan hệ mật thiết với bạn hàng, luôn giữ uy tín, thỏa thuận được các phương thức thanh toán phù hợp, luôn giữ uy tín…nhưng công ty vẫn không tránh khỏi sự khủng hoảng của kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty có sự giảm sút. Tuy vậy trong tình hình ngành xây dựng và đầu tư có rất nhiều doanh nghiệp báo lỗ thì công ty có thu được lợi nhuận đã là một cố gắng lớn. Năm 2013, vì khó khăn chồng chất, các doanh nghiệp phải gồng mình gánh chịu các khoản lỗ và nợ đọng nên Công ty dần thu hẹp hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)