Đòn bẩy tài chính giai đoạn 2011-
3.2.2.3. Kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ, không để nợ xấu gia tăng
Trong thời gian này, doanh nghiệp đã xác định chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước chắc chắn sẽ vẫn được duy trì để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc, tình hình tài chính của các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn. Do vậy, trong chính sách bán hàng vẫn cần đặc biệt ưu tiên vấn đề an toàn tài chính, kiểm soát tình hình công nợ, thu hồi công nợ, tuyệt đối không để phát sinh thêm công nợ khó đòi. Với tình hình công nợ tuy đã giảm nhưng tương đối cao so với mặt bằng chung hiện nay, Công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi sát sao tình hình công nợ, phân loại nợ, từ đó lập kế hoạch thu hồi nợ và thực hiện triệt để. Đặc biệt, với các khoản công nợ tại các đơn vị tuyến dưới, tình hình công nợ tăng cao chủ yếu do trình độ quản lý tại các đơn vị dưới còn hạn chế, do vậy bên cạnh việc đôn đốc công nợ, doanh nghiệp nên trực tiếp rà soát công nợ và trực tiếp thu hồi khoản nợ quá hạn khó đòi tại các đơn vị này một cách triệt để. Sau đó, doanh nghiệp cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ tuyến dưới về công tác quản lý tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần sớm đồng bộ hóa chính sách tín dụng thương mại, hệ thống chính sách quản lý công nợ toàn Công ty một cách bài bản, chặt chẽ, đảm bảo an toàn tài chính toàn Công ty.
Với công nợ quá hạn, khó đòi: Công ty cần thực hiện rà soát và đàm phán với các
khách hàng để rút ngắn thời gian nợ theo hợp đồng, đồng thời tăng cường công tác kiếm tra, giám sát, chế độ thi đua khen thưởng đối với công tác thu hồi công nợ, phối hợp với các cơ quan chức năng, tư vấn luật để tìm các giải pháp thu hồi công nợ.
Với khách hàng mới: cần đàm phán một định mức nợ hợp lý, thực hiện một số
điều khoản về thanh toán,.. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét đánh giá kĩ lưỡng tình hình tài chính của khách hàng.