Kinh nghiệm từ mua lại tài sản và xử lý nợ xấu ngânhàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Chính phủ Trung Quốc chấp thuận giao cho ngành ngân hàng thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) để mua lại tài sản ngân hàng và tiến hành xử lý nợ xấu của bốn NHTM lớn. Phương thức M&A được tiến hành bằng việc bán tài sản đi mua của ngân hàng và chuyển nợ thành cổ phần, bán các tài sản không sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ của công ty cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tháng 5 năm 2000 Chính phủ Trung Quốc đã có quyết định cho phép các AMCs này bán các tài sản không sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ của công ty cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù đây là một sự thay đổi lớn về mặt chính sách nhưng các giao dịch M&A lớn vẫn chưa xảy ra đến thời điểm đó. Đồng thời xử lý nợ xấu của các ngân hàng này bằng việc bán cổ phần của công ty AMCs cho các đối tác đầu tư, kết quả thu được:

- Tháng 6/2004, 2 ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC) đã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương 36,2 tỷ USD) nợ khó đòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74 % và chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng.

- Tháng 5/2006, International Comercial Bank of China (ICBC) cũng bán cổ phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, chiếm khoảng 8,89% vốn điều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC được tăng lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%, giúpICBC lớn mạnh vào

20

vươn tầm ra mua lại một số chi nhánh ngân hàng Mỹ để mở rộng mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia, kinh doanh ngân hàng trên đất Mỹ.

1.6.1.5 Kinh nghiệm xác lập sở hữu cổ phần để loại bỏ sở hữu chéo nhằm minh bạch vốn chủ sở hữu ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)