Tổng quan về hoạt động M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Hoạt động M&A trên thế giới ra đời, tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, thế nhưng M&A của Việt Nam chỉ mới phôi thai từ khi có Luật doanh nghiệp năm 1999, số thương vụ M&A có tăng lên nhưng giá trị giao dịch cũng vẫn đang ở mức khiêm tốn từ 5 đến 250 triệu USD cho mỗi giao dịch lớn nhỏ. Từ 1999 đến năm 2006, ở Việt Nam có không quá 50 thương vụ M&A/năm, với giá trị giá dịch cao nhất khoảng 250 triệu USD. Trong năm 2007, có 108 thương vụ M&A thành công với tổng trị giá giao dịch khoảng 1,72 tỷ USD.

Từ khi khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng thế giới và suy thoái toàn cầu diễn ra trong năm 2008 đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng, số thương vụ M&A có gia tăng về số lượng nhưng giá trị có phần giảm sút. Trong năm 2008, có 166 thương vụ nhưng chỉ có tổng giá trị thực tế giao dịch M&A đạt 1,12 tỷ USD do tốc độ cổ phần hóa DNNN chậm hơn những năm trước. Trong năm 2008, thị trường M&A ngân hàng vẫn diễn ra mạnh mẽ, ngành quảng cáo, tiếp thị và Internet, truyển thông và giải trí, ô tô và linh kiện cũng tăng theo. Trong năm 2009, sự xuất hiện các mô hình tập đoàn đa ngành của Việt Nam từ việc tái cơ cấu tổ chức thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua M&A và mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Hoạt động M&A với 295 thương vụ có tổng trị giá giao dịch đạt 1,14 tỷ USD. Ngành công nghiệp chiếm 25%, ngành năng lượng tăng 17% so với tổng các giao dịch

27

M&A tại Việt Nam, tăng hơn 15% so với năm trước. Trong năm 2010, quá trình tái cấu trúc diễn ra mạnh mẽ ở nhiều doanh nghiệp niêm yết giá trên sàn giao dịch để huy động vốn và tìm mô hình hoạt động kinh doanh mới, hoạt động M&A là một phần quan trọng trên TTCK với 345 thương vụ có tổng trị giá giao dịch đạt 1,75 tỷ USD. Ngành tài chính ngân hàng dù ít có thương vụ nhưng có giá trị giao dịch lớn góp phần đáng kể vào tổng giá trị giao dịch M&A trong năm.

Trong năm 2011-2012, mặc dù cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro tăng cao, kinh thế thế giới đang còn ảm đạm, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, bất ổn hệ thống ngân hàng tài chính phải chạy theo thanh khoản của các ngân hàng TMCP và sự thâm hụt của ngân sách nhà nước với nợ công, trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động M&A vẫn gia tăng nhanh chóng, đạt tổng giá trị giao dịch khoảng 4 tỷ USD một con số đáng kể trong giai đoạn kinh tế hiện nay.

Bước sang năm 2013 - 2014 với động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cải cách một số luật lệ liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, cải thiện thủ tục hành chính và đặc biệt là giữ môi trường vĩ mô ổn định, cùng với mức tăng trưởng khả quan hơn thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong việc mua bán. Riêng năm 2014, Việt Nam có 313 thương vụ M&A với tổng giá trị ước đạt 4,2 tỷ USD. Còn 7 tháng đầu năm 2015, giá trị M&A ước đạt khoảng 2 tỷ USD. Thống kê của Viện Sáp nhập, Mua lại và Liên kết (IMAA) cho thấy, từ đầu năm đến nay, đã có 219 thương vụ M&A được công bố với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam.

28

Nguồn: Thời báo kinh doanh

Đặc điểm dễ nhận thấy của các hoạt động M&A ở Việt Nam là đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài, chiếm 66%. Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong các thương vụ M&A của Việt Nam đã thể hiện rõ mức thu hút của thị trường Việt Nam và nhu cầu thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam không phải qua hình thức đầu từ trực tiếp (FDI) mà qua việc liên kết với các đối tác quốc gia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài thường có ưu thế hơn về kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành các hoạt động M&A và cả tiềm lực tài chính để thực hiện các thương vụ có giá trị lên tới hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp Việt chưa đủ khả năng thực hiện. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hoạt động M&A là biện pháp tối ưu để doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước hiệu quả mà không mất chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu hay thị phần ban đầu vì có thể khai thác và tận dụng nguồn lực có sẵn từ các đối tác trong nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)