Giai đoạn 1997 2004

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 45)

Hệ thống NHTM Việt Nam có thể được xếp vào hàng ngũ hệ thống ngân hàng non trẻ nhất thế giới. Lịch sử phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam chỉ bắt đầu tạo dấu ấn rõ nét trong hai thập niên trở lại đây khi đất nước bắt đầu bước vảo thời kỳ “Đổi mới và mở cửa” vào đầu thập niên 1990.Năm 1990 đánh dấu mốc quan trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam với sự thành lập của 4 NHTM NN. Kể từ đó, hệ thống ngân hàng hai cấp đã thay thế hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động theo định hướng thương mại.

Vào những năm 1989-1993, cả nước có 46 ngân hàng thì 10 ngân hàng buộc phải sáp nhập. Đây là những ngân hàng yếu, mất khả năng thanh toán, càng hoạt động càng lún sâu vào thua lỗ. Cụ thể là vốn điều lệ của những ngân hàng này khá thấp, khoảng 5-20 tỷ đồng và nợ xấu của họ có tỷ trọng rất lớn, có đơn vị chiếm tới 40-50% tổng dư nợ. Nếu để các ngân hàng này phá sản thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho cả hệ thống. Lúc bấy giờ chưa có quỹ bảo hiểm tiền gửi hay quỹ bù đắp rủi ro. Vì vậy, Thống đốc NHNN có chỉ thị yêu cầu các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, AgriBank... tiếp nhận hỗ trợ các ngân hàng yếu, sáp nhập những ngân hàng này vào để họ tiếp nhận các khoản nợ và tiếp tục cho vay những đối tượng có khả năng trả nợ.

Đến thời điểm 1996 – 1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực với việc hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗvà không có khảnăng trảnợngân hàng và các vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Vào đầu năm 1998, một số NH TMCP, đặc biệt là các NHTMCP nông thôn đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống. Một số ngân hàng bên bờ vực phá sản phải thực hiện chấn chỉnh củng cố theo chủ trương của Chính phủ với đề án “ Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” đã được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số

30

212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, với mục đích nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Với nội dung cụ thể trong Quyết định số 241/NHNN về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam, đã có một số NHTM CP Nông thôn thực hiện sáp nhập do ngân hàng khác mua lại và chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị.

Bảng 2.1: Một số thương vụ M&A giữa ngân hàng nông thôn và ngân hàng lớn ở đôthị tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2004:

Năm Ngân hàng đi mua Ngân hàng mục tiêu

1997 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đồng Tháp

1999 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đại Nam

1999 NH TMCP Sài Gòn Thương tín NH TMCP Quế Đô

1999 NH TMCP Đông Á NH TMCP Tứ giác Long Xuyên(An Giang) 1999 NH TMCP Phương Nam Quỹ tín dụng nhân dân Định Công (Hà Nội) 2000 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Châu Phú (An Giang)

2001 NH TMCP Sài Gòn Thương tín NH TMCP Thạnh Thắng (Cần Thơ) 2001 NH TMCP Phát triển Nhà Hà Nội NH TMCP Nông thôn Quảng Ninh 2001 Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN NH TMCP Nông thôn Hải Phòng 2002 NH TMCP Đà Nẵng Cty CP Tài chính Sài Gòn

2002 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Cái Sắn (Cần Thơ)

2003 NH TMCP Phương Đông NH TMCP Tây Đô

2003 NH Đầu tư Phát triển Việt Nam NH TMCP Nam Đô

2004 NH TMCP Đông Á NH TMCP Tân Hiệp (Kiên Giang)

Nguồn: Tổng hợp từ các website

Đặc điểm: Hoạt động M&A giai đoạn này còn khá mới mẻ các vụ sáp nhập trong giai đoạn này diễn ra sáp nhập ngân hàng còn mang màu sắc chính trị vì hầu hết đều diễn ra không phải tự nguyện mà theo gợi ý sắp xếp của NHNN, nếu như không

31

muốn nói là bắt buộc khi một ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Đứng trước sự lựa chọn là tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, bị thu hồi giấy phép thì việc sáp nhập, mua bán với các ngân hàng khác là sự lựa chọn tối ưu tránh ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống, củng cố niềm tin của dân chúng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 45)