Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động M&A

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 67)

Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý dành cho M&A nhằm hỗ trợ cho sự phát triển cũng như kiểm soát, hạn chế những tác động tiêu cực từ hoạt động này. Đồng thời, hoạt động M&A của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và luôn đổi mới. Do đó, các quy định pháp lý được ban hành cần phải bám sát với yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, việc quy định đơn giản thủ tục sáp nhập và mua lại doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam.

 Hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam Các giao dịch M&A tại Việt Nam, đặc biệt là trong ngành tài chính ngân hàng đa phần đều có sự tham gia của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, việc ban hành văn bản qui định hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ngoài những nội dung khác thì cần phải có các qui định đối với những giao dịch có yếu tố nước ngoài.

Bên cạnh đó, hoạt động M&A cần có sự tham vấn của nhiều đối tượng như công ty môi giới, các chuyên gia tài chính, kế toán, kiểm toán, nhà tư vấn luật… Do tính phức tạp và quan trọng của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp nên đòi hỏi họ phải có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và quan trọng hơn nữa là tinh thần trách

53

nhiệm với doanh nghiệp. Sự thiếu trách nhiệm và chuyên môn của người tư vấn cho doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và doanh nghiệp phải gánh chịu. Chính vì vậy, những qui định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho doanh nghiệp khi tham gia vào loại hình giao dịch này.

Đồng thời, khung pháp lý cần có những qui định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông của công ty khi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động M&A để đảm bảo thương vụ sẽ thành công và mang lại nhiều kết quả tốt cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

 Hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt

động M&A tại Việt Nam

Trong các giao dịch M&A trên thực tế thường sẽ không thể hiện bản chất của các thương vụ đó ra bên ngoài nên về phương diện pháp lý thì không nên phân chia các hình thức của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên cơ sở bản chất của từng vụ giao dịch mà nên phân chia theo các hình thức giúp dễ quản lý và dễ kiểm soát nhằm hạn chế tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Tóm lại, luật pháp và các chính sách cho hoạt động M&A nên được thiết kế theo hướng hỗ trợ cho sự phát triển thị trường M&A, phát huy lợi ích cũng như hạn chế những tác động xấu do nó mang lại. Đồng thời, khung pháp lý cho M&A phải có tầm nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải đạt được độ thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Riêng đối với ngành tài chính ngân hàng, trước mắt là hoàn thiện các thông tư hướng dẫn, sau này dần nghiên cứu, bổ sung và phát triển lên thành Luật riêng dành cho hoạt động M&A của các tổ chức tín dụng. Bởi vì đây là một hoạt động mới lại rất phức tạp, nhất là đối với ngành tài chính ngân hàng, một ngành dịch vụ với những đặc tính riêng có rất đặc biệt và là trái tim của nền kinh tế quốc gia.

3.2.3. Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)