2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
4.3.4 Phân tích tình hình nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng, vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tín dụng luôn phát sinh những khoản nợ xấu. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng không có nghĩa rằng chính hệ thống ngân hàng là tác giả của những khoản nợ xấu này, bởi vì việc phát sinh những khoản nợ xấu này là do khách hàng vay không trả được nợ, dẫn đến nợ xấu. Khi nói về nợ xấu, chúng ta nói về các tổ chức tín dụng, cũng cần nói về tình hình nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào. Đến thời điểm hiện nay nợ xấu đã tăng lên khá nhanh, do những lý do khác nhau, đặc biệt là tác động từ môi trường kinh doanh.
* Theo thời hạn
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu trong thời gian qua của ngân hàng nhìn chung phần lớn là do nợ ngắn hạn gây ra, chủ yếu là những món nợ không có khả năng trả của các hộ gia đình-cá thể trên địa bàn. Nợ xấu trong những năm qua của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục. Vào năm 2012 nợ xấu trong ngắn hạn tăng với tỷ lệ tăng rất cao 1317,172% so với năm 2011. Nguyên nhân chung là do khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng. Qua năm 2013 tổng nợ xấu của ngân hàng vẫn tăng nhưng tỷ lệ tăng có phần thấp hơn so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Tình hình mất mùa, giá cả nông sản xuống thấp… ảnh hưởng trực tiếp đối với thu nhập của người dân, vì thế người dân khó có đủ nguồn để trả nợ cho ngân hàng.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa góp phần làm nợ xấu gia tăng là do công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD.
Nợ xấu là yếu tố tất yếu trong hoạt động ngân hàng, song thực tế hoạt động ngân hàng vừa qua và diễn biến nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thời gian tới đòi hỏi phải sớm có các giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát đà gia tăng của nợ xấu, cũng như những tác động khó lường của nó đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
63
Bảng 4.9: Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT Tân Hiệp giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank huyện Tân Hiệp từ 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/6 tháng 2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 99 1.403 5.814 1.655 12.224 1.304 1317,172 4.411 314,398 10.569 638,610
Trung – Dài hạn 55 27 27 30 32 (28) (50,909) 0 0 2 6,667
64
* Theo khách hàng
Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lƣu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Nợ xấu đang gia tăng gây mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp
ảnh hưởng đến các hộ sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp trong địa bàn, để giúp các hộ sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp không còn nợ xấu, khơi thông lại dòng chảy tín dụng, vấn đề hàng đầu được đặt ra cho ngân hàng vào lúc này làm sao xử lý giảm bớt tỷ lệ nợ xấu này.
Ta thấy đối tượng thuộc hộ gia đình–cá thể chiếm toàn bộ tỷ trọng trong tổng nợ xấu của Ngân hàng hiện nay. Nằm trong số những hộ gia đình- cá thể sử dụng vốn vay ngắn hạn gây ra tình trạng nợ xấu tồn đọng. Nợ xấu trong những năm qua không ngừng tăng, nhất là năm 2012 tăng ở mức đạt kỷ lục tại chi nhánh huyện Tân Hiệp, tăng 828,571% tức 1.276 triệu đồng so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013 với tỷ lệ 627,359%, tức giá trị tuyệt đối là 10.571 triệu đồng. Nguyên nhân là do thua lỗ trong sản xuất, người dân không có khả năng để trả nợ.
Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng được tích lũy từ trước do môi trường kinh doanh xấu đi, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng có chiều hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không ngừng tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây, cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc rà soát, bóc tách các đối tượng khó khăn, có nhu cầu và năng lực sử dụng vốn thực sự để các khoản vay đến đúng đối tượng và đạt hiệu quả là rất cần thiết. Ngược lại, cần kịp thời xử lý các đối tượng sử dụng vốn vay kém hiệu quả, kéo dài, gây tồn đọng vốn, thậm chí lâm vào tình trạng không trả được nợ. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng.
65
Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo đối tượng của NHNo&PTNT Tân Hiệp_ Kiên Giang giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/6 tháng 2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ gia đình – cá thể 154 1.430 5.841 1.685 12.256 1.276 828,571 4.411 308,462 10.571 627,359
Doanh nghiệp - - - -
Nợ xấu 154 1.430 5.841 1.685 12.256 1.276 828,571 4.411 308,462 10.571 627,359
66