2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1 Phân tích doanh số cho vay
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay
Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Tùy theo mục tiêu phân tích các nhà quản trị đưa ra nhiều phương thức phân tổ khác nhau khi phân loại dư nợ của Ngân hàng. Chẳng hạn như ngân hàng có thể phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế, theo đối tượng cho vay, theo thời hạn cho vay…với mỗi cách phân loại khác nhau, nhà quản trị có thể xác định những rủi ro ngân hàng thương mại đang và sẽ gánh chịu để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm để hạn chế nó và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại.
* Theo thời hạn
Nhìn chung doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp không ngừng tăng. Doanh số cho vay tăng là do Ngân hàng thực hiện tốt nghị định của chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay trên diện rộng, đối với hầu hết khách hàng vay vốn, là sự chia sẻ lợi ích tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp đối với cộng đồng khách hàng mà chủ yếu là các hộ sản xuất, doanh nghiệp ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn vốn vay của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp để sản xuất kinh doanh các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn, cũng như giảm lãi suất cho vay với các khoản nợ cũ cho cá nhân doanh nghiệp dưới 15%.
Qua phân tích trên ta thấy nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp là khá lớn, đây là cơ hội rất tốt để Ngân hàng mở rộng quy mô, tìm kiếm và xâm nhập thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
Qua bảng ta thấy nhìn chung 6 tháng đầu năm 2014 tổng nguồn cho vay đều sụt giảm bao gồm cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn. Ảnh hưởng của tình hình nợ xấu kéo theo những ảnh hưởng tới uy tín mượn nợ của khách hàng nên sang đầu năm 2014 tình hình cho vay có thuyên giảm, hơn nữa người dân trong địa bàn chủ yếu sống bằng nghề nông gặp phải không ít khó khăn như: vật giá đầu vào tăng cao, cộng thêm giá cả sụt giảm không ổn định đầu ra làm cho vòng quay vốn bị tắc nghẽn.
45
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT Tân Hiệp giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/6 tháng 2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 1.076.836 1.253.495 1.611.396 814.056 744.106 176.659 16,41 357.901 28,55 (69.950) (8,59)
Trung – Dài hạn 32.800 71.295 44.788 17.190 9.844 38.495 117,36 (26.507) (37,18) (7.346) (42,73)
Doanh số cho vay 1.109.636 1.324.790 1.656.184 831.246 753.950 215.154 19,39 331.394 25,01 (77.296) (9,30)
47
Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn ta thấy luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn cho vay và tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng, là do cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn và phân tán rủi ro. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục là do trong năm nay người dân cần vốn để xây dựng nhà ở, sản xuất nông nghiệp. Số tiền mà họ cần cũng không nhiều, mà lãi suất vay ngắn hạn lại thấp rất phù hợp với nhu cầu của người dân nên sự cách biệt giữa vay ngắn hạn và trung-dài hạn là khá cao. Do thời gian hoàn vốn ngắn và ít rủi ro nên Ngân hàng vẫn tiếp tục ưu tiên duy trì tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn.
Cho vay dài hạn luôn chiếm tỷ trong rất nhỏ trong doanh số cho vay, vì các khoản cho vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Năm 2012 doanh số này tăng cao, nguyên nhân một phần là do trong năm nhiều công ty trên địa bàn sắp sửa đi vào hoạt động hoặc đầu tư dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, cần một khối lượng vốn lớn trong thời gian dài, nên làm cho doanh số cho vay trung- dài hạn tăng cao. Ngân hàng cũng nên cân nhắc khi mở rộng việc cho vay trung và dài hạn, vì tuy có lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn. Đối tượng cần hướng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển.
Qua năm 2013 doanh số cho vay trung-dài hạn giảm xuống. Nguyên nhân là do ngân hàng cũng hạn chế cho vay đối với loại hình này do thời gian thu hồi vốn lâu và ngân hàng cũng muốn hạn chế nợ xấu nên doanh số cho vay trong thời kỳ này giảm. Thực tế cho thấy là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn hạn càng nhiều để giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn.
* Theo khách hàng
Nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả cho vay.
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, khai thác tiềm năng cũng như lợi ích từ những đối tượng khách hàng này. Các khoản vay đối với khách hàng cá nhân thường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn. Tuy nhiên các khoản vay đối với khách hàng là hộ gia đình-cá thể chỉ có chất lượng tốt khi không có những biến cố từ phía khách hàng. Thời hạn của các khoản vay của khách hàng hộ gia đình-cá thể chủ yếu
48
là ngắn hạn. Khoản vay đối với khách hàng là hộ gia đình-cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Nguyên nhân chủ yếu là ngoài đặc điểm kinh tế thuần nông của huyện Tân Hiệp, còn có nguyên nhân về nguồn vốn huy động. Ngân hàng huy động nguồn tiền gửi có kỳ hạn thấp nên hạn chế nguồn vốn đầu tư cho vay trung-dài hạn. Bên cạnh đó, vì phải vay vốn của ngân hàng cấp trên để cho người dân vay, ngân hàng không chủ động được các loại hình cho vay, kể cả về thời gian, vì vốn vay ngân hàng cấp trên là vốn điều hòa trong toàn hệ thống và chỉ tiêu cho vay từng loại được ngân hàng cấp trên thông báo.
Xem xét bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay hộ gia đình-cá thể đều tăng đều qua 3 năm. Tân Hiệp là một vùng canh tác chủ yếu về nông nghiệp nên các khoản vay phục vụ chủ yếu cho cá nhân-hộ gia đình sản xuất lúa. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì cho vay giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Xuất khẩu gạo năm 2013 đạt thấp so với kế hoạch không chỉ làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu mà còn tác động tiêu cực đến thu nhập của hàng triệu nông dân cả nước. Khiến nhu cầu vay vốn dần trở nên ảm đạm hơn.
Đối với doanh số cho vay doanh nghiệp không ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn cho vay. Cụ thể đến năm 2012 thì doanh số này giảm, tỷ trọng giảm so với năm trước. Cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong địa bàn, việc kinh doanh trở nên khó khăn, thua lỗ làm cho các doanh nghiệp có xu hướng giảm đầu tư vốn vào ngành nghề.
Năm 2013 doanh số cho vay tăng so với năm 2012. Do nhiều doanh nghiệp mới mọc lên trên địa bàn với phương án kinh doanh khả thi cũng như có khả năng hoàn trả nợ và lãi, đang cần nhu cầu vốn đầu vào khá cao, từ đó làm tăng tỷ lệ vốn cho vay doanh nghiệp.
6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay doanh nghiệp giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh như trước. Việc kinh doanh không ổn định làm cho nhu cầu vốn vay cũng thay đổi liên tục.
Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng có lãi suất cho vay thấp đối với hộ nông dân cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng cũng có chính sách thích hợp thu hút khách hàng vay vốn của mình. Ngoài ra ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho đầu tư, kinh doanh của mọi đối tượng khách hàng.
49
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo đối tượng của NHNo&PTNT Tân Hiệp giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank huyện Tân Hiệp từ 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/6 tháng 2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ gia đình – cá thể 795.273 1.017.485 1.124.094 582.105 550.147 222.212 27,94 106.609 10,48 (31.958) (5,49)
Doanh nghiệp 314.363 307.305 532.090 249.141 203.803 (7.058) (2,25) 224.785 73,15 (45.338) (18,20)
51