NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 36 - 37)

d) Phòng kế toán

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HIỆN NAY

DỤNG HIỆN NAY

3.3.1 Thuận lợi

- Được Agribank hỗ trợ về nguồn vốn đáp ứng được đủ nguồn cho vay phát triển nhu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống trên địa bàn huyện. Giúp cho Agribank huyện Tân Hiệp luôn chiếm một lượng vốn lớn để cho vay trong năm 2013, và là một ngân hàng có số dư nợ cao nhất so với các TCTD đóng trên địa bàn (chiếm khoảng gần 50% tổng dư nợ) đã tạo được niềm tin đối với khách hàng vay nhất là các khách hàng doanh nghiệp hộ kinh doanh và hộ nông dân, là những khách hàng truyền thống, chung thủy với Agribank huyện Tân Hiệp.

- Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình kinh tế trong nước nói chung và huyện Tân Hiệp nói riêng, đang dần khởi sắc ổn định, cộng với việc lãi suất vay giảm dần, phù hợp cho các thành phần kinh tế vay, để phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng…làm tăng nhu cầu vốn tín dụng, đầu tư vào các lĩnh vực trên tại Agribank huyện Tân Hiệp tăng so với đầu năm, đồng thời từng bước cùng với địa phương góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới các xã được thuận lợi.

- Trong chỉ đạo điều hành, BGĐ và lãnh đạo các phòng ban luôn có sự đoàn kết nhất trí cao, biết áp dụng cơ chế chính sách văn bản của ngành ở từng thời kỳ để đầu tư có hiệu quả vào thực tế địa phương, cùng với sự nỗ lực vươn lên, nhất trí trong việc phân công, chỉ đạo chương trình công tác, chỉ tiêu giao cho cán bộ nhân viên trong cơ quan, tạo thành sức mạnh, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

3.3.2 Khó khăn

- Khó khăn cơ bản trong những năm vừa qua và hiện nay là tình hình hàng hóa, sản xuất làm ra của nông dân là (lúa, heo, cá) bán ra thị trường không ổn định, giá rẻ, lợi nhuận thấp không đảm bảo tái sản xuất mở rộng, cá biệt có một số hộ sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh, nợ vay đến hạn không trả được. Trong đó, có nợ vay ngân hàng Agribank huyện Tân Hiệp, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu, phải chờ bán tài sản thế chấp.

- Do Tân Hiệp được xác định là huyện thuần nông của tỉnh Kiên Giang chưa phá thế độc canh cây lúa, chưa có nhiều đề án chuyển đổi mô hình kinh tế, bước đầu đang cơ giới hóa, có chuyển đổi dần từ độc canh cây lúa sang sản xuất kinh tế đa canh tổng hợp, song chủ đạo vẫn là sản xuất lúa. Nhất

37

là hiện nay, xuất khẩu lúa còn gặp khó khăn, thiên tai, giá cả, và cả chất lượng hàng hóa còn nhiều bất cập. Do đó, khả năng tiềm ẩn rủi ro.

- Nợ chuyển nhóm tăng lên như nợ nhóm 2, nợ xấu có chiều hướng tăng khó xử lý, nhiều trường hợp đã thỏa thuận, cam kết hoặc tòa án xử bán tài sản thế chấp để trả nợ, nhưng thi hành không được là do: đã cầm cố sang bán, gán nợ bất hợp pháp trong khi vay, gây ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng rất phức tạp ở nông thôn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 36 - 37)