Phân tích vốn huy động của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 43 - 44)

2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

4.2.2 Phân tích vốn huy động của Ngân hàng

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà ngân hàng, trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động. Như vậy nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trong tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này.

Trong giai đoạn qua, nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp liên tục tăng. Mặc dù trong những năm qua, tình hình kinh tế gặp khá nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế của người dân cũng không mấy ổn định nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng lại tăng, điều này cho thấy ngân hàng luôn cố gắng thực hiện tốt trong công tác huy động vốn của mình.

Năm 2013 vốn huy động tăng nhưng tốc độ có phần chậm lại. Do thực tiễn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong cùng khu vực, khi mà tình hình kinh tế ổn định, người dân làm ăn có hiệu quả thì các Ngân hàng trên địa bàn đều tiến hành tăng lãi suất, thu hút lượng tiền trong dân cư, đã làm cho nguồn huy động nguồn tiền gửi có phần sụt giảm nhẹ. 6 tháng đầu năm 2014 tăng, ta thấy khoản mục này có xu hướng khả quan hơn. Nhìn chung, vốn huy động vẫn không giảm mà ngày càng tăng là do Ngân hàng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, đa dang các loại hình huy động về hỳ hạn với lãi suất hợp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một phần là do huy động từ tiền gửi khác tăng tương đối cao, mục tiền gửi này thường bao gồm các khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi vốn chuyên dùng.

Nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng nhưng vẫn đạt mức thấp trong tổng nguồn vốn do người dân trên địa bàn chủ yếu là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, có thu nhập thấp, thiếu vốn nhiều hơn dư. Trong khi đó ngân hàng lại phải cạnh tranh về lãi suất với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thường họ có khung lãi suất huy động linh hoạt và cao hơn, Ngân hàng Nông nghiệp cơ sở do hoạch toán toàn ngành, nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hiệp_tỉnh Kiên Giang phải duy trì lãi suất ở một mức nhất định theo thông báo của ngân hàng cấp trên, cho nên nguồn vốn huy động được đạt thấp, do đó phải vay vốn cấp trên rất lớn mới đáp ứng được nhu cầu vốn người dân. Ngân hàng cần hạn chế tối đa vốn điều chuyển ngân hàng cấp trên và cần có những giải pháp thích hợp, tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo khả năng cho vay của Ngân hàng.

44

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 43 - 44)