CHƯƠNG BA: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGTẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại bưu điện tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 96)

- Quỹ tiền lương chính sách dùng để: Chi trả cho người lao động trong những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương được xác định theo mức lương tối thiểu chung do

+Hcl: Hệ số chất lượng cá nhân trong tháng

CHƯƠNG BA: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGTẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA

LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA

3.1. Định hướng phát triển của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa và một số vấn đề đặt ra về tạo động lực lao động

3.1.1.Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn của hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ, tập thể cán bộ công nhân viên Bưu điện tỉnh Thanh Hóa quyết tâm phấn đấu và thực hiện định hướng phát triển chung của toàn ngành, cụ thể hoá mục tiêu, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh

- Không ngừng nâng cao chất lượng và loại hình dịch vụ BCVT nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.

- Tích cực thực hiện công tác đầu tư mở rộng mạng lưới, tối ưu hoá mạng lưới, phối hợp lắp đặt và đưa vào khai thác các thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, khai thác tối ưu mạng lưới, đảm bảo giảm chi phí vận chuyển và khai thác các dịch vụ.

- Đẩy mạnh công tác kinh doanh tiếp thị, chủ động và tích cực phối hợp hỗ trợ các Bưu điện huyện, thị trong công tác kinh doanh khai thác thị trường nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng.

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự của BĐT. Chú trọng tốt các công tác khác như: kế hoạch, vật tư, kế toán tài chính...

- Thông qua các chương trình hiện đại hoá, cải cách xây dựng cơ sở vật chất đưa Bưu điện tỉnh trở thành một doanh nghiệp nhà nước có năng lực kinh doanh hiệu quả cao. Không ngừng hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đáp ứng những thách thức trong thị trường kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông.

3.1.2.Định hướng hoạt động của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

3.1.2.a. Công tác chăm sóc khách hàng

Công tác chăm sóc khách hàng

- Tìm hiểu các nội dung chăm sóc khách hàng của các đối thủ trên địa bàn, chủ động xây dựng các chương trình và thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng theo hướng cá thể hóa, phân loại các đối tượng khách hàng và tập trung sâu vào các khách hàng trung thành và sử dụng đa dịch vụ hàng tháng; đánh giá chất lượng dịch vụ

Khóa luận tốt nghiệp đại học Chương III: Giải pháp tăng cường tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

trên địa bàn thông qua các phản ánh, khiếu nại, sự cố nhằm đưa ra hướng khắc phục và đem đến sự hài lòng tới khách hàng.

- Thực hiện kế hoạch chăm sóc và phối hợp xử lý các sự cố triệt để đảm bảo khách hàng không gặp lại sự cố lặp lại nhiều lần trong tháng, kết hợp chặt chẽ với công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.

Công tác giải quyết khiếu nại

Thực hiện tốt quy trình giải quyết khiếu nại theo đúng quy trình, tỷ lệ giải quyết khiếu nại các dịch vụ luôn đạt 100%, không để khiếu nại tồn quá hạn; phân cấp giải quyết khiếu nại tới từng giao dịch viên, đảm bảo giải quyết những khiếu nại cơ bản ngay tại nơi giao dịch, tránh tình trạng khách hàng có những phản ánh đơn giản cũng phải chờ đợi để phản hồi giải quyết từ phòng chăm sóc khách hàng.

3.1.2.b. Công tác kế hoạch

- Tổ chức tốt công tác đánh giá: Xây dựng kế hoạch, triển khai đôn đốc, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch.

- Các khoản chi phí được tận dụng tới mức có thể nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm chênh lệch thu chi, tiến tới cân bằng thu chi và có lãi theo lộ trình Tổng công ty đề ra đến năm 2015. TCT thực hiện vượt chi 1 đồng giảm 1 đồng doanh thu tính lương, do vậy BĐT phải thực hiện tiết kiệm hết mức nhằm tránh vượt chi, điều này làm hạn chế phát triển các dịch vụ mới mang tính chất thử nghiệm.

3.1.2.c. Công tác tiền lương, thưởng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Tiền lương và tiền thưởng: Triển khai đánh giá người lao động một cách công khai, chính xác, đảm bảo mọi chế độ cho người lao động kịp thời; đảm bảo việc tăng lương có thể bù trượt giá thị trường.

- Đào tạo: Thường xuyên kiểm tra trình độ nghiệp vụ, đánh giá và phân loại trình độ cán bộ công nhân viên; đẩy mạnh công tác tự đào tạo, tự nghiên cứu; xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, đảm bảo sự gắn bó lâu dài và vì sự phát triển chung của Bưu điện tỉnh cũng như của Tổng công ty.

- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên trong BĐT và trở thành đội ngũ chuyên nghiệp; duy trì, cải thiện các chính sách liên quan đến người lao động nhằm đảm bảo lưu giữ và thu hút lao động có trình độ cao; biên chế lao động và duy trì cơ cấu tổ chức nhân sự ổn định và phát triển, luôn luôn đáp ứng nhu cầu về nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả.

3.1.3.Một số vấn đề đặt ra về tạo động lực lao động

Khắc phục những tồn tại, bất cập công tác tạo động lực lao động hiện tại như sau: - Công tác tạo động lực cần được lãnh đạo BĐT quan tâm nhiều hơn nữa, không những chỉ thực hiện tốt các chính sách.

- Các hoạt động nhằm xác định nhu cầu của người lao động phải được thể hiện cụ thể, rõ ràng.

- Tiêu chuẩn thực hiện công việc đánh giá song song với nhiệm vụ của mỗi cá nhân.

- Các điều kiện cần thiết về y tế giúp thỏa mãn nhu cầu an toàn về sức khỏe người lao động đảm bảo định kỳ theo quý.

- Đánh giá thực hiện công việc theo các tiêu chuẩn phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động, đảm bảo tạo sự công bằng.

- Tiền lương và thưởng theo tháng, quý, năm của toàn BĐT phản ánh theo đúng kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, và có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể cho người lao động xác định được mức thu nhập mà họ nhận được.

- Mức đóng bảo hiểm cần đóng theo lương thực lĩnh của người lao động.

- Việc đào tạo cho cán bộ nhân viên nên xét theo nguyện vọng thực của từng cá nhân mà có các lớp đào tạo ngắn hạn hay tập trung, chứ không phải luân phiên gây lãng phí về chi phí tổ chức.

3.2. Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động

3.2.1.Giải pháp tạo động lực về tài chính

3.2.1.a. Hoàn thiện công tác tiền lương, xây dựng chế độ khen thưởng hấp dẫn

Trong thời gian vừa qua, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng một hệ thống trả lương tương đối khoa học, hợp lý. Điều này đã tạo ra được sự thỏa mãn của người lao động trong công việc cũng như tạo động lực làm việc. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định, để đảm bảo tiền lương thật sự phát huy được vai trò của nó, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa nên hoàn thiện một số yếu tố trong công tác trả lương như sau:

- Điều chỉnh sự chênh lệch lương giữa lao động quản lý và lao động khác trong Đơn vị. Nếu để sự chênh lệch lớn, một mặt tạo động lực tốt cho lao động quản lý, nhưng mặt khác lại tạo nên tâm lý bất bình đẳng về lương đối với các lao động khác.

- Việc phân phối tiền lương cho người lao động cần phải căn cứ vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của họ, cần quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, lấy kết quả lao động làm thước đo để phân phối chứ không chỉ dựa vào trình độ lành nghề,

Khóa luận tốt nghiệp đại học Chương III: Giải pháp tăng cường tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

cấp bậc công việc. Phân phối tiền lương công bằng và hợp lý sẽ tạo động lực, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả.

- Hoàn thiện các bản phân tích công việc và hệ thống đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Tiền lương được trả phải gắn chặt với chất lượng lao đông, tương xứng với kết quả thực hiện công việc của họ, phải phản ánh cống hiến, vai trò và vị trí đích thực của người lao động trong Đơn vị. Từ đó, tiền lương mới kích thích họ hăng say làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

- Nghiên cứu xây dựng chế độ điều chỉnh lương theo mức trượ giá hàng năm hoặc có chế độ hỗ trợ lương cho người lao động với một tỷ lệ thích hợp nhằm giảm bớt các thiệt hại do lạm phát.

- Thực hiện tăng lương tương xứng với kết quả công việc của người lao động hay dựa trên mức thực thi tổng thể. Chi phí cho việc trả lương là mối quan tâm của Ban lãnh đạo BĐT nhưng cần xem xét những lợi ích của việc tăng lương đem lại. Việc tăng lương có thế tạo động lực cho người lao động đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc gìn giữ và thu hút nhân tài.

- Khi cán bộ được bổ nhiệm, BĐT nên tăng lương kịp thời cho họ, hạn chế bớt tình trạng bổ nhiệm được vài tháng rồi mới tăng lương trong khi đó, khi họ không được bổ nhiệm nữa thì hạ lương ngay trong tháng đó.

- Cung cấp và giải thích cho người lao động hiểu về quy chế tiền lương của BĐT, cách tính toán lương,... Để từ đó người lao động có cái nhìn toàn diện hơn về mức lương mà họ được nhận cũng như có cái nhìn công bằng hơn khi so sánh với thu nhập của những người đồng nghiệp, hoặc với các mức lương ở các doanh nghiệp khác.

3.2.1.b. Xây dựng chế độ khen thưởng hấp dẫn, công bằng

Để nâng cao tác dụng kích thích của công tác khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động, BĐT có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức khen thưởng: Bên cạnh các hình thức thưởng trực tiếp bằng tiền mặt như hiện nay, Đơn vị có thể áp dụng các hình thức thưởng như tăng lương tương xứng, một món quà ý nghĩa,...

- Cần nghiên cứu điều chỉnh nâng giá trị các mức thưởng cho phù hợp với tình hình giá cả hiện nay nhằm đảm bảo phần thưởng phải có giá trị, có tác dụng kích thích người lao động phấn đấu làm việc để đạt được phần thưởng.

- Quyết định khen thưởng cần được đưa ra một cách kịp thời, đúng lúc, khoảng cách từ khi người lao động có thành tích được thưởng cho đến khi được khen thưởng càng sớm

càng tốt. Nếu chưa thể trao phần thưởng ngay thì cũng phải có những lời khen ngợi, biểu dương ngay đối với những thành tích xuất sắc mà người lao động đạt được.

- Công tác khen thưởng phải đảm bảo sự công bằng, dựa trên kết quả thực hiện công việc của người lao động. Quyết định khen thưởng phải được tiến hành công khai trước toàn Đơn vị nhằm nêu một tấm gương sáng cho những người khác noi theo và học tập, cũng như khích lệ tinh thần của người được khen thưởng, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người lao động.

- Thu hút người lao động tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng chương trình khen thưởng để có thể xây dựng được chương trình khen thưởng phù hợp với nguyện vọng của người lao động, mặt khác cũng làm cho người lao động hiểu rõ hơn về chương trình khen thưởng và có kế hoạch phấn đấu.

3.2.1.c. Các phúc lợi và dịch vụ cần phải được đa dạng hóa, tránh lãng phí

Trong những năm qua, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đã rất quan tâm đến đời sống lao động, chú trọng cải thiện các hình thức phúc lợi và dịch vụ. Tuy nhiên, để cải thiện hơn nữa đời sống của người lao động thì các hình thức phúc lợi và dịch vụ cần phải được đa dạng hóa hơn nữa, điều đó sẽ góp phần hấp dẫn và gìn giữ lao động giỏi cho Đơn vị. Cụ thể hóa bằng những công việc như sau:

- Việc sử dụng quỹ phúc lợi cần phải được lên kế hoạch cụ thế, phải xác định rõ cả về mặt định tính, cả về mặt định lượng, quy định tỷ lệ cho từng đối tượng hỗ trợ. BĐT cần phải chi dùng hợp lý, tránh lãng phí, cố gắng để hoạt động phúc lợi và dịch vụ cho người lao động đạt được kết quả cao mà không tốn kém nhiều về kinh phí.

- BĐT cũng cần phải thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Chẳng hạn như trợ cấp giáo dục cho con em người lao động có thành tích học tập xuất sắc, điều đó sẽ có tác động rất lớn đến tâm lý làm việc của họ.

- Tại các Đơn vị ở những vùng sâu, vùng xa, điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí,...còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, BĐT cần phải sử dụng quỹ phúc lợi ưu tiên cho việc cải thiện dịch vụ, mua sắm phương tiện vui chơi giải trí cho người lao động tại những nơi này. Điều đó sẽ giúp cho người lao động có được không khí làm việc vui vẻ, gắn bó với nơi làm việc, nâng cao đời sống tinh thần và giúp họ rời xa tệ nạn xã hội, tạo ra đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động.

Khóa luận tốt nghiệp đại học Chương III: Giải pháp tăng cường tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

3.2.2.a. Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động

Để xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động thì BĐT Thanh Hóa phải tiến hành hoạt động phân tích công việc. Phân tích công việc là một quá trình thu thập và xử lý các thông tin về công việc một cách có hệ thống. Phân tích công việc được tiến hành nhằm xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách thành công. Phân tích công việc giúp người lao động hiểu một cách chi tiết về các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời quá trình này sẽ giúp cho người quản lý có thể đưa ra được các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao,...dựa trên các tiêu thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn mơ hồ và mang tính chủ quan.

Mặc dù hiện nay, BĐT Thanh Hóa đã tiến hành phân tích công việc cho người lao động nhưng công tác này mới chỉ đưa ra được các nhiệm vụ, yêu cầu và các tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách chung chung, khái quát. Chính vì vậy, người lao động không thấy được hết vị trí của công việc đối với sự phát triển của Đơn vị, không có phương hướng phấn đấu từ đó làm giảm động lực lao động. Do đó, BĐT cần phải tiến hành phân tích và thiết kế lại công việc mà BĐT đang thực hiện.

* Để thực hiện tốt công tác phân tích công việc, Đơn vị phải tiến hành theo cách thức thực hiện như sau:

- Thứ nhất, tìm hiểu những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc. Để có thể xây dựng được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc được chính xác, cần thu thập một số loại thông tin như sau:

+ Thông tin về các yếu tố của điều kiện làm việc như điều kiện tổ chức hoạt động của Đơn vị, chế độ tiền lương, khen thưởng, tầm quan trọng của công việc trong Đơn vị,

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại bưu điện tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w