2.2.Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại bưu điện tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 50)

I Doanh thu BCVT 1 Doanh thu BCVT – phát

2.2.Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh

Thanh Hóa

2.2.1.a. Yếu tố bên trong

Đặc điểm về đội ngũ lao động Quy mô lao động

Bảng 2.6: Quy mô lao động của Bưu điện tỉnh năm 2012 -2014

Năm 2011 2012 2013 2014 T.số % năm so với trước T.số % năm so với trước T.số % năm so với trước Tổng số lao động 560 548 97 558 98 585 95 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, BĐT)

Tổng số lao động trong bảng trên không bao gồm lao động phát xã. Quy mô lao động của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa trong các năm không biến động nhiều, mỗi năm tăng từ 10 đến 30 lao động. Qua các năm số lao dộng giảm nghỉ hưu trí, chấm dứt HĐLĐ... là: 55 người.

Để nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty nên những năm qua chủ trương của Bưu điện tỉnh không tăng nhiều lao động để phấn đấu thực hiện mục tiêu cân bằng thu chi toàn Tổng công ty vào năm 2014

Trình độ lao động

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động BĐT theo trình độ chuyên môn năm 2012 -2014

Trình độ lao động Năm 2012 2013 Năm 2014

Số LĐ Tỷ lệ

(%) Số LĐ Tỷ lệ(%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Đại học, trên đại

học

90 17 102 18 122 21

Cao đẳng 30 5 30 5 30 5

Trung cấp 210 38 211 38 220 38

Công nhân 189 35 189 34 187 32

Chưa qua đào tạo 29 5 26 5 26 4

Tổng số 548 558 585

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, BĐT)

Qua bảng ta thấy Bưu điện tỉnh Thanh Hóa năm 2014 vẫn còn lao động chưa qua đào tạo (4%), tỷ lệ lao động có trình độ công nhân và trung học chiếm 70%, còn lại (26%) là lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, tăng so với năm 2013. Lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao thì khả năng nắm bắt công việc, làm chủ thiết bị càng tốt từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa năm 2012 -2014

Phân loại lao động Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ(%) Số LĐ Tỷ lệ(%) Lao động quản lý 118 22 118 21 130 22 Lao động trực tiếp SX GDV,TTBH,CNVC... 414 75 425 76 440 75 Lao động phục vụ 16 3 15 3 15 3 Tổng số 548 558 585 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, BĐT)

Theo bảng trên, số lao động công nghệ chiếm phần lớn trong tổng số lao động của Bưu điện tỉnh và đây cũng là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất.

Đặc điểm về sản phẩm

Khóa luận tốt nghiệp đại học Chương II: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

các dịch vụ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost). Ngoài ra, Bưu điện Thanh Hóa còn làm đại lý cung cấp các dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Như vậy, các dịch vụ kinh doanh mà Bưu điện tỉnh Thanh Hóa cung cấp bao gồm 3 nhóm: Nhóm dịch vụ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, nhóm dịch vụ đại lý mà Bưu điện tỉnh Thanh Hóa cung cấp, và nhóm dịch vụ kinh doanh khác( dịch vụ mà đơn vị tự lựa chọn, tổ chức dựa trên những lợi thế của mình)

2.2.1.b. Yếu tố bên ngoài

Thị trường kinh doanh

Môi trường quốc tế, môi trường trong nước và môi trường ngành có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của VNPost nói chung và Bưu điện tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

- Môi trường quốc tế

Hiện nay, trên trường quốc tế, tình hình mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, chạy đua vũ trang, dịch bệnh, sự tăng giá của dầu lửa và kim loại mầu, sự mất giá của đồng đô la Mỹ so với đồng tiền của các quốc gia khác... vẫn còn diễn biến phức tạp, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam.

- Môi trường trong nước

Trong nước, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thiên tai bão lũ trầm trọng, nguy cơ tăng giá đồng nội tệ (so với đồng đô la Mỹ), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có nguy cơ tăng cao hơn tốc độ tăng GDP, cộng với tình trạng nhập siêu vẫn tiếp tục tăng đã tác động ảnh hưởng nhiều đến đầu tư, kinh doanh của ngành Bưu chính.

- Môi trường ngành

Sau năm 2008 là năm đầu tiên Bưu điện tỉnh Thanh Hóa xây dựng và thực hiện kế hoạch sau khi chia tách Bưu chính, Viễn thông. Nền kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chắc chắn, tạo những cơ hội, điều kiện thuận lợi cho Bưu điện tỉnh Thanh Hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực hiện mô hình tổ chức mới trong điều kiện sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của đối thủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh.

Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực Bưu chính mở rộng quy mô, phạm vi cung cấp dịch vụ, với tốc độ nhanh, nhiều chiêu thức cạnh tranh có hiệu quả. Thị phần nhiều dịch vụ (chuyển phát nhanh, phát hành báo chí...) của Bưu điện tỉnh giảm sút ở mức độ

đáng lo ngại. Giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu tiếp tục ở mức cao ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác xây dựng cơ bản.

Đặc điểm về cạnh tranh

Trước kia, trên thị trường Bưu chính Viễn thông Thanh Hóa, cạnh tranh hầu như chỉ diễn ra đối với các dịch vụ Viễn thông. Nhưng cho đến nay, các dịch vụ Bưu chính cũng đang bị cạnh tranh bởi nhiều đối thủ. Mặc dù các loại dịch vụ bưu chính là dịch vụ kinh doanh mang tính công ích doanh thu và lợi nhuận ít hơn nhiều so với các dịch vụ viễn thông, song sự cạnh tranh của nó trên địa bàn cũng không kém phần quyết liệt. Tuy nhiên sự cạnh tranh chỉ giới hạn ở các thị trường có lợi nhuận cao như các trung tâm tỉnh, thành phố, khu công nghiệp, trục quốc lộ chính đi qua địa bàn tỉnh. Các đối thủ không tiếp nhận dịch vụ này cho các vùng sâu, vùng xa, hoặc nếu có tiếp nhận thì chuyển ngay sang cho Bưu điện thực hiện. Họ hoạt động còn mang tính chộp giật và chưa có quy mô. Các dịch vụ bưu chính trên thị trường bị cạnh tranh đó là: Bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh (EMS), chuyển tiền và phát hành báo chí. Dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền, dịch vụ phát hành báo chí bị cạnh tranh mạnh nhất, còn dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện thì có bị cạnh tranh nhưng cạnh tranh tương đối ít, chỉ cạnh tranh ở dịch vụ ghi số.

Đối thủ cạnh tranh lĩnh vực chuyển phát của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa là Bưu chính Viettel, Tín Thành, Saigon Post, Hợp Nhất,... họ đã có các bưu cục tại trung tâm tỉnh và một số điểm tại trung tâm huyện, có một đội ngũ công nhân tuy chưa nhiều, khai thác còn thủ công, song họ hoạt động rất tích cực. Họ vừa tiếp thị vận động vừa trực tiếp tiếp nhận giao dịch khách hàng… Công ty xe khách cạnh tranh về các dịch vụ chuyển tiền và hàng hóa, nhưng chủ yếu là hướng Hà Nội. Vận tải đường sắt, lái xe tư nhân đường dài,… cũng là các đối thủ cạnh tranh của Bưu điện. Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính còn có hệ thống các Ngân hàng cạnh tranh với Bưu điện tỉnh Thanh Hóa về dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm Bưu điện

2.2.2. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

2.2.2.a. Các công cụ tạo động lực cho người lao động về tài chính

Tiền lương

Tiền lương là nguồn thu nhập chính của cán bộ công nhân viên. Trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng làm mạnh đội ngũ lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Quy chế phân phối tiền là cơ sở để phân phối tiền lương cho tập thể và trả lương hàng tháng cho cá nhân người lao động. Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đã triển

Khóa luận tốt nghiệp đại học Chương II: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

khai xây dựng Quy chế phân phối tiền lương mới cho người lao động đảm bảo các nguyên tắc phân phối theo quy chế mẫu của Tổng Công ty.

Quỹ tiền lương kế hoạch của Bưu điện tỉnh được phân bổ như sau:

- Trích lập quỹ tiền lương dự phòng (Vdpkh) từ 8- 10% quỹ tiền lương kế hoạch. Quỹ tiền lương dự phòng được sử dụng để điều tiết và hỗ trợ bổ sung cho quỹ tiền lương thực hiện hàng quý theo quyết định của Hội đồng tiền lương Bưu Điện tỉnh và được phân bổ hết vào cuối năm kế hoạch.

-Trích lập quỹ tiền lương chính sách (Vcskh) từ 2- 3% quỹ tiền lương kế hoạch. Quỹ tiền lương chính sách sử dụng để chi trả tiền lương cho những ngày người lao động nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật Lao động và chi trả cho những ngày người lao động được cử đi đào tạo dài hạn theo quy định tại Quy chế đào tạo của Bưu Điện tỉnh.

- Trích lập quỹ tiền lương khuyến khích (VKkkh) từ 2- 3% quỹ tiền lương kế hoạch. Quỹ tiền lương khuyến khích được sử dụng để khuyến khích cho các đơn vị có doanh thu tính lương thực hiện vượt trên 100%; sử dụng khuyếnkhích các tậpthể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có kết quả cao trong việc phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ có nguồn thu cao.

- Chi trả các chế độ phụ cấp (Chức vụ, trách nhiệm, khu vực…).

- Trích lập quỹ tiền lương kế hoạch để đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thân thể và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tập trung cho người lao động và chi chế độ thường trực thêm giờ, làm thêm giờ (nếu có).

- Trích lập quỹ Chính sách xã hội hàng năm bằng 1% quỹ tiền lương kế hoạch. - Quỹ tiền lương còn lại được phân bổ cho các đơn vị trên cơ sở giao đơn giá tiền lương gắn với các yếu tố, nhóm yếu tố liên quan.

Nguyên tắc phân bổ quỹ lương

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại bưu điện tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w