Bố trí nhân lực

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại bưu điện tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)

Bố trí nhân lực bao gồm: các hoạt động định hướng đối với người lao động khi bố trí họ vào vị trí làm việc mới, bố trí lại lao động thông qua quá trình biên chế nội bộ doanh nghiệp. Tổ chức sẽ động viên được sự đóng góp của người lao động ở mức cao nhất, nếu quá trình bố trí nhân lực được thực hiện có chủ định và hợp lý.

1.3.3.a. Định hướng

Những nhân viên vừa được tuyển dụng sẽ phải đương đầu với tình trạng mới lạ, lo lắng và cần có thời gian để điều chỉnh. Do vậy, các công ty tổ chức các “Chương trình định hướng” tạo điều kiện giúp người lao động mới rút ngắn thời gian làm quen với công việc, nhanh chóng đạt năng suất lao động cao, giảm chi phí nhập việc; ảnh hưởng tích cực tới đạo đức và hành vi của người lao động, góp phần lôi cuốn họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, tạo ra sự đồng lòng, tự nguyện giữa người lao động và doanh nghiệp. Nội dung của chương trình định hướng gồm những vấn đề của doanh nghiệp (lịch sử phát triển; triết lý của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức, sản phẩm, thị trường hiện tại; chiến lược phát triển của doanh nghiệp; các chính sách, quy định,…), những vấn đề quyền lợi của nhân viên (tiền lương, chế độ bảo hiểm,…), giới thiệu cán bộ, nhiệm vụ công việc.

1.3.3.b. Quá trình biên chế nội bộ

Quá trình biên chế nội bộ là quá trình bố trí lại người lao động trong nội bộ tổ chức nhằm xếp đúng người, đúng việc. Mục tiêu của biên chế nội bộ doanh nghiệp là để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh và làm cho các nhu cầu trưởng thành và phát triển của cá nhân phù hợp với các yêu cầu của tổ chức. Biên chế nội bộ tổ chức bao gồm: thuyên chuyển, để bạt và xuống chức.

1.3.4. Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. Việc đánh giá năng lực nhân viên nằm trong các chuỗi hoạt động nhằm thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực được bao gồm trong một hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực dài hơi. Hệ thống này cần phải được xây dựng thật chi tiết, khoa học và phù hợp với mô hình và văn hóa của doanh nghiệp mới đảm bảo tính hiệu quả. Nhờ nó mà người làm công tác quản lý tránh được các vấn đề như nguồn nhân lực cạn kiệt, tinh thần sa sút,

Khóa luận tốt nghiệp đại học Chương I: Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

sắp xếp nhân sự không hợp lý dẫn đến năng suất thấp, chi phí cao, chất lượng sản phẩm kém

1.3.5. Đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nhân lực bao gồm các hoạt động học tập như hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định, mục tiêu chung của nó nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp, thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, động cơ làm việc tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tương lai.

1.3.6. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao động lực cho người lao động. Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của công ty càng đảm bảo bao nhiêu thì hiệu quả làm việc của nhân viên càng cao bấy nhiêu. Môi trường làm việc còn được thể hiện qua mối quan hệ, qua sự hợp tác giữa các nhân viên trong một công ty. Các doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý nhằm tạo ra một môi trường làm việc thoải mái nhất cho nhân viên của mình.

1.3.7. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được tạo thành từ tổng thể các triết lý quản lý, mục tiêu sản xuất kinh doanh, các chính sách quản lý nhân sự, bầu không khí tâm lý của tập thể lao động, lề lối làm việc và các mối quan hệ nhân sự giữa cấp trên và cấp dưới và giữa các động nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân trong công việc, nó chỉ cho mỗi người thấy bằng cách nào để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Muốn các thành viên trong tổ chức hết lòng vì mục tiêu chung tức là có động lực làm việc thì doanh nghiệp cần thiết lập được mốt văn hóa mạnh. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải làm rõ được một số khía cạnh: Nhiệm vụ chính là gì? Mục tiêu cần đạt được và làm thể nào để đạt được mục tiêu đó?… Với việc làm rõ các vấn đề trên, người lao động thấy rõ trách nhiệm phải góp sức vào việc đát được các mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại bưu điện tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w