Doanh thu của các KTTN được trình bày qua bảng sau: Bảng 3.7 Doanh thu thuần của khu vực KTTN qua 4 năm
Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng số doanh thu thuần (triệu đồng) 64.672.812 75.871.419 101.331.836 103.318.156 Mức tăng trưởng (triệu đồng) - 11.198.607 23.460.417 1.986.320 Tốc độ tăng trưởng (%) - 17,3 33,4 1,9
Nguồn: Niên giám thống kê, 2013
Tổng doanh thu thuần năm qua 4 năm tăng lên rõ rệt, điều này nói lên rằng việc đầu tư vốn vào của KTTN có hiệu quả và đem lại doanh thu thuần cao hơn. Doanh thu thuần năm 2012 là 101.331.836 triệu đồng, tăng 33,6% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 chỉ tăng thêm 1,9%. Tuy nhiên, KTTN cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa để có được sự đầu tư hiệu quả cao hơn.
Nguồn: Niên giám thống kê, 2013
Hình 3.4 Cơ cấu doanh thu thuần của các khu vực kinh tế năm 2013
Hầu như là tổng doanh thu thuần của KTTN luôn chiếm cao nhất trong tổng doanh thu thuần của các khu vực kinh tế, dù chưa được đánh giá là khu vực kinh tế chủ đạo nhưng KTTN luôn thể hiện hết sức năng lực của mình để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Năm 2013, khu vực KTTN chiếm 71,98% trong tổng doanh thu của cả nước. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 22,49% và khu vực có đầu tư nước
ngoài chỉ 5,53%. Trong khu vực KTTN, doanh thu thuần của Công ty TNHH chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 32,34%, Công ty không có vốn NN 20,17%. Trong khi nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH là ít hơn đối với Công ty không có vốn NN. Nguồn vốn cho các DN tập thể lớn đứng thứ 2 lại có nguồn doanh thu thuần thấp nhất. Nguồn vốn đầu tư của công ty CP có vốn của NN là thấp nhất và sau tư nhân nhưng nguồn doanh thu thuần lại gần như nhau là 8,46% và 8,74%. Có thể nói rằng, các công ty TNHH là đầu tư có hiệu quả nhất và các DN tập thể là kém hiệu quả nhất. Bảng 3.8 Giá trị sản xuất theo giá hiện hành 2013
ĐVT: triệu đồng Thành phần kinh tế Năm 2012 2013 Tổng số 114.116.058 161.872.816 KTNN 34.019.618 38.608.503 KTTN 103.335.618 114.560.062 - Tư nhân 66.938.395 73..890.423 -Tập thể 2.313.170 2.500.197 - Cá thể 34.084.395 38.169.442
Kinh tế có đầu tư nước ngoài 6.760.699 8.704.224
Nguồn: Niên giám thống kê, 2013
Cũng như kết quả của doanh thu, đối với giá trị sản xuất của KTTN cũng luôn có kết quả cao nhất. Năm 2013, giá trị sản xuất theo giá hiện hành của cả nước là 161.872.816 triệu đồng, cao hơn năm 2012 là 144.116.058 triệu đồng, tức là tăng 17.756.758 triệu đồng. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành KTTN là 114.560.062 triệu đồng, gấp gần 3 lần so với KTNN. Trong đó, Tư nhân chiếm 38.169.423 triệu đồng, là nơi có giá trị cao nhất cũng là nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, và có giá trị gấp gần 30 lần so với các DN tập thể và gần 2 lần so với các DN cá thể.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƢ NHÂN TP CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1.1 Theo quy mô loại hình - lĩnh vực
Loại hình kinh tế tư nhân là loại hình chiếm số lượng lớn ở nước ta, tại Cần Thơ cũng không ngoại lệ, loại hình này chiếm số lượng chủ yếu và phân bố ở tất cả quận, huyện trên địa bàn.
Bảng 4.1 Số lượng mẫu điều tra KTTN theo quận, huyện
ĐVT: DN
Quận/Huyện Số doanh nghiệp (DN) Tỷ lệ (%)
Ninh Kiều 118 25,9 Cái Răng 25 5,5 Bình Thủy 59 12,9 Phong Điền 34 7,5 Thốt Nốt 83 18,2 Ô Môn 43 9,4 Cờ Đỏ 36 7,9 Thới Lai 24 5,3 Vĩnh Thạnh 34 7,5 Tổng 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Kết quả khảo sát 456 doanh nghiệp kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tập trung ở quận Ninh Kiều – trung tâm của thành phố với 25,9%, kế đến với 18,2% là quận Thốt Nốt và 12,9% ở quận Bình Thủy, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn của Cần Thơ. Điều này có thể nói rằng, do Quận Ninh Kiều là trung tâm thành phố nên có rất nhiều doanh nghiệp tập trung ở đây nên số lượng điều tra là nhiều nhất, tuy nhiên, không phải diện tích nhiều mà số lượng điều tra nhiều hơn mà vì theo khía cạnh khác, huyện nào đang trong quá trình được đầu tư và phát triển hơn nên rất cần để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại nơi đây.
Bảng 4.2 Loại hình Doanh nghiệp thuộc KTTN
Loại hình DN Số doanh nghiệp (DN) Tỷ lệ (%)
DN tư nhân 119 26,1
Công ty TNHH 130 28,5
Công ty Cổ phần 65 14,3
Cá thể, tiểu chủ 142 31,1
Tổng 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Về loại hình doanh nghiệp của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN được tập trung điều tra bao gồm các DN tư nhân, Cty CP, Cty TNHH, các DN cá thể, tiểu chủ và các DN khác. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì phần lớn là các cá thể tiểu chủ chiếm 31,1%, đến công ty TNHH (28,8%) và DNTN (26,1%), trong khi loại hình Cổ phần chỉ vào khoảng 14,3%. Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, bởi vì loại hình công ty này chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. Vì thế, tại Cần Thơ số lượng loại hình doanh nghiệp này chiếm số nhiều. Và loại hình doanh nghiệp tư nhân do dễ thành lập, không chung đụng, không góp vốn chung và ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật nên cũng có rất nhiều loại hình này tại TPCT.
Bảng 4.3 Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực KTTN TPCT
Lĩnh vực KD KTTN Số doanh nghiệp (DN) Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp, thủy sản 27 5,9
Công nghiệp – xây dựng 113 24,8
Thương mại – dịch vụ 316 69,3
Tổng 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Cùng với thực tế, lĩnh vực kinh doanh về thương mại dịch vụ chiếm lợi thế trong nền kinh tế của TPCT, số liệu điều tra chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực này. Có đến 316 mẫu trong tổng 456 quan sát là thuộc lĩnh vực thương mại, chiếm 69,3% tổng số điều tra, công nghiệp xây dựng là 113 mẫu, chiếm 24,9% và 5,9% là các doanh nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong 456 doanh nghiệp được điều tra, loại hình tạp hóa, phân phối vật tư nông nghiệp… chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 29,5 % bởi vì các hình thức này không phức tạp trong việc đăng ký, thủ tục, giao dịch với các cơ quan nhà nước, không cần sự chuyên nghiệp, trình độ nên được chiếm khá nhiều trên địa bàn TPCT.
Bảng 4.4. Phân bổ loại hình doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh của KTTN tại TPCT Lĩnh vực Loại DN Nông, lâm, ngƣ Công nghiệp xây dựng Thƣơng mại dịch vụ Tổng Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) DNTN 24 34,3 11 15,7 84 26,6 119 26,1 Cty TNHH 23 32,9 26 37,1 81 25,6 130 28,5 Cty Cổ phần 16 22,9 20 28,6 29 9,2 65 14,3 Cá thể, tiểu chủ 7 10,0 13 18,6 122 38,6 142 31,1 Tổng 70 100,0 70 100,0 316 100,0 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Mảng kinh doanh về xây dựng đứng thứ 2 với tỷ lệ là 16,6%. Tiếp đến là các DN sản xuất, chế biến nông sản với 11,6% vì TPCT là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực lớn nhất nước ta. Còn lại rải rác ở các lĩnh vực kinh doanh khác được trình bày như bảng trên.
Bảng 4.5. Loại hình sản xuất của các doanh nghiệp khu vực KTTN tại TPCT
Ngành nghề sản xuất Số ngành nghề sản xuất Tỷ lệ (%)
Xây dựng 77 16,6
Sản xuất, chế biến nông sản 54 11,6
Du lịch, khách sạn, nhà hang 49 10,6
Điện, điện tử 32 6,9
Quản lý, xử lý rác thải, nước thài 4 0,9
Sản xuất, chế biến thủy sản 25 5,4
Thủ công mỹ nghệ 8 1,7
Giao thông vân tải 12 2,6
Dịch vụ thông tin, truyền thong 12 2,6
Dược, y tế, hóa mỹ phẩm 12 2,6
Da giày 3 0,6
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 7 1,5
Dệt may 3 0,6
Bất động sản 7 1,5
Sửa chữa ô tô, mô tô 6 1,3
Khai khoáng 2 0,4
Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí 14 3,0
Dịch vụ giáo dục, đào tạo 0 0,0
Khác (Tạp hóa, phân phối vật tư nông
nghiệp…) 137 29,5
Tổng 464 100,0
4.1.2 Quy mô lao động
Đây là vùng kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên các DN siêu nhỏ chiếm tỉ lệ khá cao 46,5%, kế đến là DN nhỏ chiếm 43,4%.
Bảng 4.6 Quy mô doanh nghiệp
Chỉ tiêu Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) DN siêu nhỏ 212 46,5 DN nhỏ 198 43,4 DN vừa 22 4,8 DN lớn 24 5,3 Tổng 456 100
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Như vậy, tính các DN siêu nhỏ và nhỏ đã chiếm đến gần 90%, còn lại hơn 10% là DN vừa và lớn. Điều này thể hiện, tuy Cần Thơ là một thành phố trung ương, là trung tâm ĐBSCL nhưng việc phát triển kinh tế còn khá thấp.
Bảng 4.7 Phân bổ quy mô doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp ĐVT: %
Quy mô DN Loại hình DN
DNTN Cty TNHH Cty Cổ Phần Cá thể, tiểu chủ
DN siêu nhỏ 49,6 19,2 13,8 83,8
DN nhỏ 48,7 69,2 41,5 16,2
DN vừa 1,7 6,2 18,5 0,0
DN lớn 0,0 5,4 26,2 0,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
4.1.3 Tình hình tài chính
Tình hình tài chính của các DN thuộc KTTN của TPCT được trình bày qua những bảng sau:
Bảng 4.8 Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của khu vực KTTN ở TPCT
Nguồn vốn Số doanh nghiêp (DN) Tỷ lệ (%)
Tự có 318 69,7
Vay 138 30,3
Tổng 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
KTTN Về tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh của KTTN, đại đa số các DN được điều tra cho biết họ sử dụng vốn tự có là chủ yếu (chiếm gần 70%). Đối với nguồn vốn vay, gần 90% doanh nghiệp chọn vay ngân hàng.
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Hình 4.1. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của khu vực KTTN ở TPCT Bảng 4.9 Các nguồn vốn vay chủ yếu của khu vực KTTN ở TPCT
Nguồn vay Số doanh nghiệp (DN) Tỷ lệ (%)
Vay ngân hang 410 89,9
Vay cá nhân 24 5,3
Vay tín dụng thương mại 12 2,6
Khác (mượn người thân) 10 2,2
Tổng 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Kết quả điều tra về nguồn vốn họ có để thành lập và phát triển có từ đâu thì câu trả lời nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỉ lệ cao nhất gần 90%, vay cá nhân chỉ chiếm 5,3% và nguồn vay tín dụng là nguồn ít được vay nhất, chỉ có 2,6%. Bởi vì, các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu có quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ nên không cần quá nhiều vốn nên tự bản thân các chủ doanh nghiệp, họ có nguồn vốn riêng. Và để giảm rủi ro hơn hoặc khi cần thêm sự đầu tư, các doanh nghiệp này vay từ ngân hàng do đây là cách thức vay vốn đơn giản, nhanh chóng, và có rất nhiều sự lựa chọn vì tại đây các Ngân hàng tồn tại rất nhiều. Vay tín dụng được ít doanh nghiệp lựa chọn vì có rất ít các tổ chức tín dụng mà thủ tục có lẽ là rườm rà hơn nên không được tận dụng nhiều.
Bảng 4.10 Tình trạng vốn lưu động của khu vực KTTN ở TPCT
Tình trạng vốn lƣu động Số doanh nghiệp (DN) Tỷ lệ (%)
Đủ 208 45,6
Đôi khi thiếu 198 43,4
Thường xuyên thiếu 31 6,8
Luôn luôn thiếu 19 4,2
Tổng 456 100,0
Với đặc thù sử dụng chủ yếu là vốn tự có, trong những năm gần đây khả năng tự chủ về vốn lưu động của các doanh nghiệp KTTN cũng khá tốt, điều này được thể hiện quá bảng trên đánh giá về tình trạng vốn lưu động của KTTN.
4.1.4 Tình hình lợi nhuận KTTN trong nh ng năm gần đây
Bảng 4.11 Lợi nhuận trong những năm gần đây của khu vực KTTN ở TPCT
Tình hình lợi nhuận Số doanh nghiệp (DN) Tỷ lệ (%)
Giảm không đáng kể 44 9,6
Giảm mạnh 49 10,7
Không thay đổi 79 17,3
Tăng không đáng kể 120 26,3
Tăng mạnh 36 7,9
Không ổn định 128 28,1
Tổng 456 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Theo kết quả khảo sát cho thấy, trong 3 năm gần đây lợi nhuận của các doanh nghiệp KTTN Cần Thơ rất không ổn định, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng làm môi trường kinh doanh cũng như mức độ cạnh tranh ngày càng phức tạp, chính vì vậy đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế Cần Thơ nói chung, KTNN Cần Thơ nói riêng, khiến cho kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở nên không ổn định, và rất khó dự đoán được cho năm sau. Khi điều tra về tình hình lợi nhuận thay đổi như thế nào tính thời điểm đầu năm 2012 đến tháng 9 năm nay, thì lợi nhuận tăng không đáng kể chiếm 26,3%. Có 49 doanh nghiệp nói rằng lợi nhuận của họ bị giảm mạnh do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến và chiếm là 10,7 %. Có 28,1% nói rằng lợi nhuận của họ lúc tăng, lúc giảm không có sự ổn định và không có quy luật, 9,6% doanh nghiệp trả lời rằng có giảm nhưng không đáng kể và 12 doanh nghiệp nói rằng dường như không có sự thay đổi gì về lợi nhuận của họ, có sự gần như cân bằng giữa vốn và lợi nhuận thu được. Do kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, quy mô còn nhỏ, hoạt động còn manh mún và phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay nên kết quả còn thấp, vì thế các doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa để có kết quả tốt hơn.
4.1.5 Thị trƣờng hoạt động
Xét về góc độ thị trường, các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN trên địa bàn TPCT chủ yếu có quy mô nhỏ nên các DN này chỉ sản xuất - kinh doanh cho thị trường nội địa và rất ít cho thị trường xuất khẩu, tập trung vào lĩnh vực thương mại- dịch vụ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: các DN điều tra cho thấy hầu hết ở hai thị trường, đó là thị trường cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 46,5%, tại chỗ là 39,4%, thị trường toàn quốc là 13,5% và cho thị trường nước ngoài chỉ có 1 doanh nghiệp, chiếm chỉ 0,6%. Có thể nói rằng, Cần Thơ cũng là một trong những
thị trường nước ngoài bởi vì các doanh nghiệp quy mô còn nhỏ, năng lực quản lý còn yếu kém, các hoạt động phân phối, chiêu thị và chất lượng sản phẩm chưa tốt, sự khó khăn về nhiều mặt đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp KTTN.
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Hình 4.2 Tỷ trọng Thị trường khách hàng
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KTTN TẠI TPCT
4.2.1 Xác định và giải thích mô hình
Để phân tích các nhân tố có liên quan ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Trong nghiên cứu, do số lượng biến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh thu nhập khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau, do đó số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Những nhân tố mới được tạo ra từ phân tích nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được biểu diễn qua mô hình sau:
F1 = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +…+ AikXk Trong đó:
F1: Ước lượng trị số của nhân tố thứ i