Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 63 - 66)

Bản thân phân tích nhân tố là một phương pháp độc lập trong phân tích có thể sử dụng một mình. Tuy nhiên, nếu các mục tiêu của phân tích nhân tố là các biến tổng hợp có số lượng ít hơn để sử dụng cho các phân tích đa biến tiếp theo, thì chúng ta có thể tính toán ra các nhân số (trị số của các biến tổng hợp) cho từng trường hợp quan sát một. Nhân số của nhân tố thứ i bằng:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + …+ WikXk

Các nhân tố W được dùng để kết hợp các biến chuẩn hóa được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố. Nhờ ma trận này, chúng ta có thể tính ra trị số của các nhân tố dùng thay thế cho các trị số các biến gốc trong các phân tích khác. Nhìn vào bảng trên ta có thể tính ra 7 nhân số cho từng quan sát cách nhân giá trị các biến gốc của một quan sát với các hệ số nhân tố để tính ra các nhân số.

Như vậy ta có 7 đa thức ứng với 7 nhân tố trong trường hợp này là: F1 = X19(0,193) + X20(0,126) + (0,222)X21 + (0,307)X22 + (0,245)X23 + (0,282)X24 + (0,212)X25

F3 = (0,323)X26 + (0,394)X27 + (0,261)X28 + (0,180)X29 + (0,180)X30 + (0,052)X31 F4 = (0,367)X34 + (0,380)X35 + (0,334)X36 + (0,015)X37 F5 = (0,119)X4 + (0,011)X5 + (0,011)X6 F6 = (0,124)X10 + (0,425)X12 + (0,375)X14 F7 = (0,043)X8 + (0,146)X9

Từ phương trình của 7 nhân tố F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7 đã nêu trên ta có thể tính toán cụ thể các giá trị cho từng nhân tố ở mỗi quan sát. Để thực hiện cộng việc này một cách tự động ta lệnh cho chương trình SPSS tính toán các nhân tố và lưu các trị số này như những biến mới trong file dữ liệu.

Giải thích: Những biến hay yếu tố trong mô hình nào có hệ số nhân tố phía trước lớn thì có mức độ ảnh hưởng lớn, ngược lại những yếu tố nào có hệ số nhân tố phía trước nhỏ thì có nhỏ đối với mô hình. Tổng tỷ lệ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình là 100%. Do đó nếu chọn mô hình nào thì cần cân nhắc tỷ lệ khối lượng thực hiện và cũng không nên cứng nhắc vì đôi khi yếu tố cần thực sự cần quan trọng hơn nhưng lại có hệ số nhỏ hơn.

- (1) Mô hình này có tên là “Các yếu tố nội DN” chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố chính: Có 7 biến tương quan chặt chẽ với nhau là biến X19 (NC phát triển SP), X20 (Khả năng tiếp thị, tiêu thụ), X21 (Thị phần công ty), X22 (Trang thiết bị, công nghệ), X23 (Trình độ lao động), X24 (Năng lực quản lý), X25 (Quy mô DN). Trong số các biến tác động đến mô hình này thì X22 có mức độ ảnh hưởng cao nhất bằng 30,7% và theo chiều thuận, nghĩa là muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN lên 30,7% thì tăng việc trang thiết bị, công nghệ lên 100% trong khi các yếu còn lại không đổi.

- (2) Mô hình này có tên là “Chính sách vĩ mô” bao gồm các yếu tố: là biến X1 (Biến động kinh tế), X2 (Hệ thống pháp luật), X3 (Chính sách thuế), X15 (Thủ tục vay), X16 (Chính sách lãi suất). Trong các biến tác động tới mô hình thì biến X16 có mức độ ảnh hưởng cao nhất bằng 30,6% và theo chiều thuận, cũng có nghĩa là muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN lên 30,6% thì tăng chính sách lãi suất lên 100% trong khi các yếu tố khác không đổi.

- (3) Mô hình này có tên là “Khả năng tạo ra sức mạnh cạnh tranh” bao gồm: X26 (Tăng năng suất), X27 (Tăng lợi nhuận), X28 (Giảm chi phí), X29 (Nâng cao chất lượng), X30 (Thỏa mãn thị trường), X31 (Tăng tính cạnh tranh). Trong các biến tác động tới mô hình thì biến X26 có mức độ ảnh hưởng cao nhất bằng 32,3% và theo chiều thuận, cũng có nghĩa là muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN lên 32,3% thì tăng năng suất lên 100% trong khi các yếu tố không thay đổi.

- (4) Nhân tố F4 bao gồm 4 biến là X36 (Văn hóa DN), X35 (Trách nhiệm với nhà nước), X37 (Trách nhiệm với người tiêu dùng), X34 (Tạo việc làm). Nhóm nhân tố F4 được đặt tên là “Các yếu tố cộng đồng”. Trong các biến tác động tới mô hình thì biến X35 có mức độ ảnh hưởng cao nhất bằng 38,0% và theo chiều thuận, cũng có nghĩa là muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN lên 38,0% thì tăng trách nhiệm với nhà nước lên 100% trong khi các yếu tố không thay đổi.

- (5) Mô hình này có tên là “Sự hỗ trợ” bao gồm các yếu tố: X5 (Hỗ trợ của địa phương), X6 (Hỗ trợ các hiệp hội), X4 (Hỗ trợ của nhà nước). Trong đó biến X4 có mức độ ảnh hưởng cao nhất đó là sự hỗ trợ của nhà nước chiếm 0,119%.

- (6) Mô hình này có tên là “Các yếu tố cạnh tranh” bao gồm 3 biến là: X12 (SP/DV thay thế), X14(Áp lực cạnh tranh), X10 (Nhu cầu khách hàng). Trong đó, biến sản phẩn dịch vụ thay thế ảnh hưởng 42,5%

- Nhân tố F7 bao gồm 2 biến là: X9 (Thủ tục thuê đất), X8 (Cơ sở hạ tầng). Có tên gọi là “Cơ sở hạ tầng”. Trong đó, thủ tục đất chịu ảnh hưởng cao chiếm 14,6%.

Tóm lại: Các yếu tố được đưa ra phân tích đều có ảnh hưởng ít nhiều đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên là khác nhau. Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN gồm có: Trang thiết bị, công nghệ, chính sách lãi suất, tăng năng suất, trách nhiệm với nhà nước, hỗ trợ của nhà nước, SP/DV thay thế, thủ tục thuê đất.

F1 = (0,193) (NC phát triển sản phẩm) + (0,126)(Khả năng tiếp thị, tiêu thụ) +(0,222)(Thị phần công ty) + (0,307)(Trang thiết bị, công nghệ) + (0,245)(Trình độ lao động) + (0,282)(Năng lực quản lý) + (0,212)(Quy mô DN).

F2 = (0,280)(Biến động kinh tế) +(0,219)(Hệ thống pháp luật) + (0,267)(Chính sách thuế) + (0,282)(Thủ tục vay) + (0,306)(Chính sách lãi suất).

F3 =(0,323)(Tăng năng suất) + (0,394)(Tăng lợi nhuận)+ (0,261)(Giảm chi phí) + (0,180)(Nâng cao chất lượng) + (0,180)(Thỏa mãn thị trường) + (0,052)(Tăng tính cạnh tranh)

F4 = (0,367)(Tạo việc làm) + (0,380)(Trách nhiệm với nhà nước) + (0,334)(Văn hóa DN) + (0,015)(Trách nhiệm với người tiêu dùng)

F5 = (0,119)(Hỗ trợ của nhà nước) + (0,011)(Hỗ trợ của địa phương)+ (0,011)(Hỗ trợ của hiệp hội)

F6 = (0,124)(Nhu cầu khách hàng) + (0,425)(SP/DV thay thế) + (0,375)(Áp lực cạnh tranh )

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)