Giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 79)

(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường bình đẳng cho sự phát triển bền vững của kinh tế tư nhân như các thành phần khác

Sự nhất quán và ổn định tương đối của chính sách, cơ chế tài chính sẽ tạo tâm lý tin tưởng và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của toàn bộ nền kinh tế và khu vực KTTN. Khi môi trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi lại cần có sự điều chỉnh phù hợp để chính sách, cơ chế tài chính không trở thành rào cản cho sự phát triển. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này còn có sự phân biệt nhất định giữa

các thành phần kinh tế, song về lâu dài cần có sự thống nhất, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN trong các thành phần kinh tế.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý DN, đặc biệt tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện trong quản lý nhà nước đối với các DN sau cấp phép hoạt động. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo sự bình đẳng khi tiếp cận các nguồn lực và thị trường, khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, bảo vệ môi trường, chống sản xuất hàng giả… Thực hiện tự do hóa khu vực KTTN một cách thật sự và hoàn toàn. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hoạt động kinh doanh của KTTN. Nhanh chóng hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước đối với KTTN, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, không bình đẳng giữa thành phần KTTN với các thành phần kinh tế khác.

(2) Cải thiện môi trường đầu tư

Các ngành, các cấp thành phố cần quán triệt tinh thần, nội dung chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển KTTN, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tham gia đầu tư, cần phải xem KTTN như là một tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Nhà nước cần đưa vào danh sách những DN tư nhân lớn và nhất định không được bán cho nước ngoài. Tổng công ty Quản lý Vốn SCIC cần có những biện pháp ngăn ngừa và giúp đỡ những DN này khi gặp khó khăn. Nhà nước cần chủ động thu hút những nguồn vốn từ bên ngoài vào nước ta bằng cách đưa ra những chính sách hấp dẫn với nhà đầu tư từ bên ngoài. Đổi mới và sửa chữa cách quản lý để tránh thất thoát và tiêu cực. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung những quy định liên quan đến việc tạo điều kiện pháp lý cho các tổ chức nước ngoài đồng thời giảm các thủ tục hành chính để giải ngân vốn nhanh chóng.

(3) Phát triển quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, với các hiệp hội.

Để có thể phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh chung, KTTN Cần Thơ phải phát triển mối quan hệ hợp tác với các DN thuộc khu vực nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết với các vùng trong nước, với sự hỗ trợ của các Hiệp hội nhằm phát triển đồng bộ, hợp nhất và bền vững.

(4) Về phía nhà nước, để hỗ trợ cho khu vực KTTN, những chính sách mà TPCT đặc biệt quan tâm tới được phát biểu bởi ông Trần Tuấn Anh, phó chủ tịch UBND TPCT như sau:

+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo tin thần đơn giản và thông thoáng, tạo thuận lợi chung cho DN và DN KTTN trong khởi sự DN, trong tiếp cận các thông tin liên quan đến chủ trương chính sách, điều hành, trong các cách tiếp cận cơ chế và ưu đãi của Trung ương và TPCT, trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng,...

+ Có các biện pháp và chính sách ưu đãi để hỗ trợ DN KTTN về tín dụng, về hỗ trợ đào tạo nhân lực, về hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác sản xuất và kinh doanh.

+ Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông tại TPCT và liên kết với các địa phương khác trong khu vực.

+ Hỗ trợ cho các DN trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách kinh doanh và hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN TPCT, thông qua bộ số liệu gồm 456 quan sát được thu thập trên địa bàn TPCT rút ra một số kết luận như sau:

Loại hình kinh tế tư nhân là loại hình chiếm số lượng lớn ở nước ta, tại Cần Thơ cũng không ngoại lệ, loại hình này chiếm số lượng chủ yếu và phân bổ ở tất cả quận, huyện trên địa bàn TPCT nhưng tập trung chủ yếu ở quận Ninh Kiều – trung tâm của Thành phố với 25,9%. Lĩnh vực kinh doanh có lợi thế trong nền kinh tế của TPCT là thương mại dịch vụ, có đến 316 quan sát chiếm 69,3% tổng số điều tra kinh doanh ở lĩnh vực này hoạt động chủ yếu ở thị trường nội địa và vùng ĐBSCL. Phần lớn KTTN tại TPCT là cá thể tiểu chủ chiếm 31,1% và kinh doanh chủ yếu loại hình tạp hóa, phân phối vật tư nông nghiệp với 29,5%. Cần Thơ là vùng kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên các DN siêu nhỏ và DN nhỏ chiếm phần đông cụ thể lần lượt là 46,5% và 43,4%. Đại đa số các DN được điều tra cho biết họ sử dụng vốn tự có là chủ yếu (69,7%), các DN còn lại thì sử dụng nguồn vốn vay và có gần 90% DN chọn vay ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu của mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN TPCT bao gồm 7 nhóm nhân tố: Các yếu tố nội DN (F1), Chính sách vĩ mô (F2), Khả năng tạo ra sức mạnh cạnh tranh (F3), Văn hóa DN (F4), Sự hỗ trợ (F5), Các yếu tố cạnh tranh (F6) và Cơ sở hạ tầng (F7), cho thấy:

- Chính sách vĩ mô có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012 nền kinh tế VN nói chung và nền kinh tế Cần Thơ nói riêng có nhiều biến biến động, chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế nhiều DN đang đứng trước bờ vực phá sản. Nếu Nhà nước có những chính sách vĩ mô hợp lý để hỗ trợ, giúp đỡ các DN thì các DN sẽ vượt qua khó khăn, sớm ổn định và phát triển kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như: thuế giá trị gia tăng đầu vào một số hoạt động không phải kê khai nộp thuế được khấu trừ toàn bộ, được bù trừ âm của phương pháp trực tiếp, hoạt động chế tác vàng áp dụng phương pháp trực tiếp, kinh doanh ngoại tệ thuộc đối tượng không áp dụng thuế giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động đầu tư được kê khai khấu trừ bổ sung.

- Các áp lực cạnh tranh là yếu tố tác động tích cực, mạnh thứ hai đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Thật vậy, cạnh tranh là điều bất khả khảng đối với mỗi DN trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cạnh tranh là điều kiện và là

yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh của các DN KTTN theo các loại hình này thì áp lực cạnh tranh từ các DN khác ảnh hưởng cao nhất.

- Yếu tố nội tại doanh nghiệp là nhân tố tác động tích cực và mạnh thứ ba đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Thực tế cho thấy những năng lực thuộc bên trong doanh nghiệp là tiền đề và là bàn đạp giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, vì thế khi các DN nâng cao được năng lực nội tại của bản thân thì kết quả hoạt động kinh doanh cũng sẽ được tăng lên. Để có một kết quả tốt nhất thì nhân tố con người là yếu tố cần được các DN chú trọng và đầu tư nhiều nhất.

- Yếu tố cộng đồng là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu và tạo thêm hình ảnh cũng như niềm tin của khách hàng đối với tất cả các DN, tổ chức hoặc cá nhân và đây là yếu tố tiếp theo tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng, hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hiện hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi Hoa hậu, các Hội chợ triển lãm tầm cỡ,…

- Nhân tố tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN kế đến là Khả năng tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Thật vậy, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh chính là một trong những con đường tốt nhất để đi đến thành công trong kinh doanh, và để phát triển một cách bền vững thì chất lượng là nền tảng của mọi hoạt động. Lợi thế cạnh tranh phải được xây dựng dựa trên chất lượng, sau đó là giao hàng, tốc độ và chi phí.

- Đáng tiếc là nghiên cứu không có bằng chứng về sự ảnh hưởng của các nhân tố Sự hỗ trợ và Cơ sở hạ tầng đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN tại TPCT.

Kết quả kiểm định Anova cho thấy, chỉ có nhóm các yếu tố về Cơ sở hạ tầng là có mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau là như nhau. Sở dĩ không có sự khác biệt đó là do cơ cấu của các lĩnh vực không khác nhau và cùng được ảnh hưởng đồng thời và như nhau nên việc nhận định mức độ quan trọng của các doanh nghiệp đối với sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố Cơ sở hạ tầng là như nhau. Trong khi tất cả sáu nhóm còn lại đều có tác động ở mức khác nhau đối với từng lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh đó, khi được hỏi về mức độ hài lòng về các chính sách hỗ trợ của thành phố thì các DN chỉ đánh giá ở mức trung bình. Điều này sẽ có ý nghĩa cho các cơ quan, nghành của thành phố trong việc tìm hiểu và nắm bắt những yêu cầu của DN. Qua việc phân tích và đề ra các giải pháp dài hạn thuộc về nhà nước và vĩ mô cùng với nâng cao năng lực của bản thân DN, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và hoàn thiện pháp luật sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTN trong thời gian tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

- Đối với Cơ quan Nhà nước và Thành phố

Để KTTN phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì có hai việc quan trọng sau đây: Nhà nước nên hoàn thiện thể chế pháp lý và phải có sự bình đẳng nhất quán trong việc đánh giá vai trò và hỗ trợ đối với các thành phần trong nền kinh tế. Trong thực tế, một môi trường kinh doanh thuận lợi, các DN bình đẳng trước pháp luật là yêu cầu hàng đầu để phát triển đất nước trong tình hình mới. Hơn nữa, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc phân biệt đối xử giữa DN nhà nước với DN tư nhân sẽ bị thu hẹp dần, môi trường kinh doanh bình đẳng không thể không thiết lập. Tuy nhiên, công cuộc cải cách thể chế kinh tế, cải cách hành chính đã được triển khai song vẫn quá chậm so với yêu cầu phát triển. Do đó, hệ thống chính sách phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và phải xóa bỏ mọi rào cản để tạo thuận lợi cho thành phần kinh tế tư nhân.

Các cơ quan, ban ngành thành phố nên phát huy tốt vai trò quản lý, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và thành phần KTTN nói riêng. Cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ DN gắn liền với quy hoạch tổng thể TPCT. Có những quy hoạch tổng thể cụ thể và lâu dài để các DN có thể an tâm phát triển kinh doanh. Cần củng cố và phát triển các dịch vụ hỗ trợ có thế mạnh, có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Nâng cao năng lực quản lý kinh tế của các ban ngành, đoàn thể có liên quan. Có như thế thì công cuộc cải cách, chính sách hỗ trợ mới phát huy tối đa hiệu quả để giúp thúc đẩy nhanh KTTN phát triển.

- Đối với các DN thuộc thành phần KTTN

KTTN Cần Thơ nên tích cực nâng cao chất lượng lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực quản lý, điều hành để có thể đứng vững trên thương trường, nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường và phát huy tối đa lợi thế của vùng để đưa ra những sản phẩm phù hợp, chất lượng với thị trường và mang tính cạnh tranh cao. Các DN cần chủ động tìm kiếm, yêu cầu sự giúp đỡ của các Cơ quan, ban ngành Nhà nước và thành phố để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, tăng cơ hội phát triển.

Các DN cần có những chiến lược, giải pháp và mục tiêu cụ thể để phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế và năng lực cạnh tranh và có bước tiến vững chắc trong nền kinh tế hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Nam và Hoàng Phương Đài, 2012. Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ cho Doanh Nghiệp Nông nghiệp Ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, số 2012:22b 242-253.

2. Nguyễn Đức Trọng, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

3. Nguyễn Hồng Dẫn, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ.

4. Ngô Đức Hồng và Phan Văn Phúc, 2011. Giáo trình chuyên đề kinh tế chính trị. NXB ĐH Cần Thơ.

5. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, số 2011:19b 122-129.

6. Nguyễn Quốc Nghi, 2009. Giải pháp tháo gỡ khó khăn góp phần phát triển thành phần Kinh tế Tư nhân: Nghiên cứu trường hợp Doanh nghiệp tƣ nhân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

7. Tổng cục thống kê, 2010-2013. Niên giám Thống kê TP Cần Thơ. 8. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013 TPCT, UBND TPCT.

9. Cao Sỹ Kiêm, 2013. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm.

10. Phan Thị Minh Lý, 2011. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ủa các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế.

11. Mai Văn Nam, 2012. Nghiên cứu mức độ đáp ứng của các dịch vụ thu hút đầu từ và phát triển doanh nghiệp ở TPCT.

12. Cục thống kê TPCT, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ ước tính tháng 6 năm 2013.

13. Bình Đại, 2012. Cần Thơ gỡ khó cho doanh nghiệp.

14. Báo kinh tế Sài Gòn, 2009. Vì sao kinh tế tư nhân khu vực ĐBSCL chưa phát triển mạnh.

15. Đỗ Mai Thành, 2012. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình hội nhập quốc tế.

16. Michael Browen, Makarius Morara and Samuel Mureithi, 2009.

Management Of Business Challenges Among Small and Micro Enterprises In Nairobi- Kenya.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)