Hệ thống cung cấp điện
Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia (qua đường dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110KV và 6 trạm biến áp.
Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.700MW bao gồm: Ô Môn 1: 600MW, Ô Môn 2: 720MW; nhà máy điện FO/khí 660MW và Ô Môn 4: 720MW dự kiến hoàn thành cả 4 nhà máy vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vào vận hành vào năm 2009.
Cấp thoát nƣớc
Cấp nước: toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất 109.500m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nước từ 10 - 20m3/giờ và các cụ m dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tụ c nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
Thoát nước: hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509m, đường cống Ø300- 1.200mm và 7.216m các mương xây B=200-500mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.
Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ: toàn thành phố có 2.762,84km đường, mật độ 2,3km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548km đường, mật độ 0,5km/ km2); trong đó có 123,715km quốc lộ; 183,85km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33km đường đô thị; 1.969,075km đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụ ng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.
Hệ thống giao thông đường sông: mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.
Giao thông hàng không: sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.
Hệ thống các công trình phục vụ giao thông
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, khởi công vào tháng 9 năm 2004, đã hoàn thành và đưa vào sử dụ ng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra, hệ thống cảng của Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể tiếp nhận tàu tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phụ c vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II. Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình phụ c vụ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tụ c đầu tư phát triển hoàn thiện hơn.
Hệ hống cảng biển
Cảng Hoàng Diệu: đây là cảng đầu mối thương mại hàng hải chính của ĐBSCL, nằm trên bờ phải sông Hậu, cách TP. Cần Thơ 8 km về phía thượng lưu. Tọa độ địa lý 10007’34”N - 105041’16”E. Luồng vào cảng theo sông Hậu qua cửa Định An dài 120km (có 30km cửa Định An). Diện tích khu đất 5,674ha liền kề QL 91. Một bến liền bờ dài 144m, cho tàu trọng tải 1 vạn DWT hoặc 2 vạn DWT vơi mớn (xây dựng trước 1975, đã qua nhiều lần gia cố cải tạo mở rộng).
Một bến liền bờ dài 160m xây dựng mới năm 2001 tiếp nhận được tàu đến 1 vạn DWT, 08 bến phao chuyển tải ngoài sông cho tàu đến 1,5 vạn DWT. Năng lực thông qua thiết kế: 1,5 ÷ 1,55 triệu T/năm. Cảng Trà Nóc: Nằm phía bờ phải sông Hậu, cách trung tâm TP.Cần Thơ 10÷15km, cách khu cảng Hoàng Diệu 6÷11km về phía thượng lưu, thuộc khu công nghiệp và chế biến Trà Nóc, Ô Môn của TP.Cần thơ. Hiện là cảng chuyên dùng làm hàng khô của Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu với 1 bến tiếp nhận tàu 2.500DWT, tổng chiều dài bến 76,2m.
Cảng Cái Cui: nằm trên bờ phải sông Hậu, cách trung tâm Tp.Cần Thơ khoảng 10km và vị trí xây dựng cầu Cần Thơ khoảng 5km thuộc Quận Cái Răng, giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Hiện đã khánh thành giai đoạn I gồm diện tích san lấp 23,4ha, 1 bến cho tàu một vạn DWT dài 165m, 2 cầu dẫn dài 60 mét, 2 bến phao chuyền tải cho tàu đến 2 vạn DWT, hệ thống kè bờ, kho bải, văn phòng,… với giá trị đầu tư 174 tỷ trong tổng dự toán đầu tư 212,9 tỷ đồng. Năng lực thông qua thiết kế 500.000 T/năm (có 130.000 T/năm hàng container).
Thông tin liên lạc
Hệ thống bưu chính - Viễn thông của thành phố Cần Thơ được trang bị hiện đại, công nghệ cao, chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh, thành trong nước và quốc tế.
Về bưu chính: 1 doanh nghiệp nhà nước và hơn 24 doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn đảm nhận, có hệ thống ổn định với 35 bưu cụ c, 48 điểm bưu điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát.
Mạng lưới viễn thông: được hiện đại hóa, chất lượng đồng bộ, nhiều loại hình dịch vụ hiện đại được triển khai, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của vùng; hiện tại, trên địa bàn thành phố có 6 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet. Công nghiệp công nghệ thông tin có những chuyển biến mới, ứng dụ ng công nghệ thông tin trong xử lý công việc theo hướng số hóa, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động; công nghệ phần mềm và nội dung số đang có 5 doanh nghiệp hoạt động.
3.5 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TPCT
3.5.1 Thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Cửu Long
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.
Kinh tế Cần Thơ hội tụ nhiều lợi thế, không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực như: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch, các ngành công nghiệp phụ trợ.
Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, thích hợp với nuôi thuỷ sản nước ngọt, tập trung đầu tư khai thác nuôi thuỷ sản nước ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tư khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại cây chủ lực như xoài, bưởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tư kinh tế vườn kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ô Môn, vùng ven và các cồn của thành phố Cần Thơ.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng công nghiệp sau thu hoạch. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư.
3.5.2 Thành tựu chung
Qua gần 10 năm phấn đấu kể từ khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ tiếp tục được
duy trì với tốc độ nhanh, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,13%/năm (so với giai đoạn 2001 - 2005 chỉ đạt 13,48%).
GDP: Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng theo hướng phấn khởi. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng, tương đương 2.514 USD (tăng 174 USD so với năm 2011), đồng thời, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2004 - năm đầu tiên thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (năm 2004 thu nhập bình quân đầu người đạt 10,023 triệu, tương đương 647 USD).
Về công nghiệp: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố đạt trung bình 18,06%/năm (giai đoạn 2006 - 2010), giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2004).
Về Thương mại, dịch vụ: hoạt động thương mại được đầu tư phát triển đa dạng, theo hướng văn minh, hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống… tạo thị trường hàng hóa phong phú.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục duy trì ở mức cao, năm 2012 đạt 101.000 tỷ đồng (tăng gấp 12 lần so với năm 2004). Xuất khẩu hàng hóa thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 16,45%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2005 đạt 1,29 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một số ngành dịch vụ đang trở thành trung tâm của vùng như: hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh trên địa bàn. Về dịch vụ du lịch, lượng khách đến Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước, năm 2011, thành phố tiếp đón và phục vụ 970.000 lượt khách lưu trú, năm 2012 khoảng 1.180.000 lượt, tăng gấp hơn 3 lần năm 2004 (tiếp đón và phục vụ 377.000 lượt). Các điểm tham quan: Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ và chợ đêm bến Ninh Kiều, du thuyền trên sông, công viên sông Hậu, chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Cồn Khương, Mỹ Khánh... thu hút đông du khách.
Về nông nghiệp: tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng, năm 2012 thực hiện 4.623 tỷ đồng (so với năm 2004 tăng gấp 1,6 lần). Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững, sản lượng lúa luôn ổn định trên 1 triệu tấn/năm, sản lượng thủy sản bình quân 150 ngàn tấn/năm. Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, tích cực.
Về kinh tế đối ngoại: đến nay thành phố có 53 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 925 triệu USD, so với năm 2004 tăng 19 dự án (năm 2004 thành phố có 34 dự án, tổng vốn đầu tư 157,43 triệu USD). Một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA và NGO hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trung tâm truyền máu huyết học, Dự án cải thiện môi trường thành phố Cần Thơ, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Dự án Nâng cấp đô thị (giai đoạn 1)…
3.5.3 Kinh tế tƣ nhân thành phố Cần Thơ
3.5.3.1 Về tăng trưởng DN
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPCT, trong 9 tháng năm 2013, thành phố cấp mới đăng ký kinh doanh cho 821 DN các loại hình, tổng vốn đăng ký 2.123,7 tỉ đồng. Cấp mới 2 giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 213,2 tỉ đồng. Đồng thời, cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 1.655 lượt DN, trong đó 256 DN đăng ký tăng vốn (tăng hơn 2.462 tỉ đồng), 6 DN giảm vốn (giảm 37,9 tỉ đồng), thực hiện thủ tục giải thể 102 DN các loại hình có vốn 225,8 tỉ đồng. Tính về qui mô thì các DN thành lập mới có qui mô nhỏ, số vốn đăng ký thu hẹp so với những năm trước (năm 2012 có 904 DN và 236 đơn vị trực thuộc được cấp giấy đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký khoảng 6.967 tỉ đồng), trong khi số lượng DN giải thể, số vốn đăng ký đã gần ngưỡng của năm 2012 (130 DN giải thể, vốn 250 tỉ đồng). Cái khó của DN hiện nay vẫn là tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường sụt giảm mạnh, trong khi chỉ số hàng tồn kho cao.
Trong 9 tháng 2013, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đăng ký hơn 6,77 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn 1 dự án tăng thêm 3,1 triệu USD. Tính chung 9 tháng, thành phố thu hút thêm 9,87 triệu USD vốn FDI. Đến nay, thành phố có 60 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 886,3 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mô tăng trưởng chậm, kinh tế thế giới chậm phục hồi, nên vốn thực hiện của các DN FDI không cao, 9 tháng, vốn thực hiện của các DN chỉ khoảng 15,5 triệu USD, đến nay, tổng vốn thực hiện mới đạt 278,6 triệu USD. Thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, đa phần dự án mới đều có qui mô nhỏ, chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư của thành phố chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư.
Các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển khá nhanh, thành phần KTTN và FDI có nhiều chuyển biến tích cực. Theo Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013, thì số lượng DN ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ nhiều nhất, chiếm hơn 98% tổng số DN trên địa bàn, tỷ lệ rất nhỏ còn lại là của DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tổng số DN tại TPCT tính đến cuối năm 2012 có 4.020 đơn vị, thể hiện mức giảm nhanh chóng so với năm 2011 là 4506 đơn vị. Trong đó, các DN thuộc KTTN đã chiếm gần hết tổng số lượng DN trên địa bàn, với con số là 3952 DN, còn lại là 41 DN nhà nước và 27 DN có vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2012.
Bảng 3.1: Số DN đang hoạt động phân theo loại hình DN tại TPCT ĐVT: DN