Kết quả phân tích ma trận SWOT của KTTN

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 77)

Từ những phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động kinh doanh của KTTN Cần Thơ, ta có các chiến lược như bảng sau: Bảng 4.21 Phân tích ma trận SWOT các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các DN kinh tế tư nhân tại TPCT

SWOT

CƠ HỘI (O)

O1: Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, có nhiều chính sách hỗ trợ. O2: Nhận thức lợi ích từ các dịch vụ hỗ trợ DN được nâng cao.

O3: Nhiều cơ hội kinh doanh trong quá trình hội nhập, tiềm năng thị trường lớn.

O4: Ngày càng nhiều kênh cung cấp vốn cho DN.

THÁCH THỨC (T)

T1: Gia tăng thách thức trong thực hiện cam kết WTO.

T2: Cạnh tranh chưa bình đẳng và ngày càng gay gắt. T3: Nguồn vốn bị tác động do những biến động kinh tế. T4: Môi trường pháp luật chưa hoàn thiện, bất cập. T5: Chất lượng dịch vụ hỗ trợ còn thấp.

ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Quy mô nhỏ gọn, năng động, dễ thích ứng, vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi nhanh.

S2: Tổ chức quản lý, sản xuất linh hoạt, gọn nhẹ.

S3: CT là cửa ngõ của vùng KT trọng điểm ĐBSCL, hội tụ nhiều lợi thế thu hút nhiều đầu tư và viện trợ.

S4: Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, có xu hướng gắn bó với địa phương.

CHIẾN LƯỢC S-O

S1,2,3,4 + O1,3 : Tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực KTTN tại TPCT

S1,2 + O2: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ

CHIẾN LƯỢC S-T

S3 + T1,2,3: Cải thiện môi trường đầu tư.

S 3+ T2,4: Hoàn thiện môi trường pháp lý.

ĐIỂM YẾU (W)

W1: Khó khăn trong việc huy động vốn và thu hút đầu tư. W2: Thiếu thông tin thị trường. W3: Quy mô nhỏ, trình độ yếu, công nghệ thấp, hoạt động hướng nội, ít liên kết.

W4: Năng lực cạnh tranh còn thấp W5: Nguồn nhân lực yếu, thiếu tính chuyên nghiệp và thường xuyên biến động.

W6: Yếu tố cộng đồng chưa được quan tâm thích đáng. CHIẾN LƯỢC W- O W1,2 + O1,2: Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước. W1,2,3,6 + O1,3,4: Tăng cường vai trò các hiệp hội.

CHIẾN LƯỢC W-T

W1,3,4 + T1,2: Phát triển quan hệ hợp tác liên doanh.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC DN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TPCT 5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TPCT

5.1.1 Giải pháp trƣớc mắt

(1) Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố.

Các cơ quan nhà nước, thành phố cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho KTTN, hoàn thiện cơ sở vật chất, bảo mật thông tin, thủ tục pháp lý nhanh gọn và nhiệt tình hỗ trợ. Cung cấp thông tin những vấn đề liên quan đến dịch vụ hỗ trợ một cách thường xuyên và kịp thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan quản lý nhà nước, vì đây là hai kênh thông tin được các DN quan tâm nhiều nhất. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực với trình độ chuyên nghiệp cao, đúng với yêu cầu thực tế của các DN. Các hiệp hội thành phố phát huy tốt hơn nữa vai trò để giúp các DN gắn kết lại với nhau để từ đó chia sẻ thông tin về môi trường kinh doanh, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, thị trường, công nghệ. Nhà nước và thành phố cần tạo mọi điều kiện để các DN có thể vay vốn được với lãi suất được ưu đãi nhất, thủ tục được nhanh gọn và rõ ràng hơn. Nhận biết và tìm hiểu nhu cầu của các DN để kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ hiệu quả

hơn.

(2) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh.

Các cơ quan, ban ngành thành phố có liên quan nên đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích, quảng bá về các dịch vụ hỗ trợ, tổ chức những buổi hội thảo về sự cần thiết, nội dung và lợi ích của sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh để các DN có cơ hội được tiếp cận và hiểu rõ hơn các dịch vụ hỗ trợ. Các DN cần mạnh dạn và tự tin sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố, mạnh dạn yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết.

(3) Tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN KTTN.

Mỗi DN cần xem xét mình có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nào để từ đó có những giải pháp thích hợp, thiết thực và hiệu quả giúp cho DN phát triển hơn nữa. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là nguyên nhân thất bại trong phát triển dài hạn. Vì thế, cần chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và cơ sở thiết bị, đó là hai yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của DN.

Để có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, ổn định thì nhiệm vụ cần làm ngay là thực hiện tốt công tác quản lý lao động tại DN. Cụ thể là cân đối nhu cầu nhân lực. Nên có quy trình cụ thể, rõ ràng và khoa học khi tuyển dụng lao động, tạo quan hệ tốt với các cơ sở đào tạo để họ giới thiệu nhân sự tốt giúp DN tuyển dụng được sinh viên giỏi, được đào tạo phù hợp với yêu cầu về nhân lực của DN. Cần kiên quyết giảm người không đáp ứng được nhu cầu công việc. Đồng thời, cũng vẫn phải tuyển thêm người mới có năng lực phù hợp cho từng vị trí. Đặc biệt cần tạo nên sự gắn kết giữa các nhân viên với quản lý, giữa các quản lý với nhau, giữa các nhân viên với nhau sẽ tạo nên sức mạnh và đạt nên những kết quả tốt nhất. Xây dựng và nâng cao thương hiệu là một bước quan trọng để làm nên sự khác biệt của DN này với các DN khác. Trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, KTTN trên địa bàn TPCT cần phải tập trung vào nhu cầu khách hàng và năng lực bản thân của DN để cung cấp những thứ mà khách hàng mong muốn. Bởi vì, cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu là cung cấp cho khách hàng những lợi ích mà họ thật sự cần và tốt hơn của các đối thủ cạnh tranh khác.

Nói tóm lại, tại mọi thời điểm, các DN thuộc KTTN TPCT cần phải có cái nhìn tổng thể vào tình hình hoạt động của DN, xu hướng phát triển của thị trường để xác định những lĩnh vực nào là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của mình để đầu tư có hiệu quả, khai thác các cơ hội mới để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa thương hiệu của mình lên tầm cao mới.

(4) Tăng cường vai trò các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của KTTN.

So với nhiều nước phát triển trên thế giới, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, nhất là ở Cần Thơ thì chưa có hình thức này. Vì thế, cần chú trọng để xây dựng những buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong vùng, quốc gia và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động này tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của giám đốc và đội ngũ lao động.

5.1.2 Giải pháp lâu dài

(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường bình đẳng cho sự phát triển bền vững của kinh tế tư nhân như các thành phần khác

Sự nhất quán và ổn định tương đối của chính sách, cơ chế tài chính sẽ tạo tâm lý tin tưởng và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của toàn bộ nền kinh tế và khu vực KTTN. Khi môi trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi lại cần có sự điều chỉnh phù hợp để chính sách, cơ chế tài chính không trở thành rào cản cho sự phát triển. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này còn có sự phân biệt nhất định giữa

các thành phần kinh tế, song về lâu dài cần có sự thống nhất, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN trong các thành phần kinh tế.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý DN, đặc biệt tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện trong quản lý nhà nước đối với các DN sau cấp phép hoạt động. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo sự bình đẳng khi tiếp cận các nguồn lực và thị trường, khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, bảo vệ môi trường, chống sản xuất hàng giả… Thực hiện tự do hóa khu vực KTTN một cách thật sự và hoàn toàn. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hoạt động kinh doanh của KTTN. Nhanh chóng hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước đối với KTTN, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, không bình đẳng giữa thành phần KTTN với các thành phần kinh tế khác.

(2) Cải thiện môi trường đầu tư

Các ngành, các cấp thành phố cần quán triệt tinh thần, nội dung chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển KTTN, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tham gia đầu tư, cần phải xem KTTN như là một tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Nhà nước cần đưa vào danh sách những DN tư nhân lớn và nhất định không được bán cho nước ngoài. Tổng công ty Quản lý Vốn SCIC cần có những biện pháp ngăn ngừa và giúp đỡ những DN này khi gặp khó khăn. Nhà nước cần chủ động thu hút những nguồn vốn từ bên ngoài vào nước ta bằng cách đưa ra những chính sách hấp dẫn với nhà đầu tư từ bên ngoài. Đổi mới và sửa chữa cách quản lý để tránh thất thoát và tiêu cực. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung những quy định liên quan đến việc tạo điều kiện pháp lý cho các tổ chức nước ngoài đồng thời giảm các thủ tục hành chính để giải ngân vốn nhanh chóng.

(3) Phát triển quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, với các hiệp hội.

Để có thể phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh chung, KTTN Cần Thơ phải phát triển mối quan hệ hợp tác với các DN thuộc khu vực nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết với các vùng trong nước, với sự hỗ trợ của các Hiệp hội nhằm phát triển đồng bộ, hợp nhất và bền vững.

(4) Về phía nhà nước, để hỗ trợ cho khu vực KTTN, những chính sách mà TPCT đặc biệt quan tâm tới được phát biểu bởi ông Trần Tuấn Anh, phó chủ tịch UBND TPCT như sau:

+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo tin thần đơn giản và thông thoáng, tạo thuận lợi chung cho DN và DN KTTN trong khởi sự DN, trong tiếp cận các thông tin liên quan đến chủ trương chính sách, điều hành, trong các cách tiếp cận cơ chế và ưu đãi của Trung ương và TPCT, trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng,...

+ Có các biện pháp và chính sách ưu đãi để hỗ trợ DN KTTN về tín dụng, về hỗ trợ đào tạo nhân lực, về hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác sản xuất và kinh doanh.

+ Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông tại TPCT và liên kết với các địa phương khác trong khu vực.

+ Hỗ trợ cho các DN trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách kinh doanh và hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN TPCT, thông qua bộ số liệu gồm 456 quan sát được thu thập trên địa bàn TPCT rút ra một số kết luận như sau:

Loại hình kinh tế tư nhân là loại hình chiếm số lượng lớn ở nước ta, tại Cần Thơ cũng không ngoại lệ, loại hình này chiếm số lượng chủ yếu và phân bổ ở tất cả quận, huyện trên địa bàn TPCT nhưng tập trung chủ yếu ở quận Ninh Kiều – trung tâm của Thành phố với 25,9%. Lĩnh vực kinh doanh có lợi thế trong nền kinh tế của TPCT là thương mại dịch vụ, có đến 316 quan sát chiếm 69,3% tổng số điều tra kinh doanh ở lĩnh vực này hoạt động chủ yếu ở thị trường nội địa và vùng ĐBSCL. Phần lớn KTTN tại TPCT là cá thể tiểu chủ chiếm 31,1% và kinh doanh chủ yếu loại hình tạp hóa, phân phối vật tư nông nghiệp với 29,5%. Cần Thơ là vùng kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên các DN siêu nhỏ và DN nhỏ chiếm phần đông cụ thể lần lượt là 46,5% và 43,4%. Đại đa số các DN được điều tra cho biết họ sử dụng vốn tự có là chủ yếu (69,7%), các DN còn lại thì sử dụng nguồn vốn vay và có gần 90% DN chọn vay ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu của mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN TPCT bao gồm 7 nhóm nhân tố: Các yếu tố nội DN (F1), Chính sách vĩ mô (F2), Khả năng tạo ra sức mạnh cạnh tranh (F3), Văn hóa DN (F4), Sự hỗ trợ (F5), Các yếu tố cạnh tranh (F6) và Cơ sở hạ tầng (F7), cho thấy:

- Chính sách vĩ mô có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012 nền kinh tế VN nói chung và nền kinh tế Cần Thơ nói riêng có nhiều biến biến động, chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế nhiều DN đang đứng trước bờ vực phá sản. Nếu Nhà nước có những chính sách vĩ mô hợp lý để hỗ trợ, giúp đỡ các DN thì các DN sẽ vượt qua khó khăn, sớm ổn định và phát triển kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như: thuế giá trị gia tăng đầu vào một số hoạt động không phải kê khai nộp thuế được khấu trừ toàn bộ, được bù trừ âm của phương pháp trực tiếp, hoạt động chế tác vàng áp dụng phương pháp trực tiếp, kinh doanh ngoại tệ thuộc đối tượng không áp dụng thuế giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động đầu tư được kê khai khấu trừ bổ sung.

- Các áp lực cạnh tranh là yếu tố tác động tích cực, mạnh thứ hai đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Thật vậy, cạnh tranh là điều bất khả khảng đối với mỗi DN trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cạnh tranh là điều kiện và là

yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh của các DN KTTN theo các loại hình này thì áp lực cạnh tranh từ các DN khác ảnh hưởng cao nhất.

- Yếu tố nội tại doanh nghiệp là nhân tố tác động tích cực và mạnh thứ ba đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Thực tế cho thấy những năng lực thuộc bên trong doanh nghiệp là tiền đề và là bàn đạp giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, vì thế khi các DN nâng cao được năng lực nội tại của bản thân thì kết quả hoạt động kinh doanh cũng sẽ được tăng lên. Để có một kết quả tốt nhất thì nhân tố con người là yếu tố cần được các DN chú trọng và đầu tư nhiều nhất.

- Yếu tố cộng đồng là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu và tạo thêm hình ảnh cũng như niềm tin của khách hàng đối với tất cả các DN, tổ chức hoặc cá nhân và đây là yếu tố tiếp theo tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)