Thành tựu chung

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 43)

Qua gần 10 năm phấn đấu kể từ khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ tiếp tục được

duy trì với tốc độ nhanh, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,13%/năm (so với giai đoạn 2001 - 2005 chỉ đạt 13,48%).

GDP: Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng theo hướng phấn khởi. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng, tương đương 2.514 USD (tăng 174 USD so với năm 2011), đồng thời, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2004 - năm đầu tiên thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (năm 2004 thu nhập bình quân đầu người đạt 10,023 triệu, tương đương 647 USD).

Về công nghiệp: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố đạt trung bình 18,06%/năm (giai đoạn 2006 - 2010), giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2004).

Về Thương mại, dịch vụ: hoạt động thương mại được đầu tư phát triển đa dạng, theo hướng văn minh, hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống… tạo thị trường hàng hóa phong phú.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục duy trì ở mức cao, năm 2012 đạt 101.000 tỷ đồng (tăng gấp 12 lần so với năm 2004). Xuất khẩu hàng hóa thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 16,45%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2005 đạt 1,29 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Một số ngành dịch vụ đang trở thành trung tâm của vùng như: hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh trên địa bàn. Về dịch vụ du lịch, lượng khách đến Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước, năm 2011, thành phố tiếp đón và phục vụ 970.000 lượt khách lưu trú, năm 2012 khoảng 1.180.000 lượt, tăng gấp hơn 3 lần năm 2004 (tiếp đón và phục vụ 377.000 lượt). Các điểm tham quan: Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ và chợ đêm bến Ninh Kiều, du thuyền trên sông, công viên sông Hậu, chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Cồn Khương, Mỹ Khánh... thu hút đông du khách.

Về nông nghiệp: tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng, năm 2012 thực hiện 4.623 tỷ đồng (so với năm 2004 tăng gấp 1,6 lần). Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững, sản lượng lúa luôn ổn định trên 1 triệu tấn/năm, sản lượng thủy sản bình quân 150 ngàn tấn/năm. Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, tích cực.

Về kinh tế đối ngoại: đến nay thành phố có 53 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 925 triệu USD, so với năm 2004 tăng 19 dự án (năm 2004 thành phố có 34 dự án, tổng vốn đầu tư 157,43 triệu USD). Một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA và NGO hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trung tâm truyền máu huyết học, Dự án cải thiện môi trường thành phố Cần Thơ, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Dự án Nâng cấp đô thị (giai đoạn 1)…

3.5.3 Kinh tế tƣ nhân thành phố Cần Thơ

3.5.3.1 Về tăng trưởng DN

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPCT, trong 9 tháng năm 2013, thành phố cấp mới đăng ký kinh doanh cho 821 DN các loại hình, tổng vốn đăng ký 2.123,7 tỉ đồng. Cấp mới 2 giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 213,2 tỉ đồng. Đồng thời, cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 1.655 lượt DN, trong đó 256 DN đăng ký tăng vốn (tăng hơn 2.462 tỉ đồng), 6 DN giảm vốn (giảm 37,9 tỉ đồng), thực hiện thủ tục giải thể 102 DN các loại hình có vốn 225,8 tỉ đồng. Tính về qui mô thì các DN thành lập mới có qui mô nhỏ, số vốn đăng ký thu hẹp so với những năm trước (năm 2012 có 904 DN và 236 đơn vị trực thuộc được cấp giấy đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký khoảng 6.967 tỉ đồng), trong khi số lượng DN giải thể, số vốn đăng ký đã gần ngưỡng của năm 2012 (130 DN giải thể, vốn 250 tỉ đồng). Cái khó của DN hiện nay vẫn là tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường sụt giảm mạnh, trong khi chỉ số hàng tồn kho cao.

Trong 9 tháng 2013, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đăng ký hơn 6,77 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn 1 dự án tăng thêm 3,1 triệu USD. Tính chung 9 tháng, thành phố thu hút thêm 9,87 triệu USD vốn FDI. Đến nay, thành phố có 60 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 886,3 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mô tăng trưởng chậm, kinh tế thế giới chậm phục hồi, nên vốn thực hiện của các DN FDI không cao, 9 tháng, vốn thực hiện của các DN chỉ khoảng 15,5 triệu USD, đến nay, tổng vốn thực hiện mới đạt 278,6 triệu USD. Thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, đa phần dự án mới đều có qui mô nhỏ, chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư của thành phố chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư.

Các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển khá nhanh, thành phần KTTN và FDI có nhiều chuyển biến tích cực. Theo Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013, thì số lượng DN ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ nhiều nhất, chiếm hơn 98% tổng số DN trên địa bàn, tỷ lệ rất nhỏ còn lại là của DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tổng số DN tại TPCT tính đến cuối năm 2012 có 4.020 đơn vị, thể hiện mức giảm nhanh chóng so với năm 2011 là 4506 đơn vị. Trong đó, các DN thuộc KTTN đã chiếm gần hết tổng số lượng DN trên địa bàn, với con số là 3952 DN, còn lại là 41 DN nhà nước và 27 DN có vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2012.

Bảng 3.1: Số DN đang hoạt động phân theo loại hình DN tại TPCT ĐVT: DN Năm Số lƣợng DN 2010 2011 2012 2013 Tổng số 3.437 3.567 4.506 4.020 I. DN nhà nƣớc 43 43 42 41 II.DN ngoài nhà nƣớc (KTTN) 3.376 3.504 4.443 3.952 - Tập thể 107 102 131 114 - Tư nhân 1.235 1.183 1.229 1.045 - Cty TNHH 1.675 1.823 2.530 2.320 - Cty cổ phần có vốn Nhà nước 30 28 24 28 - Cty cổ phần không có vốn của Nhà

nước 329 368 529 445

III.DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 18 20 21 27

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Năm 2013, với 3.952 DN trong khu vực KTTN thì Công ty TNHH chiếm nhiều nhất, có 2.320 DN, chiếm tỷ lệ 58,7%, kế đến là các DN tư nhân, chiếm 26,44% (1.045 DN), số còn lại là Công ty cổ phần không có vốn nhà nước là 445 đơn vị (chiếm 11,3%), các DN tập thể là 114 đơn vị (chiếm 2,88%), Công ty cổ phần có vốn nhà nước là 28 đơn vị (chỉ chiếm 0,7%).

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Hình 3.2 Cơ cấu loại hình DN trong khu vực KTTN

Nhìn chung qua 4 năm 2010 – 2011 – 2012 – 2013, số lượng các DN trong khu vực KTTN ở các quận. huyện trên địa bàn đều tăng đến 2012, tuy nhiên, vào năm 2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và nhiều yếu tố khác nên nhiều DN đã phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động nên ở một số quận, huyện do không thể tiếp tục duy trì đã có dấu hiệu giảm xuống.

Bảng 3.2 Số DN đang hoạt động theo quận, huyện

ĐVT: DN

Năm

KTTN 2010 2011 2012 2013

Tổng số 3.437 3.567 4.506 4.020

Phân loại theo đơn vị cấp huyện

1. Quận Ninh Kiều 2.038 2.221 2.618 2.272

2. Quận Ô Môn 212 194 237 198

3. Quận Bình Thủy 464 478 733 682

4. Quận Cái Răng 260 224 325 358

5. Quận Thốt Nốt 225 213 286 232

6. Huyện Vĩnh Thạnh 66 51 78 60

7. Huyện Cờ Đỏ 48 50 77 67

8. Huyện Phong Điền 51 57 69 66

9. Huyện Thới Lai 73 79 83 85

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Quận Ninh Kiều là nơi tập trung nhiều nhất vì là trung tâm của thành phố, quận Bình Thủy đứng sau vì ở đây tập trung của các khu công nghiệp, hai quận Cái Răng – Thốt Nốt có số lượng gần nhau, các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, các DN cũng có góp phần không nhỏ trong cơ cấu.

Bảng 3.3 Cơ cấu quy mô lao động của các loại hình KTTN

ĐVT: % Số LĐ KTTN Dƣới 5 5-9 LĐ 10-49 50-999 1000-4999 Tổng số 35,40 33,58 25,84 4,95 0,23 Tư nhân 41,90 37,67 18,88 1,55 0,00 Cty TNHH 36,09 33,64 25,69 4,59 0,00 Cty có vốn NN 0,00 4,17 33,33 62,50 0,00 Cty không vốn NN 20,60 26,09 39,13 14,18 0,00

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Bảng 3.3 cho thấy rằng quy mô của các DN trong khu vực KTTN chủ yếu là nhỏ và vừa. Có đến 94,82% có dưới 50 lao động, chỉ có 4,95% DN có từ 50 đến 999 lao động và chỉ có 0,23% là DN có từ 1000 đến 4999 lao động. Điều này nói lên rằng, quy mô DN tại TPCT còn rất hạn chế so với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nắng, TP.HCM.

Đối với các DN tư nhân, số lượng lớn DN là siêu nhỏ, có đến 41,9% DN có dưới 5 lao động, 37,67% là các DN có từ 5 đến 9 lao động, các DN có từ 10 đến 49 lao động chiếm 18,88%. Các Công ty TNHH cũng có số lượng lao động theo quy mô gần như DN tư nhân, đại phần là các DN siêu nhỏ. Các công ty có vốn nhà nước thì quy mô lao động lớn hơn, tập trung ở từ 5 đến 999 lao động, trong đó, DN có từ

50 đến 999 lao động chiếm đến 62,5%, có 33,33% DN có 10 đến 49 lao động, chỉ có số nhỏ còn lại là có từ 5 đến 9 lao động. Các Công ty không có vốn nhà nước thì phân bố tỷ lệ đều hơn ở các cấp quy mô lao động, trong đó, các DN có 10-49 lao động chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,13%, có 14,18% là các DN có 50-999 lao động, còn lại là các DN siêu nhỏ.

3.5.3.2 Về vốn đầu tư

Tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN (DNTN và cty TNHH) tăng cùng với số DN đăng ký tăng. Năm 2013 là 43.369.718, tăng 15,3%. Trong đó, các DNTN tăng 18,31% so với năm 2012. Công ty TNHH lại có xu hướng giảm 3,01% so với năm 2012.

Bảng 3.4 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của KTTN đang hoạt động

ĐVT: triệu đồng Năm Nguồn vốn 2011 2012 2013 Tổng số 35.822.020 43.316.861 43.369.718 Tư nhân 5.945.686 6.373.896 7.540.793 Cty hợp danh - - - Cty TNHH 29.876.334 36.942.965 35.828.925

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

3.5.3.3 Về lao động trong khu vực KTTN

Tính từ năm 2010 đến năm 2012, số lao động làm việc trong khu vực KTTN đều tăng lên. So với tổng lao động toàn xã hội trong khu vực KTTN thì số lao động trong khu vực kinh tế này tại Cần Thơ chiếm chỉ khoảng gần 1,3% vào năm 2012. Bảng 3.5 Số lao động qua 4 năm của KTTN

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 84.706 87.670 89.719 85.128

Mức tăng trưởng (lao động) - 2.964 2.046 -4.591

Tỷ lệ tăng trưởng (%) - 3,4 2,3 -5,3

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Nhìn vào số liệu bảng 3.5 ta thấy, số lao động trong khu vực KTTN năm 2013 là 85128 lao động, tăng hơn so với năm 2012 là 4591 lao động, tăng 8,4%. Qua 4 năm, khu vực KTTN chỉ thu hút thêm 422 lao động cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nước, vì năm 2013, số lao động trong khu vực kinh tế nhà nước bất ngờ giảm mạnh, từ 8.672 lao động năm 2011 giảm xuống còn 7.228 lao động.

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Hình 3.3 Cơ cấu lao động theo loại hình DN trong khu vực KTTN

Theo hình 3.3 cho thấy được rằng: lao động trong công ty TNHH chiếm gần phân nửa tổng số lao động trong khu vực KTTN, chiếm 48,98%. Số lao động trong loại hình Công ty CP không có vốn nhà nước chiếm 28,56%, trong Tư nhân chỉ chiếm 11,23% trong tổng cơ cấu lao động trong khu vực và công ty CP có vốn nhà nước chiếm 7,28% và tập thể chiếm 1,6% còn lại. Số lao động của Công ty hợp danh không được thống kê.

Bảng 3.6 Tổng thu nhập của người lao động trong khu vực KTTN năm 2013

Chỉ tiêu KTTN Tổng thu nhập ngƣời lao động trong KTTN năm 2013 (triệu đồng) Tỷ trọng trong tổng thu nhập năm 2013 (%) DN tập thể 63.079 1,60 DNTN 296.231 7,52 Cty TNHH 1.532.916 38,89 Cty CP có vốn NN 848.087 21,52 Cty CP không có vốn NN 1.201.321 30,48 Tổng số 3.941.634 100

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Tỷ lệ thuận với tổng số lao động lớn nhất, tổng thu nhập của người lao động trong công ty TNHH chiếm cao nhất là 1.532.916 triệu đồng, chiếm 38,89% trong tổng thu nhập người lao động của KTTN năm 2013. Công ty CP không có vốn nhà nước có tổng số lao động đứng sau công ty TNHH và thu nhập của tổng số lao động này cũng vậy, chiếm 30,48%. Lao động trong tư nhân chiếm nhiều hơn công ty CP có vốn NN, tuy nhiên, tổng thu nhập của người lao động trong công ty CP có vốn nhà nước lại chiếm 21,52% trong khi đó tư nhân chỉ chiếm 7,52% tổng thu nhập của KTTN. Điều trùng hợp là các DN tập thể chiếm 1,6% tổng lao động và 1,6% cũng là tỷ trọng trong tổng thu nhập người lao động trong KTTN năm 2013.

3.5.3.4 Về doanh thu và giá trị sản xuất

Doanh thu của các KTTN được trình bày qua bảng sau: Bảng 3.7 Doanh thu thuần của khu vực KTTN qua 4 năm

Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng số doanh thu thuần (triệu đồng) 64.672.812 75.871.419 101.331.836 103.318.156 Mức tăng trưởng (triệu đồng) - 11.198.607 23.460.417 1.986.320 Tốc độ tăng trưởng (%) - 17,3 33,4 1,9

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Tổng doanh thu thuần năm qua 4 năm tăng lên rõ rệt, điều này nói lên rằng việc đầu tư vốn vào của KTTN có hiệu quả và đem lại doanh thu thuần cao hơn. Doanh thu thuần năm 2012 là 101.331.836 triệu đồng, tăng 33,6% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 chỉ tăng thêm 1,9%. Tuy nhiên, KTTN cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa để có được sự đầu tư hiệu quả cao hơn.

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Hình 3.4 Cơ cấu doanh thu thuần của các khu vực kinh tế năm 2013

Hầu như là tổng doanh thu thuần của KTTN luôn chiếm cao nhất trong tổng doanh thu thuần của các khu vực kinh tế, dù chưa được đánh giá là khu vực kinh tế chủ đạo nhưng KTTN luôn thể hiện hết sức năng lực của mình để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Năm 2013, khu vực KTTN chiếm 71,98% trong tổng doanh thu của cả nước. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 22,49% và khu vực có đầu tư nước

ngoài chỉ 5,53%. Trong khu vực KTTN, doanh thu thuần của Công ty TNHH chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 32,34%, Công ty không có vốn NN 20,17%. Trong khi nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH là ít hơn đối với Công ty không có vốn NN. Nguồn vốn cho các DN tập thể lớn đứng thứ 2 lại có nguồn doanh thu thuần thấp nhất. Nguồn vốn đầu tư của công ty CP có vốn của NN là thấp nhất và sau tư nhân nhưng nguồn doanh thu thuần lại gần như nhau là 8,46% và 8,74%. Có thể nói rằng, các công ty TNHH là đầu tư có hiệu quả nhất và các DN tập thể là kém hiệu quả nhất. Bảng 3.8 Giá trị sản xuất theo giá hiện hành 2013

ĐVT: triệu đồng Thành phần kinh tế Năm 2012 2013 Tổng số 114.116.058 161.872.816 KTNN 34.019.618 38.608.503 KTTN 103.335.618 114.560.062 - Tư nhân 66.938.395 73..890.423 -Tập thể 2.313.170 2.500.197 - Cá thể 34.084.395 38.169.442

Kinh tế có đầu tư nước ngoài 6.760.699 8.704.224

Nguồn: Niên giám thống kê, 2013

Cũng như kết quả của doanh thu, đối với giá trị sản xuất của KTTN cũng luôn

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)