Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích sự tác động của lãi suất đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh châu thành a, hậu giang (Trang 49 - 56)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài, các

4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ muốn duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh đƣợc trôi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động làm cho nguồn vốn tăng trƣởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tƣ tín dụng, đa dạng hoá khách hàng, phù hợp với định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của ngành.

Trong những năm qua ngân hàng luôn tập trung tăng cƣờng cho công tác huy động vốn. Thực hiện nguyên tắc phân đấu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để tái đầu tƣ phát triển kinh tế với nhiều hình thức nhƣ: tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, của dân cƣ, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn,… Nhằm từng bƣớc chủ động về nguôn vốn đầu tƣ, đồng thời mở rộng mạng lƣới huy động rộng khắp, nhằm huy động tối đa số tiền nhàn rỗi trong dân cƣ.

60% 40% 6 tháng 2013 63% 37% 6 tháng 2014 Vốn huy động Vốn điều chuyển

37

4.2.3.1 Huy động theo nhóm khách hàng

Nguồn vốn huy động của NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang

phân theo nhóm khách hàng gồm 3 phần: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cƣ và tiền gửi tổ chức tín dụng, đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7 Nguồn vốn huy động phân theo nhóm khách hàng của NHNNO

& PTNT Châu Thành A – Hậu Giang qua 3 năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gửi TCKT 2.900 7.637 9.255 4.737 163,34 1.618 21,19 Tiền gửi DC 170.574 233.966 297.667 63.392 37,16 63.701 27,23 Tiền gửi TCTD 994 1.507 369 513 51,61 (1.138) (75,51) Tổng nguồn VHĐ 174.468 243.110 307.291 68.642 39,34 132.823 54,63

(Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang)

* Tiền gửi tổ chức kinh tế:

Nhìn chung, nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn này đạt 2900 triệu đồng. Sang năm 2012 nguồn vốn này tăng rất mạnh 163,34%, tƣơng đƣơng với 4.737 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn này tiếp tục tăng 21,19%, tƣơng đƣơng với 1.618 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011. Các doanh nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, đồng thời một số doanh nghiệp hoạt động lâu năm làm ăn hiệu quả nên mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, từ đó có thêm nhiều khách hàng, giao dịch diễn ra nhiều hơn. Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền gửi này không nhằm mục đích hƣởng lãi mà mục đích chính là sử dụng thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Ngày nay, việc thanh toán qua ngân hàng càng trở nên phổ biến và thuận tiện. Vì vậy, xu hƣớng các tổ chức kinh tế sẽ gửi tiền ngày càng nhiều để phục vụ các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Vì thế nếu

38

ngân hàng làm tốt công tác dịch vụ thanh toán cho khách hàng thì sẽ dễ dàng thu hút nguồn vốn này.

* Tiền gửi dân cư:

Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy tiền gửi dân cƣ đang tăng mạnh qua 3 năm 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011 đạt 170.574 triệu đồng. Sang năm 2012 nguồn vốn này đạt 233.966 triệu đồng, tăng 63.392 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn này đạt 297.667 triệu đồng, tăng 27,23% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngƣời dân làm ăn ngày càng có hiệu quả, mức sống ngƣời dân ngày càng cao. Bên cạnh đó là do ngân hàng đã có những bƣớc điều chỉnh lãi suất hợp lý, đƣa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi và đƣa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thƣởng nên thu hút nhiều tiền nhàn rỗi của ngƣời dân. Ngoài ra cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đƣợc mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng.

* Tiền gửi tổ chức tín dụng:

Đây là loại tiền tiền gửi chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Nhìn chung loại tiền gửi này cũng biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn này đạt 994 triệu đồng. Đến năm 2012 nguồn vốn này đạt 1.507 triệu đồng, tăng 51,61%, tƣơng đƣơng với 513 triệu đồng. Năm 2013 nguồn vốn này đã bắt đầu giảm mạnh, cụ thể năm 2012 nguồn vốn này đạt 1.507 triệu đồng, nhƣng năm 2013 nguồn vốn này chỉ ở mức 369 triệu đồng, giảm 75,51%. Nguyên nhân là do năm 2013 nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn khá nhiều, từ đó làm cho lợi nhuận của các tổ chức tín dụng này giảm xuống. Và đó chính là nguyên nhân khiến cho tiền gửi tổ chức tín dụng giảm xuống khá mạnh.

39

Bảng 4.8 Nguồn vốn huy động phân theo nhóm khách hàng của NHNNO

& PTNT Châu Thành A – Hậu Giang 6 tháng đầu 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 So sánh 2012/2011 Số tiền (%) Tiền gửi TCKT 9.993 10.650 657 6,57 Tiền gửi DC 269.908 331.001 61.093 22,63 Tiền gửi TCTD 224 2.755 2.531 1.129,91 Tổng nguồn VHĐ 280.125 344.406 64.281 22,95

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang)

Qua bảng phân tích số liệu sáu tháng đầu 2014 cho thấy, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng 6,57%, tƣơng đƣơng với 657 triệu đồng so với 6 tháng đầu 2013. Tiền gửi dân cƣ cũng tăng 22,63%, tƣơng đƣơng với 61.093 triệu đồng so với 6 tháng đầu 2013. Tiền gửi tổ chức tín dụng tăng mạnh so với 6 tháng năm 2013, tăng 1.129,91%, tƣơng đƣơng 2.531 triệu đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế vừa bƣớc qua giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế đã dần phát triển trở lại và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát triển. Đồng thời nhờ vào các chƣơng trình khuyến mãi thƣờng xuyên của ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi từ khách hàng và kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên tạo nên sự thân thiện đối với khách hàng từ đó ngân hàng có thể giữ chân đƣợc khách hàng cũ và tạo đƣợc niềm tin để thu hút khách hàng mới.

40

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang)

Hình 4.3 Phân tích nguồn vốn huy động theo nhóm khách hàng qua 3 năm 2011 – 2013

4.2.3.2 Huy động vốn theo thời gian

Nguồn vốn huy động nếu đƣợc phân theo thời gian gửi thì đƣợc chia thành 2 loại: tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Nhìn chung giá trị của các khoản tiền gửi này luôn tăng qua các năm.

* Tiền gửi không kì hạn

Trong tổng vốn huy động của ngân hàng thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kì hạn chiếm một tỷ trọng cũng khá cao. Đơn vị chủ yếu có tiền gửi tại ngân hàng là các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng. Các đơn vị này gửi tiết kiệm không kì hạn nhằm mục đích chính là thanh toán các giao dịch mua bán, chi trả lƣơng,… Tiền gửi không kì hạn của dân cƣ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nguồn vốn này không có tính ổn định cao, không thuận lợi cho ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn, nó thích hợp cho ngân hàng sử dụng để cho vay ngắn hạn vì chi phí sử dụng thấp hơn so với tiền gửi có kì hạn, tuy không ổn định nhƣng hiệu quả cao trong việc sử dụng. Từ năm 2011 nguồn vốn này đạt 5.935 triệu đồng. Đến năm 2012 nguồn vốn này tăng lên 72,32%, tăng 4.292 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn này tiếp tục tăng 13,62% so với năm 2012, tƣơng ứng với mức 11.620 triệu đồng. Nguyên nhân là do các tổ chức kinh tế vừa có cơ hội phát triển trở lại khi nền kinh tế đã dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm

2900 7637 9255 170574 233966 297667 994 1507 369 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2011 2012 2013

41

2011, và thƣơng hiệu “Agribank Châu Thành A – Hậu Giang” cũng là một niềm tin đối với khách hàng.

Bảng 4.9 Nguồn vốn huy động phân theo thời gian của NHNNO & PTNT

Châu Thành A – Hậu Giang qua 3 năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Không kì hạn 5.935 10.227 11.620 4.292 72.32 1.393 13.62 Có kì hạn 168.533 232.883 295.671 64.350 38.18 62.788 26.96 Trên 12 tháng 4.785 12.650 26.976 7.865 164.37 14.326 113.25 Dƣới 12 tháng 163.748 220.233 268.695 56.485 34.50 48.462 22.00 Tổng VHĐ 174.468 243.110 307.291 68.642 39.34 64.181 26.40

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang)

* Tiền gửi có kì hạn

Qua bảng số liệu cho thấy, tiền gửi có kì hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm và chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động

theo thời gian của NHNNO & PTNT Châu Thành A –Hậu Giang. Năm 2011

tiền gửi có kì hạn của ngân hàng đạt 168.533 triệu đồng. Đến năn 2012 nguồn vốn này đạt 232.883 triệu đồng, tăng 38,18% so với năm 2011. Sang năm 2013 nguồn vốn này tiếp tục tăng lên 26,96% so với năm 2012, tƣơng ứng ở mức 295.671 triệu đồng. Nguồn vốn này luôn tăng qua các năm, nguyên nhân là do sự chỉ đạo linh hoạt của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác huy động vốn và ngân hàng đã thực hiện một số chính sách lãi suất hợp lý trong từng thời kì, đảm bảo lợi ích khách hàng.

Nguồn vốn này tuy có tính ổn định hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, nhƣng chi phí sử dụng vốn này cao hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn nên việc sử dụng nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn hiệu quả sẽ không cao cho ngân hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn đƣợc chia làm hai loại, là tiền gửi dƣới 12 tháng và tiền gửi trên 12 tháng. Lãi suất huy động cho hai loại tiền gửi này cũng khác

42

nhau, tiền gửi dƣới 12 tháng lãi suất sẽ thấp hơn tiền gửi trên 12 tháng. Nhìn vào bảng số liệu 4.9 cho thấy, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dƣới 12 tháng cao hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dƣới 12 tháng đạt 163.748 triệu đồng. Năm 2012 nguồn vốn này đạt 220.233 triệu đồng tăng 34,5%, tƣơng đƣơng 56.485 so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn này đạt 268.695 triệu đồng, tăng 22%, tƣơng đƣơng 48.462 triệu đồng so với năm 2012. Còn tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trên 12 tháng cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn này đạt 4.785 triệu đồng. Năm 2012 nguồn vốn này đạt 12.650 triệu đồng, tăng 7.865 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn này vân tiếp tục tăng lên 14.326 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với mức 26.796 triệu đồng. Nguyên nhân là do phần đông khách hàng điều là nông dân nên hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dƣới 12 tháng phù hợp với những khách hàng này vì họ cần sử dụng số tiền mà họ gửi tiết kiệm để phục vụ cho mùa vụ.

Bảng 4.10 Nguồn vốn huy động phân theo thời gian của NHNNO &

PTNT Châu Thành A – Hậu Giang 6 tháng đầu 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 So sánh 6 tháng đầu 2014/ 6 tháng đầu 2013 Số tiền (%) Không kì hạn 29.777 15.749 (14.028) (47,11) Có kì hạn 250.347 328.656 78.309 31,28 Trên 12 tháng 6.219 18.438 12.219 196,48 Dƣới 12 tháng 244.128 310.218 66.090 27,07 Tổng VHĐ 280.125 344.406 64.281 22,95

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang)

Bảng số liệu 4.10 cho thấy tổng vốn huy động của NHNNO & PTNT Châu Thành A – Hậu Giang tăng lên so với 6 tháng đầu 2013. Cụ thể, 6 tháng đầu 2014 đạt 344.406 triệu đồng, tăng 22,95 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 64.281 triệu đồng.

Trong đó, nguồn vốn huy động bằng tiền gửi không kì hạn giảm so với 6 tháng đầu 2013. Vào 6 tháng đầu 2014 nguồn vốn này đạt 15.749 triệu đồng, giảm 47,11%, tƣơng đƣơng với 14.028 triệu đồng. Bên cạnh đó nguồn vốn bằng tiền gửi có kì hạn lại tăng lên so với 6 tháng đầu 2013, cả tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng và dƣới 12 tháng. Cụ thể, tiền gửi có kì hạn từ 250.347 triệu

43

đồng tăng lên 328.656 triệu đồng, tăng 31,28%, tƣơng đƣơng với 78.309 triệu đồng. Đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng tăng 12.219 triệu đồng. Và tiền gửi có kì hạn dƣới 12 tháng tăng 27,07%, tƣơng đƣơng 66.090 triệu đồng. Từ đó cho thấy khách hàng có xu hƣớng thích gửi có kì hạn hơn là không kì hạn. Điều này giúp cho ngân hàng có đƣợc một lƣợng vốn ổn định, ít rủi ro hơn để phục vụ tốt hơn nhu cầu cho vay khách hàng và cũng giúp khách hàng có đƣợc khoảng lãi nhiều hơn, làm cho cả ngân hàng lẫn khách hàng đều có lợi.

4.2.4 Đánh giá tình hình huy động vốn của NHNNO & PTNT chi nhánh Châu Thành A – Hậu Giang qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng

Một phần của tài liệu phân tích sự tác động của lãi suất đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh châu thành a, hậu giang (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)