7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài, các
3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển
Với phƣơng châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng” toàn thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên ngân hàng thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng; Tăng cƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Thực hiện Đề án cơ cấu lại hoạt động của ngân hàng khi đƣợc Chính phủ phê duyệt; Đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hƣớng nâng cao tính chủ động, linh hoạt; Tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu; Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình
16
quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, kết quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm; Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ "Tam nông"; Nâng cao kết quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh v.v… tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại lớn nhất Việt Nam.
3.1.3 Chức năng của NHTM
Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay... Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp ngƣời phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phƣơng thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này đã thúc đẩy lƣu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lƣu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã thực hiện tốt chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền đƣợc thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc
17
coi là một bộ phận của tiền giao dịch, đƣợc họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thƣơng mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung Ƣơng đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy Ngân hàng Trung Ƣơng có thể tăng tỉ lệ này khi lƣợng cung tiền vào nền kinh tế lớn.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Agribank chi nhánh Châu Thành A – Hậu Giang
3.1.5 Chức năng của từng bộ phận
Nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thƣơng mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Ngân hàng thƣơng mại hoạt động với mục đích thu lợi nhuận từ hoạt động huy động và cho vay vốn: trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, phần chênh lệch lãi suất chính là lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại phục vụ cho nhu
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
TRƢỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
TRƢỞNG PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
NHÂN VIÊN KINH DOANH
NHÂN VIÊN KẾ TOÀN – NGÂN QUỸ
18
cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
* Ban giám đốc gồm ba thành viên: một Giám Đốc, hai Phó Giám Đốc. Giám Đốc là ngƣời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.
* Phó Giám Đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp Giám Đốc điều hành hoạt động của ngân hàng, đƣợc Giám Đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng tín dụng khi giám đốc vắng mặt. Có quyền đề xuất các phƣơng án kinh doanh với cấp trên để đƣợc xem xét.
* Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mƣu cho cấp trên về công tác kế hoạch và chiến lƣợc phát triển Công ty; Công tác đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ; Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong Công ty; Công tác quản lý kinh tế; Công tác quản lý kỹ thuật; Tham mƣu cho Tổng Giám Đốc về nghiệp vụ kinh doanh; Hỗ trợ kinh doanh cho các Xí nghiệp; Trực tiếp kinh doanh các mặc hàng lớn; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao phó.
* Phòng kế toán ngân quỹ:
Quản lý chi phí: Lập dự toán chi phí; Thực hiện chi theo dự toán, theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức phân tích chi phí của Công ty.
Quản lý doanh thu: Tham gia đàm phán Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng ngoại; Tổ chức nghiệm thu thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, theo dõi doanh thu từng hoạt động; Tham gia thanh lý hợp đồng; lập báo cáo thu hồi tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất.
Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản Công ty và giao dịch Ngân hàng, thực hiện các thủ tục đặt cọc, thế chấp của Công ty; Quản lý tiền Mặt.
Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi, phản ánh, tổ chức kiểm kê hàng tồn kho theo chế độ; Kiến nghị và tham gia xử lý hàng tồn kho do: chênh lệch, mất, kém phẩm chất.
Quản lý công nợ: Tổ chức quản lý, thu hồi công nợ phải thu; Quản lý các khoản công nợ phải trả; Dự kiến phƣơng án quản lý nợ khó đòi hoặc nợ không ai đòi.
Quản lý tài sản cố định và đầu tƣ xây dựng, đầu tƣ mua sắm TSCĐ: Tham gia các dự án đầu tƣ của Công ty ; Quản lý chi phí đầu tƣ các dự án trên cơ sở tổng dự toán và quy chế quản lý đầu tƣ; Quản lý theo dõi, tổ chức kiểm kê TSCĐ; Làm các thủ tục, quyết định tăng giảm TSCĐ; Chủ trì quyết toán dự án đầu tƣ hoàn thành.
19
Tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Công ty , bao gồm: Thu thập, xử lý thông tin, chứng từ kế toán theo đối tƣợng kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: Tổ chức ghi sổ kế toán; Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định; Lƣu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nƣớc; Tổ chức bộ máy kế toán:
Lập báo cáo kế toán tổng hợp của Công ty.
Lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty. Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán.
Công tác thuế; Thanh, kiểm tra tài chính; Phân tích hoạt động kinh tế. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm Pháp luật về tài chính kế toán tại Công ty.
Phân tích báo cáo kế toán hàng quý, năm của Công ty ; Đánh giá và kiến nghị, xử lý.
Tổ chức kiểm tra công tác ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế; Quản lý vốn và tài sản; Tình hình quản lý doanh thu, chi phí; Việc chấp hành các quy định quản lý tài chính của Nhà nƣớc và Quy chế Ngân hàng.
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNNO & PTNT
VIỆT NAM CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNO & PTNT Việt Nam chi nhánh Châu Thành A – Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013 Việt Nam chi nhánh Châu Thành A – Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013
3.2.1.1 Tổng thu nhập
Bảng số liệu 3.1 cho ta thấy báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNNO & PTNT trong 3 năm 2011 – 2013 đều tăng, trong đó:
Thu nhập từ tín dụng: tăng đều qua các năm cụ thể năm 2011 đạt 54.573 triệu đồng. Sang năm 2012 đạt 62.823 triệu đồng, tăng 15,12% so với năm 2011. Và năm 2013, thu nhập từ tín dụng đạt 65.585 triệu đồng, tăng 5,08% so với năm 2012. Điều này cho thấy công tác tín dụng của ngân hàng rất tốt, rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, giúp cho ngân hàng nâng cao nguồn tổng thu nhập.
Thu nhập từ dịch vụ: nhìn chung thu nhập từ dịch vụ đều tăng qua các năm nhƣng tăng mạnh từ năm 2012 – 2013. Cụ thể, năm 2011 thu nhập từ dịch vụ đạt 1.447 triệu đồng. Sang năm 2012 đạt 1.578 triệu đồng, tăng 6,84% so với năm 2011. Đến năm 2013, thu nhập từ dịch vụ đạt 2.683 triệu đồng, tăng 70,03% so với năm 2012. Điều này cho thấy các sản phẩm dich vụ của
20
ngân hàng đang rất đƣợc quan tâm từ khách hàng, một phần là nhờ vào uy tín của ngân hàng vì phần đông khách hàng là nông dân.
Kinh doanh ngoại hối:ngân hàng chủ yếu kinh doanh USD, vì đặc điểm của ngân hàng nằm ở khu vực nông thôn nên phần đông khách hàng đều là nông dân nên nguồn thu nhập từ ngoại hối cũng không đáng kể. Cụ thể, năm 2011 đạt 117 triệu đồng. Sang năm 2012 đạt 126 triệu đồng tăng 7,69%. Năm 2013, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tiếp tục tăng với mức 153 triệu đồng, tăng 21,43% so với năm 2012.
Thu nợ xử lý rủi ro và thu nhập khác:cũng nhƣ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ thu nợ xử lý rủi ro và các khoản thu nhập khác cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, thu nợ xử lý rủi ro năm 2011 đạt 903 triệu. Sang năm 2012 đạt 1.114 triệu đồng tăng 23,37% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 864 triệu đồng, giảm 22,44% so với năm 2012. Và các khoản thu nhập khác giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 847 triệu đồng. Sang năm 2012 đạt 521 triệu đồng giảm 38,49% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 237 triệu đồng, tiếp tục giảm mạnh so với năm 2013 giảm 54,41%. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập từ các khoản thu nhập khác cao vƣợt trội hơn so với năm 2012 và năm 2013 là do ngân hàng đã thanh lý một số tài sản đã qua sử dụng vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, với một cơ cấu thu nhập chỉ dựa vào thu nhập từ tín dụng nhƣ trên, cũng nói lên rằng những rũi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay là khá cao. Vì ngân hàng chủ yếu đầu tƣ vào lĩnh vực này.
3.2.1.2 Tổng chi phí
Nhìn chung, tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 có tăng và cũng có giảm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của ngân hàng đạt 48.880 triệu đồng. Sang năm 2012 đạt 52.506 triệu đồng tăng 7,42% so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt 51.136 triệu đồng giảm 2,61% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để thu hút khách hàng nên ngân hàng đã áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi và quãng bá các sản phẩm mới cho khách hàng nhằm cạnh tranh với các ngân hàng chi nhánh và nâng cao uy tín của ngân hàng nên đã làm cho chi phí tăng theo.
Chi phí lãi: bao gồm trả lãi tiền vay và trả lãi tiền gửi. Chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Năm 2011 đạt 43.412 triệu đồng. Năm 2012 đạt 45.604 triệu đồng tăng 5,05%. Sang năm 2013 chi phí lãi có phần giảm xuống ở mức 44.042 triệu đồng và giảm 3,43% so với năm 2012. Vì những năm qua tình hình kinh tế khó khăn nên ngân hàng đã tăng vốn huy động lên để thu hút vốn để có thể giữ đƣợc khách hàng, thêm vào đó ngân hàng còn sử dụng nhiều vốn điều chuyển đẫn đến chi phí trả lãi tăng lên qua các năm.
21
Riêng năm 2013, tổng chi phí giảm 1.370 triệu đồng so với năm 2012 là do ngân hàng đã thích ứng đƣợc với môi trƣờng kinh tế và điều quan trọng là uy tín của ngân hàng nên nghiệp vụ huy động vốn vẫn đƣợc thực hiện tốt.
Chi phí hoạt động dịch vụ: loại chi phí gắn liền với qui mô hoạt động của ngân hàng. Do các khoản thu từ dịch vụ liên tục giảm qua các năm nên chi phí cho dịch vụ này cũng giảm theo. Năm 2011 chi phí này đạt 447 triệu đồng. Năm 2012 chi phí này giảm 172 triệu đồng tƣơng ứng với 275 triệu đồng, giảm 38,48% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí này tiếp tục giảm ở mức 265 triệu đồng và giảm 3.64% so với năm 2012.
Chi phí khác: tăng đều qua các năm từ 5.021 triệu đồng năm 2011 tăng lên 6.627 triệu đồng năm 2012 và tăng 31,99%. Đến năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng với mức 6.829 triệu đồng, tăng 3,09% so với năm 2012. Nguyên nhân là ngân hàng phải trích lập rủi ro cho các khoản nợ xấu, và mua công cụ dụng cụ mới,..v.v
Nhìn chung, sự gia tăng của chi phí là do sự chạy đua của ngân hàng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng trong việc huy động vốn, cung cấp tín dụng, cũng nhƣ là mở rộng quy mô hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng. Tuy khoản chi tƣơng đối lớn nhƣng không thể khẳng định là chi nhánh không kiểm soát tốt chi phí bởi những điều kiện khách quan buộc phải chi để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
3.2.1.3 Lợi nhuận:
Lợi nhuận là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lƣợng kinh doanh mà tất cả các nhà kinh doanh rất quan tâm không chỉ riêng ngân hàng. Nó là mục tiêu hàng đầu, nó không chỉ thể hiện tính hiệu quả trong quản lý mà còn thể hiện đƣợc sự ổn định trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNO & PTNT Châu