Kiến nghị đối với tổ chức và cá nhân trồng và kinh doanh cà phê

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 102 - 111)

8. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Kiến nghị đối với tổ chức và cá nhân trồng và kinh doanh cà phê

phê

- Cần tích cực tham gia các buổi tập huấn, hội thảo từ các chương trình khuyến nông tại địa phương.

- Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật sản xuất, tham gia các câu lạc bộ của người nông dân để bồi dưỡng kiến thức có ích từng bước nâng cao năng suất cà phê.

- Nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra bằng cách thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong tất cả các khâu sản xuất.

- Nông hộ cần biết hạch toán kinh tế để từ đó biết kết hợp có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, yếu tố đầu vào, giảm thiểu tối đa chi phí có thể, hạ giá thành sản phẩm.

- Luôn theo dõi thông tin giá cả thị trường để có biện pháp, kế hoạch sản xuất phù hợp, tiêu thụ kịp thời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xuất phát từ bối cảnh phát triển cà phê như đã thể hiện qua các hành lang pháp lý của chính quyền tỉnh Chăm Pa sắc cùng với thị trường tiêu thụ cà phê mà trong đó tình hình tiêu thụ cà phê thế giới, tình hình nhập khẩu cà phê và xu hướng tiêu thụ cà phê trong nước đồng thời dựa trên cơ sở phân tich ma trận SWOT về phát triển cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc, tác giả của luận văn đã mạnh dạn đưa ra các chiến lược để phát triển ngành cà phê của tỉnh nhà Chăm Pa Sắc.

Dựa vào các quan điểm và định hướng phát triển cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020, để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra, các giải pháp chủ yếu sau đây cần được tổ chức triển khai một cách thiết thực, bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường nghiên cứu phát triển thị trường; Mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê nội địa trên cơ sở nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, có chiến lược marketing phù hợp, tăng cường quảng bá, phát triển công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng và coi trọng việc giữ gìn uy tín trong kinh doanh cà phê tiêu dùng.

Thứ hai, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê, bao gồm i) Quy hoạch diện tích cà phê, bảo đảm cơ cấu hợp lý diện tích cà phê theo độ

94

tuổi; ii) Cải thiện chất lượng giống cây trồng; iii) Thay đổi tập quán thu hoạch; iv) Đổi mới công nghệ chế biến cà phê; v) Nghiên cứu phát triển sản xuất hàng hoá chất lượng cao và vi) Trồng cây che bóng, chắn gió và kết hợp trồng xen các cây trồng khác.

Thứ ba, nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh cà phê nhân, bao gồm i) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; ii) Đổi mới mô hình quản lý sản xuất cà phê như sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng, xây dựng mô hình tam nông cà phê để tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm cà phê.

Thứ tư, sử dụng hợp lý và bảo vệ các tài nguyên đất và nước trong phát triển cà phê bền vững.

Thứ năm, xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho phát triển cà phê bền vững như hỗ trợ chính sách vay vốn, tổ chức sản xuất theo quy mô hợp tác, đầu tư mở rộng diện tích cà phê bến vững, thu hút đầu tư các cơ sở chế biến sâu ...

95

KẾT LUẬN

Phát triển cà phê là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Phát triển cà phê được thể hiện qua các đặc điểm sau: i) phát triển cà phê gắn liền với đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành; ii) phát triển cà phê gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và iii) sản phẩm cà phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác.

Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển cà phê của tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn thể hiện một số khía cạnh tồn tại như: kết quả và hiệu quả kinh doanh cà phê tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thiếu ổn định, tỷ lệ tiêu thụ nội địa thấp (chỉ đạt bình quân 5,59%), chất lượng thấp, năng suất cà phê thấp, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thương hiệu sản phẩm cà phê; Thu nhập của người trồng cà phê bấp bênh, không ổn định, lao động chịu ảnh hưởng lớn của tính thời vụ trong sản xuất cà phê; Rừng có nguy cơ giảm, ô nhiễm môi trường tăng, đất thoái hoá, nguồn nước tưới cho cà phê chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm, một diện tích nhỏ trồng cà phê trên loại đất không thích hợp và không được tưới tiêu đầy đủ.

Để đảm bảo phát triển cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc, các giải pháp và chính sách chủ yếu cần thực hiện là: i) Nghiên cứu phát triển thị trường, bao gồm nghiên cứu xây dựng thương hiệu cà phê Boliven, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa; ii) Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê như quy hoạch lại diện tích kinh doanh cà phê, cải tiến chất lượng giống cây trồng, thay đổi và cải tiến tập quán thu hoạch và chế biến cà phê... iii) Nâng cao năng lực của người sản xuất - kinh doanh, bao gồm: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đổi mới mô hình quản lý sản xuất; iv) Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê và v) Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho phát triển cà phê.

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, bản thân đã tập trung nỗ lực, phấn đấu để tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo, trao đổi ý kiến với các bạn bè, các thầy cô với mục đích hoàn thành một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do những hạn chế trong tiếp thu kiến thức được truyền đạt, bất đồng về ngôn ngữ, cách thu thập thông tin còn gặp nhiều hạn chế, thông tin liên lạc và trao đổi với giáo viên hướng dẫn là những trắc trở không nhỏ, vì lẽ đó tác giả thầm nghĩ rằng luận văn này không thể tránh khỏi một số thiếu sót nhất định và hy vọng rằng sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các quý thầy cô, bè bạn, những người quan tâm và quý đọc giả để bản luận văn được hoàn thành tốt hơn sau này./.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:

[1] Hoàng Thuý Bằng và cộng sự (2004), Nâng cao cạnh tranh của ngành cà phê robusta Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1990), Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh một số loại cây lâu năm, Theo tiêu chuẩn – định mức quy hoạch nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Kỹ thuật sản xuất cà phê robusta bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[4] Trần Quỳnh Chi và cộng sự (2006), Nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

[5] Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2005), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

[6] Công ty Simeco Đắk Lắk (2010), Hướng dẫn trồng, chăm sóc và chế biến cà phê vối theo hướng bền vững, Đắk Lắk.

[7] Phạm Vân Đình, Đõ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[8] Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[9] Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê.

[10] Trương Hồng (2011), Nghiên cứu các giải pháp sản xuất cà phê nguyên liệu chất lượng cao ở vùng Tây Nguyên, Báo cáo đề tài tổng hợp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

[11] Phạm Thị Thu Hương (2002), Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[12] Tôn Nữ Tuấn Nam, Trương Hồng (1999), Đất và phân bón cho cà phê, trong Cây cà phê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[13] Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

[14] Đoàn Triệu Nhạn (2005), Ngành cà phê qua 5 năm khủng hoảng và phương hướng cho thời gian tới, Hội thảo phát triển thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”, Buôn Ma Thuột.

[15] Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh,

97

[16] Nguyễn Tư (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 (2003), Cà phê nhân - Yêu cầu kỹ thuật, Hà Nội.

[18] Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2009), Kết quả nghiên cưú và chuyển giao khoa học công nghệ trong trồng trọt để nâng cao chất lượng cà phê, Hội đồng nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, Buôn Ma Thuột.

* Internet:

[19] Tạp chí Thương mại và thị trường (2009), Châu Mỹ - Lục địa sản xuất cà phê

trên 60% lượng cà phê toàn cầu. Dẫn theo trang web

http://www.bnm.vn/a/news?t=9&id=783895

[20] Festival gives boost to Lao coffee industry (2014), http://www.vientianetimes .org.la/pdf/Video_File VDO/Oct14_Festival_gives.htm.

* Tiếng Lào:

[21] Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (2000), “Quy hoach phát triển cà phê Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Viêng Chăn.

[22] Tỉnh ủy Chăm Pa Sắc (2010), Nghị quyểt số: 128-NQ/TU, ngày 15/10/2010 của Tỉnh ủy tỉnh Chăm Pa Sắc về “Phát triển cà phê bền vững trong giai đoạn mới”, Chăm Pa Sắc.

[23] Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc (2010), “Kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020”, Chăm Pa Sắc.

98

PHỤ LỤC 1

EXPORTING COUNTRIES: TOTAL PRODUCTION CROP YEARS COMMENCING: 2009 TO 2014 (000 bags, 60 kg/bags)

Item Exporting countries Crop

year 2009 2010 2011 2012 2013 2014

WORLD TOTAL Apr/Mar 123 027 133 631 136 246 147 495 146 774 141620

A Member countries 115 981 125 750 127 146 139 439 139 144 135 033

1 Angola (R) Apr/Mar 13 35 29 33 35 35

2 Bolivia (A) Apr/Mar 142 130 143 115 128 120

3 Brazil (A/R) Apr/Mar 39 470 48 095 43 484 50 826 49 152 45 342

4 Burundi (A) Apr/Mar 112 353 204 406 161 200

5 Cameroon (R/A) Oct/Sep 902 503 574 366 413 400

6 Central African Republic (R) Oct/Sep 93 95 87 56 30 22

7 Colombia (A) Oct/Sep 8 098 8 523 7 652 9 927 12 124 12 500

8 Costa Rica (A) Oct/Sep 1 304 1 392 1 462 1 571 1 418 1 508

9 Côte d’voire (R) Oct/Sep 1 795 982 1 886 2 046 1 923 2 175

10 Cuba (A) Jul/Jun 92 108 100 88 107 100

11 Ecuador (A/R) Apr/Mar 813 854 825 828 666 650

12 El Salvador (A) Oct/Sep 1 065 1 814 1 152 1 360 742 680

13 Ethiopia (A) Oct/Sep 6 931 7 500 6 798 6 233 6 527 6 625

14 Gabon (R) Oct/Sep 1 1 0 0 0 0

15 Ghana (R) Oct/Sep 37 92 94 52 15 40

16 Guatemala (A/R) Oct/Sep 3 835 3 950 3 840 3 743 3 159 3 500

17 Honduras (A) Oct/Sep 3 603 4 331 5 903 4 537 4 568 4 650

18 India (R/A) Oct/Sep 4 806 4 728 4 921 4 977 5 075 5 746

19 Indonesia (R/A) Apr/Mar 11 380 9 129 7 288 13 048 11 667 9 000

20 Kenya (A) Oct/Sep 630 641 757 875 863 850

21 Liberia (R) Oct/Sep 13 10 10 10 5 10

22 Malawi (A) Apr/Mar 17 17 26 22 21 25

23 Mexico (A) Oct/Sep 4 109 4 001 4 563 4 327 3 916 4 000

24 Nicaragua (A) Oct/Sep 1 871 1 634 2 193 1 890 2 017 2 000

25 Panama (A) Oct/Sep 138 114 106 115 92 95

26 Papua New Guinea (A/R) Apr/Mar 1 038 870 1 414 717 828 850

27 Paraquay (A) Apr/Mar 20 20 21 22 20 20

28 Philippines (R/A) Jul/Jun 730 189 180 177 186 200

29 Rwanda (A) Apr/Mar 259 323 251 258 246 250

30 Sierra Leone (R) Oct/Sep 91 33 78 64 50 50

31 Tanzania (A/R) Jul/Jun 675 846 544 1 109 799 900

32 Thailand (R/A) Oct/Sep 795 828 831 608 638 640

33 Timor-Leste (A) Apr/Mar 47 60 49 54 60 50

34 Togo (R) Oct/Sep 202 160 162 78 141 100

35 Uganda (R/A) Oct/Sep 2 845 3 203 2 817 3 698 3 665 4 000

36 Vietnam (R/A) Oct/Sep 17 825 20 000 26 500 25 000 27 500 27 500

99

38 Zambia (A) Jul/Jun 28 13 11 6 8 9

39 Zimbabwe (A) Apr/Mar 21 10 9 7 7 6

B Non-member countries 7 046 7 881 9 100 8 056 7 630 6 587

40 Congo,Dem.Rep.of (R/A) Oct/Sep 346 305 357 334 323 335

41 Dminican Republic (A) Jul/Jun 352 378 491 488 425 400

42 Guinea (R) Oct/Sep 499 386 393 319 323 300

43 Haiti (A) Jul/Jun 351 350 349 350 346 350

44 Jamaica (A) Oct/Sep 25 21 24 24 20 20

45 Lao,People’s Dem.Rep.of (R) Oct/Sep 434 544 510 521 388 500

46 Madagasca (R) Apr/Mar 457 530 602 522 571 530

47 Peru (A) Apr/Mar 3 286 4 069 5 373 4 453 4 338 3 400

48 Venezuela (A) Oct/Sep 1 214 1 202 902 952 804 660

49 Others 82 96 100 93 92 92

(Nguồn: ico.org/prices/po.htm)

PHỤ LỤC 2

Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu ngƣời hàng năm của một số nƣớc hàng đầu trên thế giới (2008 - 2012)

Đơn vị tính: cột các năm: kg/ngời.năm; cột so sánh:%

Số TT Quốc gia Các năm So sánh 2012/200 8 2008 2009 2010 2011 2012 1 Phần Lan 12,00 11,80 12,50 13,00 13,81 15,05 2 Na Uy 9,90 9,60 9,60 9,90 8,94 -9,71 3 Ai xơ len 9,00 9,00 9,10 9,00 9,25 2,78 4 Đan Mạch 8,70 9,00 9,50 9,40 9,85 13,23 5 Hà Lan 8,40 6,70 8,70 9,70 9,86 17,35 6 Thủy Điển 8,20 7,80 9,80 10,50 10,70 30,51 7 Thủy Sỹ 7,90 8,20 11,20 11,70 11,10 40,55 8 Bỉ 6,80 6,80 6,90 6,70 7,10 4,41 9 Luxembourg 6,80 6,60 6,80 6,70 7,00 2,94

100

PHỤ LỤC 3

Nhập khẩu cà phê của các quốc gia lớn trên thế giới Số TT Tên nƣớc Các năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 I Sản lƣợng (tấn) 5.892.420 6.027.420 6.170.340 6.065.940 6.309.360 6.475.680 6.546.180 1 Đức 1.112.580 1.173.840 1.192.560 1.164.960 1.236.180 1.255.560 1.308.960 2 Mỹ 1.422.540 1.453.140 1.456.620 1.414.680 1.462.680 1.565.580 1.563.960 3 Bỉ 276.300 240.840 407.520 354.960 355.440 349.680 340.080 4 Ý 452.880 481.680 490.320 484.680 494.160 501.300 521.460 5 Tây Ban Nha 272.280 292.500 291.840 288.660 302.040 289.260 305.640 6 Nhật Bản 457.920 425.160 423.600 425.400 444.420 452.640 421.500 7 Ba Lan 159.240 135.840 147.600 189.720 196.740 204.240 212.340 8 Anh 242.760 226.860 238.020 247.860 256.120 250.980 247.500 9 Hà Lan 197.580 211.860 138.240 150.120 154.980 166.500 165.660 10 Pháp 371.460 385.200 375.120 400.200 403.020 419.520 410.400 11 Nước khác 926.880 1.000.320 1.008.900 944.700 1.001.580 1.020.420 1.048.680 II Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Đức 18,88 19,48 19,33 19,20 19,59 19,39 20,00 2 Mỹ 24,14 24,11 23,61 23,32 23,18 24,18 23,89 3 Bỉ 4,69 4,00 6,60 65,85 5,63 5,40 5,20 4 Ý 7,69 7,99 7,95 7,99 7,83 7,74 37,97

5 Tây Ban Nha 4,62 4,85 4,73 4,76 4,79 4,47 4,67 6 Nhật Bản 7,77 7,05 6,87 7,01 7,04 6,99 6,44 7 Ba Lan 2,70 2,25 2,39 3,13 3,12 3,15 3,24 8 Anh 4,12 3,76 3,86 4,09 4,09 3,88 3,78 9 Hà Lan 3,35 3,52 2,24 2,47 2,46 2,57 2,53 10 Pháp 6,30 6,39 6,08 6,60 6,39 6,48 6,27 11 Nước khác 15,73 16,60 16,35 15,57 15,87 15,76 16,02

101

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ... 2

3. Các câu hỏi cần nghiên cứu ... 3

4. Mục tiêu nghiên cứu ... 3

4.1. Mục tiêu tổng quát ... 3

4.2. Mục tiêu cụ thể ... 3

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

5.1. Đối tượng nghiên cứu ... 3

5.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

6. Phương pháp nghiên cứu ... 4

7. Dự kiến kết quả nghiên cứu ... 4

8. Kết cấu của luận văn ... 4

CHƢƠNG 1 ... 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ... 5

1.1. Cơ sở lý luận về chiến lược ... 5

1.1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược ... 5

1.1.2. Mô hình quản trị chiến lược ... 7

1.2. Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược ... 11

1.2.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu ... 11

1.2.2. Phân tích và dự báo môi trường ... 12

1.2.3. Hình thành và lựa chọn chiến lược phát triển cà phê ... 30

1.2.4. Tổ chức thực hiện chiến lược ... 32

1.3. Kinh nghiệm của các nước về xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển cà phê ... 33

1.3.1. Kinh nghiệm của Việt Nam ... 33

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)