Quan điểm phát triển cà phê của Lào

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 85)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quan điểm phát triển cà phê của Lào

- Đặc biệt chú trọng xây dựng ngành hàng cà phê theo hướng tập trung phát triển dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường;

- Ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, khai thác tốt nhất tiềm năng, tận dụng triệt để các lợi thế tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm cà phê hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường;

- Phát triển ngành hàng cà phê đồng bộ - toàn diện, liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị gia tăng; đồng thời, hình thành địa bàn trọng điểm phát triển ngành hàng cà phê Lào tai 4 tỉnh thuộc vùng Nam Lào;

- Giảm diện tích cà phê đã trồng ở nơi có điều kiện sinh thái ít thích hợp, quy mô nhỏ, phân tán, năng suất thấp;

- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng [21].

3.2.2. Định hƣớng phát triển cà phê của tỉnh Chăm Pa Sắc

Căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành cà phế Lào và khả năng thực tế ở địa phương, quan điểm phát triển cà phê của tỉnh hiện nay là “phải đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hòa lợi ích về kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội” [22]

.

Phát triển thể hiện trong các lĩnh vực như sau: “Diện tích sản xuất phù hợp, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng, có uy tín trong kinh doanh, thị trường ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận cao; góp phần phát triển thành thị, nông thôn, môi trường xã hội lành mạnh, văn minh, giảm nghèo đói, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, sức khoẻ, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh nông thôn...; quan hệ sản xuất phải được tổ chức với các hình thức phù hợp, tính cộng đồng và tương trợ ngày càng cao, xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của “bốn Nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn. Phát triển ngành cà phê phải nằm trong mối tương quan chung với các ngành và lĩnh vực kinh tế - nền văn hóa - xã hội của tỉnh, của khu vực, của cả nước cũng như trên thế giới” [22].

77

3.3. Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc

3.3.1. Giải pháp về thị trƣờng

- Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cà phê Bolaven

Tại cuộc hội thảo “Phát triển cà phê Bolaven bền vững”, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Bolaven, ngày 24 - 26/10/2014 tại thành phố Pak Sế, thu hút được 178 người trồng cà phê và các mặt hàng nông sản cùng với 68 công ty, trong đó có 58 công ty trong nước và 11 công ty đến từ các nước láng giếng đã có mặt tham dự sự kiện này.

Công chức cấp cao, các thành viên của Hiệp hội Cà phê Lào và các Hiệp hội Cà phê đến từ các nước Asean cùng với đoàn đại biểu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã cùng nhau tận dụng cơ hội này để thảo luận về chiến lược, những thị trường tiềm năng, và những thử thách có thể đối mặt kể cả trong toàn cầu và khi thâm nhập vào thị trường trong khu vực. Các chuyên gia đã nhận định “Chúng ta cũng cần có chính sách thu hút người có trình độ cao vào làm việc lâu dài ở Bolaven. Bên cạnh đó cần xác lập “Chuỗi giá trị cây cà phê”, xác lập quy trình chuẩn từ ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác đến khâu thu gom, sơ chế, chế biến, tiêu thụ để có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà phê” [20]

.

Sản xuất cà phê là một phương hướng của ngành cà phê Lào, cần được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê lớn vì vùng đồng bào dân tộc có điều kiện, đất đai, khí hậu và tập quán canh tác thích hợp cho phát triển cà phê. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê. Thu nhập từ cà phê sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề ở đây lại là việc cung cấp chứng chỉ cà phê và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và đem lại hiệu quả cho nông dân.

Tỉnh Chăm Pa Sắc, đặc biệt là vùng Pak Song và Ba Chiêng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng mang thương hiệu cà phê Bolaven.

Tìm mọi giải pháp để không ngừng hạ giá thành trong qúa trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất.

 Coi trọng và tăng cường bón phân hữu cơ nhất là cần quan tâm sử dụng vỏ cà phê để làm phân, phân vi sinh;

 Sử dụng cao độ tàn dư thực vật, các phế thải trong nông nghiệp. Sản xuất hữu cơ tại chỗ như: trồng xen cây đậu đỗ, phân xanh ở trong và xung quanh lô cà phê;

 Giảm lượng phân bón hóa học, bón đúng cách, để giảm tổn thất, tránh làm

78

 Sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), hạn chế đến mức tối thiểu

việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên vườn cây cà phê;

 Tiết kiệm nước tưới. Có chế độ tưới hợp lý, tránh lãng phí nguồn nước. Chú ý sử dụng các giống có khả năng kháng được hạn hán. Có hệ sinh thái cây che phủ phù hợp.

Những biện pháp đã nêu ở trên sẽ tiến tới một nền sản xuất sạch, an toàn, đặc biệt sẽ sản xuất ra được sản phẩm cà phê hữu cơ khi có khách hàng yêu cầu để nâng cao được lợi nhuận từ những sản phẩm mới.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa

Mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa là một hướng đi quan trọng để giảm rủi ro, hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường cà phê thế giới thường xuyên biến động ở mức cao. Sản phẩm cà phê được chấp nhận bởi người tiêu dùng trong nước cao là cơ sở quan trọng để chủ động xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thực tế cho thấy, sản phẩm cà phê của Chăm Pa Sắc có tỷ lệ tiêu dùng nội địa vẫn còn thấp, quyền lực thị trường trong nước yếu, phát triển cà phê của tỉnh vẫn phụ thuộc nặng nề vào thị trường thế giới. Vì vậy, hạn chế phát triển cà phê. Các nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế mức tiêu thụ nội địa là:

+ Các DN kinh doanh cà phê vẫn có xu thế hướng ngoại, chưa coi trọng thị trường trong nước;

+ Yêu cầu về chất lượng, chủng loại cà phê của người tiêu dùng trong nước chưa cao để tạo áp lực cải tiến công nghệ chế biến cà phê thành phẩm. Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng về việc uống cà phê (tạo năng lượng, tốt cho sức khoẻ, văn hoá, phong cách ...) còn chưa rõ ràng;

+ Công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng chưa phát triển, chủ yếu là sơ chế, chủng loại cà phê tiêu dùng trong nước ít, chất lượng còn hạn chế, chưa tạo thế mạnh để lôi cuốn người tiêu dùng.

3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất - kinh doanh cà phê

- Quy hoạch diện tích cà phê, bảo đảm hợp lý cơ cấu cà phê theo độ tuổi

Như đã phân tích ở trên cho thấy Chăm Pa Sắc hiện có hơn 30% diện tích có độ tuổi trên 15 tuổi, trong đó có khoảng 13.000 ha được trồng từ trước năm 1995 (lớn hơn 20 tuổi) hiện đang kinh doanh kém hiệu quả, phải cưa đốn phục hồi hoặc thanh lý trồng lại. Nhưng việc cưa đốn tạo chu kỳ 2 hay thanh lý trồng lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là việc phát sinh các bệnh hại rễ cà phê, hiệu quả phòng trừ bệnh, cải tạo đất còn nhiều hạn chế. Đây là bài toán khó trong tổ chức thanh lý và tái canh cà phê hiện nay của tỉnh Chăm Pa Sắc. Do vậy việc triển khai một chương trình trồng tái canh cà phê sao cho vườn cà phê được ổn định về diện tích, năng suất và tăng chất

79

lượng cà phê là việc làm phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cấp, ban ngành từ tỉnh, sở, các viện nghiên cứu đến các DN và các hộ nông dân trồng cà phê... Để chương trình trồng tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh phát triển trong thời gian tới cần tiến hành “Tổng điều tra, phân loại chính xác về hiện trạng diện tích cà phê theo độ tuổi, tình hình sinh trưởng, mức năng suất, tình hình sâu bệnh gây hại, mức độ thích nghi đất đai, nguồn nước và lưu lượng nước có thể khai thác tưới cho cà phê”. Từ kết quả điều tra chính xác theo phân loại như trên mới có đủ điều kiện lập chương trình, dự án xác định quy mô, tiến độ, giải phóng trồng tái canh cà phê phù hợp và hiệu quả.

- Cải thiện chất lượng giống cây trồng

Một trong những hạn chế về chất lượng của cà phê Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng là chất lượng giống không cao. Hầu hết diện tích cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc, tuy nhiên ở tỉnh đã có Trung tâm ươm giống cà phê nhưng quy mô nhỏ không đủ cung cấp cho nhu cầu của nông dân. Đến nay các vườn cà phê đã bộc lộ nhiều nhược điểm như năng suất không cao, kích cỡ hạt nhỏ (14 - 15g/100 nhân), nhiều cây bị bệnh rỉ sắt. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống trong nước đã đạt được nhiều thành tựu, nhiều dòng vô tính chọn lọc có tiềm năng có năng suất từ 3 - 5 tấn /ha, kích cỡ hạt to 18 - 20g/nhân và có tính kháng đối với bệnh rỉ sắt. Ngoài ra các giống chọn lọc thường có tầm chín trung bình đến muộn, thường chậm hơn các giống bình thường từ 10 - 15 ngày, do đó thời vụ thu hoạch được chuyển vào mùa khô có nhiều thuận lợi cho việc chế biến. Những dòng vô tính này đã được nhân nhanh bằng các diện tích vườn gỗ chuyên sản xuất chồi ghép cung cấp cho sản xuất. Hiện nay đã có 2 vườn nhân chồi được bố trí tại huyện Pak Song với tổng diện tích là 0,5 ha, có khả năng cung cấp trên 300.000 chồi/năm đủ cho ghép cho ghép cho trên 125 ha mỗi năm. Biện pháp ghép chồi thay thế các cây giống xấu đã được thực hiện thành công và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi ghép cải tạo 2 năm, cây ghép đã có sản phẩm thu hoạch từ 2 - 3,5 kg quả tươi/cây và năng suất ổn định khoảng 20 - 30 kg/cây. Để thúc đẩy nhanh việc thay đổi giống cà phê hiện nay cần đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật rộng rãi trong bà con nông dân.

- Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê

Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng cà phê nhân xuất khẩu mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng mà thông thường nông dân chưa tính toán đầy đủ do hạt chưa phát triển đầy đủ. Hậu quả lâu dài của việc thu hái xanh kéo dài dần thời vụ thu hoạch vào cuối mùa mưa gây nhiều bất lợi cho chế biến đồng thời làm tăng thêm nhu cầu nước tưới. Cách đây 15 -20 năm, vụ thu hoạch thường được kết thúc sau tháng 2 nhưng hiện nay phần lớn được kết thúc trong tháng 12 dương lịch.

80

Tập quán thu hoạch bằng cách tuốt tất cả các quả từ trên cây từ quả xanh non đến quả chín, qủa khô còn tiềm ẩn một nguy cơ lây nhiễm nấm mốc trong sản phẩm cà phê. Vì khi thu hái 1 lần với khối lượng từ 10 - 15 tấn quả tươi/ha thì không có một phương pháp chế biến nào cũng như không có loại sân phơi nào có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật bảo đàm cho sản phẩm có chất lượng cao.

Để chấm dứt tình trạng thu hái nhiều quả xanh, ngành cà phê cần có những chính sách vĩ mô nhằm:

+ Điều chỉnh giá mua sản phẩm: Kiên quyết không mua sản phẩm có chất lượng kém từ quả xanh hoặc chỉ mua với giá rất thấp. Những người thu hái nhiều quả xanh sẽ bị thiệt hại nhiều so với thu hoạch quả chín.

+ Áp dụng tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu LSD 1025:2010 cho toàn bộ sản

lượng cà phê xuất khẩu. Tập quán bán hàng theo mẫu với các chỉ tiêu chính như: tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp chất và thuỷ phần như hiện nay không phản ánh đầy đủ chất lượng của sản phẩm nhưng nếu áp dụng LSD 1025:2010, sản phẩm từ quả xanh sẽ bị tính lỗi. Vì vậy chỉ có áp dụng tiêu chuẩn này mới có cơ sở hạn chế sản phẩm có chất lượng kém từ quả xanh.

Theo các báo đã đưa tin trước đây: bắt đầu từ 1/10/2015, Bộ Công Thương sẽ thống nhất áp dụng bắt buộc kiểm tra chất lượng mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn LSD 1025:2010 trước khi thông qua từ niên vụ 2014 - 2015. Đây là tín hiệu tốt và có thể tạo được bước chuyển biến căn bản trong việc cải thiện chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Lào khi bắt buộc thực hiện tiêu chuẩn LSD 1025:2010.

Cà phê quả tươi có tỷ lệ quá chín cao, ít tạp chất thì mua với giá cao. Quả xanh chiếm tỷ lệ cao, nhiều tạp chất thì giá thấp hoặc không thu mua. Tổ chức những nơi thu mua, và chế biến tập trung (công ty, hợp tác xã, trung tâm chế biến) là biện pháp tổ chức để quản lý chặt chẽ chất lượng và giá cả thu mua.

Cà phê nhân sống khi thu mua phải theo tiêu chuẩn đã được quy định: độ ẩm, khuyết tật (đen, nâu, sâu, vỡ, cành, mảnh vỏ, hạt bạc bụng ...). Chống tranh mua, tranh bán dễ dẫn tới cà phê của Lào khi ra thị trường thế giới có chất lượng thấp.

Tiến tới thu mua cà phê nhân sống còn phải trải qua khâu thử nếm cà phê tách thì mới đánh giá chuẩn xác được chất lượng của lô hàng cà phê nhân (thơm, đậm đà, dịu, gắt, mùi đất, khét, mùi cỏ, nước cống rãnh...). Điều này rất quan trọng khi thương hiệu “Cà phê Bolaven” được buôn bán trên thị trường với khối lượng lớn.

Nguyên tắc chung: Chất lượng cao thì trả giá cao; Chất lượng thấp thì trả giá thấp. Có như vậy mới kích thích được người sản xuất có cà phê chất lượng cao. Hy vọng rằng bằng giải pháp về giá cả và tổ chức quản lý mới có thể xoay chuyển được vòng luẩn quẩn của cà phê Lào nói chung và của tỉnh Chăm Pa sắc nói riêng từ trước đến nay là chất lượng thiếu ổn định, bị ép giá trên thị trường thế giới. Điều này cũng

81

được các chuyên gia thế giới đều thống nhất đánh giá: nếu thu hái và chế biến tốt thì cà phê của Lào có chất lượng tốt.

- Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến cà phê

Kỹ thuật chế biến tuy không làm tăng được chất lượng của sản phẩm nhưng với kỹ thuật phù hợp có thể duy trì tối đa chất lượng vốn có của sản phẩm. Các phương pháp chế biến được áp dụng trong sản xuất cà phê ở Lào:

Chế biến khô: Là phương pháp chế biến được áp dụng phổ biến nhất. Đối với cà phê vối nếu nguyên liệu chế biến đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, phương pháp chế biến khô hoàn toàn có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng cao (khác với cà phê chè,

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)