8. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Những kinh nghiệm về phát triển cà phê bền vững cho Lào
Hơn một thập kỷ qua, ngành cà phê là một trong những ngành hàng nông nghiệp hội nhập sâu rộng nhất vào thị trường quốc tế. Cũng trong thời gian qua, ít ngành hàng nông nghiệp nào như cà phê phải chịu những thử thách do sự biến động
35
lên xuống của thị trường như vậy. Trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, ngành nông nghiệp Lào tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường quốc tế. Để xây dựng được định hướng phát triển cho các ngành hàng nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu tăng được lợi ích lớn nhất, giảm thiểu rủi ro, đặc biệt đối với người nghèo, thì việc rút ra các bài học từ kinh nghiệm hội nhập của ngành cà phê có ý nghĩa quan trọng. Một số bài học có thể rút ra như sau:
- Hơn 10 năm qua, thị trường cà phê đã tiến mạnh theo hướng tự do hoá và ngành cà phê đã thu được những lợi ích to lớn trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, biến động giá đã gây tổn hại to lớn, và trong trường hợp như vậy người nghèo là nhóm bị thiệt và gánh chịu nhiều thua thiệt nhất. Như vậy, bản thân thị trường không thể tự động phân bổ các thành quả của phát triển công bằng và giảm tổn thất cho nhóm người nghèo. Do đó vai trò của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tổn thất do biến động mà thị trường đem lại.
- Cuộc điều tra các cơ sở sản xuất cà phê ở Pak Song chứng minh nông dân thiếu tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, thiếu thông tin, vốn, tín dụng. Đây là những yếu tố cơ bản làm cho nông dân không tham gia được nhiều vào những lợi ích do thị trường đem lại, cũng như trở thành nhóm dễ bị tổn thương nhiều nhất khi thị trường biến động.
- Kinh nghiệm của cà phê những năm qua cũng cho thấy bài học về phát triển bền vững. Sự phát triển cây cà phê ồ ạt khi giá lên đã dẫn đến ngành hàng chỉ tăng trưởng theo chiều rộng, gây ra những biến động về môi trường, đe dọa phát triển bền vững.
- Kinh nghiệm hội nhập của ngành cà phê cũng đặt ra vấn đề về công tác quy hoạch. Sự phát triển ồ ạt cây cà phê mang tính tự phát của người dân không có định hướng và quản lý đã dẫn đến thiệt hại nặng nề khi thị trường biến động. Công tác quy hoạch nên hướng nhiều hơn đến dự báo nhu cầu thị trường, và tính đến sự đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng.
- Trường hợp ngành cà phê cho thấy biến động giá ảnh hưởng mạnh đến người nông dân, đặc biệt là người nghèo. Nhà nước nên có các biện pháp nhằm giảm biến động giá, hỗ trợ người nông dân đặc biệt là người nghèo. Các công cụ như quỹ bình ổn giá, bảo hiểm giá nên được nghiên cứu kỹ càng và ứng dụng trong thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Với mục tiêu nhằm kiến tạo cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của đề tài, trong chương 1 tác giả đã giới thiệu những nội dung sau:
1) Cơ sở lý luận về chiến lược, trong đó bao gồm: khái niệm, vai trò của chiến lươc (khái niệm về chiến lươc; vai trò của chiến lược) và mô hình quản trị chiến lược (mô hình quản trị chiến lược tổng quát; mô hình ba giai đoạn quan trị chiến lược).
36
2) Trình bày quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược, bao gồm: i) Xác định sứ mạng và mục tiêu (cơ sở khoa học để xác định sứ mạng và mục tiêu; các tiêu chí và chỉ tiêu thể hiện sứ mạng và mục tiêu); ii) Phân tích và dự báo môi trường (phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, phân tích môi trường nội bộ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chiến lược phát triển cà phê); iii) Hình thành và lựa chọn chiến lược phát triển cà phê (phân tích ma trận SWOT về phát triển cà phê, chiến lược và lựa chọn chiến lược phát triển cà phê và các chiến lược thành phần và chiến lược hỗ trợ) và iv) Tổ chức thực hiện chiến lược.
3) Kinh nghiệm của các nước về xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển cà phê, đã khái quát kinh nghiệm về phát triển cà phê của các nước như: Việt Nam, Braxin và Columbia. Từ đó tác giả đã đúc kết những bài học kinh nghiệm để phát triển cà phê cho tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào trong thời gian tới.
37
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ TỈNH CHĂM PA SẮC 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
Tỉnh Chăm Pa Sắc là một trong số bốn tỉnh nằm trên địa bàn phía Nam Lào, trong khoảng toạ độ địa lý 13˚54 độ vĩ Bắc và 106˚06 độ kinh Đông thuộc bản Kynark, nằm cách thủ đô Viêng Chăn về phía nam khoảng 720 Km. Chăm Pa Sắc bao quanh bởi các tỉnh lân cận (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ): phía bắc giáp với tỉnh Sa La Văn, phía đông giáp với tỉnh Sê Kong và Ăt Ta Pư; phía nam giáp với các tỉnh Stung Treng và Preah Vihear của vương quốc Campuchia và tỉnh Ubon Ratchathani của Vương quốc Thái lan về phía tây.
Tỉnh Chăm Pa Sắc có diện tích tự nhiên 15.350 Km2 (1.535.000 ha), chiếm 6,48% diện tích tự nhiên cả nước Lào. Trong đó, đất nông nghiệp: 610.162 ha, đất lâm nghiệp: 737.874 ha. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên (hơn 399.100 ha) thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn quả [22]
.
Phần lớn địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc thuộc sườn phía tây nam dãy núi Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 26% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía đông và đông nam tỉnh với độ cao trung bình từ 1.000 - 1.300 m.
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở phía đông, chiếm 25% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 1.000 m. Với độ cao này, rất thích hợp cho phát triển trồng cà phê, đặc biệt là cây cà phê vối.
Đo đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Chăm Pa sắc vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết tỉnh Chăm Pa Sắc chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 2.300 - 3.600 mm. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% [22]
.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất và nước
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Chăm Pa Sắc, đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 15.350 Km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen [22].
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (PH/H2O từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì
38
nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Bolaven trải dài khoảng 70 km theo hướng đông - tây và rộng khoảng 45 km, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi.
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bổ tập trung ven các sông suối trong tỉnh, điển hình là các đồng bằng hai ven bờ sông Mê Kông thuộc các huyện Xanasomboun, Phonthong, Chămpasắc, Pathoumphone, Soukhouma, Mounlapamok và Khong.
- Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bổ tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Pathoumphone.
- Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Chăm Pa Sắc, phân bố ở hầu hết các huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó là đất đỏ bazan): Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm 35,75% diện tích đất đỏ bazan toàn cao nguyên Bolaven. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục, độ xốp bình quan 62% - 65%, khả năng giữ nước và hấp thụ dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc.
Nguồn nước mặt: với những đặc điểm về khí hậu - thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Mêkông, hệ thống sông Xê đôn; hệ thống sông Xe lạ băm) cùng với hàng trăm hồ chứa tự nhiên và con sông dài trên 100 km, đã tạo cho Chăm Pa Sắc một hệ thống sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để phục vụ đời sống và sản xuất, nhất là các địa bàn phân bố đọc theo hai bên sông Mê kông thuộc các huyện: Xanasomboun, Phonthong, Chămpasắc, Pathoumphone, Soukhouma,
Mounlapamok và Khong.
Nguồn nước ngầm: Tập trung chủ yếu trong các thành tạo bazan và trầm tích neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: nước lỗ hổng và nước khe nứt. Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7 - 9. Loại hình hoá học thường là bicacbonat clorua - magie, can xi hay natri.
2.1.2.2. Các tài nguyên khác
- Tài nguyên rừng: Diên tích đất có rừng của Chăm Pa Sắc là 882.625 ha, trong đó rừng tự nhiên là 850.409 ha, rừng trồng là 32.216 ha. Độ che phủ rừng đạt 57,50% (số liệu tính đến ngày 31/01/2013). Rừng Chăm Pa Sắc được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp tỉnh Ăt ta pư và Campuchia. Rừng Chăm Pa Sắc phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng. Cây gỗ có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có
39
giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Chăm Pa Sắc có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở khu rừng bảo tồn Đông Hủa Sảo, Khiệt Ngống, Xê Piên… có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sổ đỏ của Lào và có loại được ghi trong sổ đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [22].
- Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Chăm Pa Sắc không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm như: mỏ Bốc xít (ở huyện Paksong và một phần thuộc huyện Sanxay - tỉnh Ăt ta pư trên 100 triệu tấn); sét gạch ngói (huyện Pak sê, Xanasomboun, Pathoumphone); phốt pho và than bùn (huyện Pathoumphone); đá quý (ở huyện Khong), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng… phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh [22].
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tỉnh Chăm Pa Sắc bao gồm thành phố Pak sê và các huyện như: Pak song, Ba chieng cha leun souk, Xa na som boun, Phon thong, Chăm pa sắc, Pa thoum phone, Soukhouma, Mounlapamok và Khong.
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2013, tỉnh Chăm Pa Sắc, dân số bình quân tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2013 là 711.518 người, sống trong 123.470 hộ gia đình trên 639 bản. Trong đó, dân số đô thị chiếm 20%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 80%. Cộng đồng dân cư Chăm Pa Sắc gồm các dân tộc như: Lào Lùm chiếm trên 65%; ngoài ra là các dân tộc thiểu số anh em cùng sinh sống gồm Chiêng, In thi, Kaseng, Katang, Katae, Katu, Kian, Lavai, Laven, Nghe, Yaheun, Oung, Salao, Xuay, Trang, Ta oy, Việt Kiều, người Hoa ... chiếm gần 35% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 45 người/Km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Pak sê, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 13, 16 chạy qua ... [23]
40
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Bình quân
01 Dân số BQ năm người 674.333 692.903 711.518 -
02 Tốc độ tăng dân số BQ % 2,61 2,75 2,69 2,68 03 Số lao động người 420.042 442.392 459.498 - 04 Tốc độ tăng LĐ BQ % 3,71 5,32 3,87 4,30 05 Tỷ lệ thất nghiệp % 3,19 3,00 2,91 3,03 06 Số hộ nghèo đói hộ 2.645 2.584 2.462 - 07 Tỷ lệ nghèo đói % 2,48 2,36 2,25 2,36
08 Kim ngạch xuất khẩu 751,76 776,80 831,52 -
09 Kim ngạch xuất khẩu 1.029,76 1.092,56 1.061,12 -
10 GDP (theo giá hiện
hành) tỷ kíp 5.578,08 7.915,20 9.050,51 -
11 GDP (theo giá so sánh
2005) tỷ kíp 5.159,73 7.123,68 8.100,21 -
12 Tốc độ tăng GDP BQ % 10,25 10,60 10,75 10,53%
13 Cơ cấu kinh tế:
- NLN nghiệp % 37,50 35,00 34,25 - - CN - XD % 30,00 31,00 31,15 - - Dịch vụ % 32,50 34,00 34,60 - 14 GDP BQ nhân khẩu (giá HH) triệu kíp 8,272 11,424 12,720 -
(Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc)
Tuy tình hình kinh tế có tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn duy trì được xu hướng tích cực, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành nông lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, song sự chuyển dịch chậm, ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (chiếm 34,25% trong năm 2013). Do vậy nền kinh tế tỉnh Chăm Pa sắc vẫn phát triển ngành nông lâm nghiệp, trong đó có phát triển cây chủ lực là cà phê. Tăng trưởng kinh tế hàng năm bị tác động mạnh theo chu kỳ tăng, giảm sản lượng lượng hàng năm của sản phẩm cà phê; giá trị các sản phẩm công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tuy có tăng, nhưng đóng góp chưa cao trong tăng trưởng chung.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Như đã nghiên cứu phần lý luận, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê, một số nhân tố quyết định đến phát triển cà phê được đúc kết lại đó là: (1) Điều kiện tự nhiên, (2) nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất, (3) Nhóm nhân tố về thị
41
trường, (4) Tác động của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo động lực cho phát triển cà phê, trong đó có vai trò của Chính phủ chi phối các nhân tố còn lại.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Ảnh hưởng của các nguồn nước tưới đến chi phí nước tưới cho cà phê
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa nguồn nƣớc tƣới, tuổi cây và chi phí nƣớc tƣới cà phê STT Nguồn nƣớc tƣới Tuổi cây bình
quân (năm) Chi phí tƣới (triệu LAK/ha) Diện tích tƣới (%) 1 Nƣớc mặt 12,35 1,18 29,63 2 Hỗn hợp (giếng và nƣớc mặt) 10,26 1,32 37,31 2.1 Độ sâu: 10-17m 13,98 1,21 18,18 2.2 Độ sâu: 18-24m 11,05 1,30 14,37 2.3 Độ sâu: 25-30m 5,76 1,43 4,76 3 Nƣớc ngầm (giếng) 9,55 1,48 33,06 3.1 Độ sâu: 10-17m 12,17 1,35 15,83 3.2 Độ sâu: 18-24m 9,74 1,53 10,48 3.3 Độ sâu: 25-30m 6,75 1,57 6,75 Chung 10,72 1,33 100,00
(Nguồn: Sở Nông lâm tỉnh Chăm Pa Sắc)
Bảng 2.2 cho thấy, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê được lấy từ nguồn nước mặt như nước từ các ao hồ, sông suối được đầu tư xây dựng thành các công trình thủy lợi hoặc tự nhiên. Diện tích cà phê được tưới bằng nguồn nước mặt, theo số liệu điều tra ở trên bảng 2.2 chiếm 29,63% diện tích cà phê kinh doanh. Đây là những vùng đất được trồng cà phê từ trước (tuổi cây bình quân 12,35 năm), có điều