8. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Phát triển ngành cà phê về mặt kinh tế ở tỉnh Chăm PaSắc
Để nghiên cứu phát triển ngành cà phê trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc về mặt kinh tế, luận văn đi sâu phân tích một số vấn đề liên quan sau: i) Sự đóng góp của phát triển ngành cà phê đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Chăm Pa Sắc; ii) Kết quả và hiệu quả của sản xuất kinh doanh ngành cà phê; iii) khả năng cạnh tranh của ngành cà phê; iv) Chuỗi cung cà phê và thị trường tiêu thụ cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua để đi đến những kết luận và đánh giá cho vấn đề nghiên cứu.
2.3.1.1. Đóng góp của ngành cà phê đối với phát triển kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc
Bảng 2.5: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc
Năm
Giá trị sản xuất theo giá hiện
hành (tỷ LAK) Tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất (%) Tỷ lệ giá trị sản xuất cà phê trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (%) Tỷ lệ giá trị sản xuất cà phê trong tổng giá trị sản xuất (%) 2010 8.839 38,75 14,60 5,66 2011 9.547 37,50 14,48 5,43 2012 13.546 35,00 11,25 3,94 2013 15.489 34,25 10,29 3,52 2014 17.128 34,10 9,59 3,27 BQ 12.910 35,92 12,04 4,36
(Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc)
Số liệu tổng hợp ở bảng 2.5 cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2014 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành cà phê luôn đóng góp vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh rất lớn (từ 9,59% - 14,60%).
Bình quân trong khoảng thời gian trên, giá trị sản xuất ngành cà phê đã đóng góp 12,04% GO ngành nông nghiệp hay 4,36% trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Qua đó cho thấy sự phát triển của ngành cà phê là nhân tố hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc. Phát triển cà phê đạt hiệu quả, ổn định và bền vững chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc.
Tuy nhiên GO cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong GO và GO nông nghiệp của tỉnh cho thấy sự phụ thuộc lớn nền kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc vào ngành hàng cà phê. Do vậy, khi có những rủi ro cho ngành hàng này (giá thấp, mất mùa, sâu bệnh, hạn hán …), sẽ kéo theo hệ luỹ cho nền kinh tế - xã hội và đời sống mọi mặt của người dân. Do đó, trong thời gian tới cần có những chính sách tốt vừa kết hợp phát triển những vùng
53
chuyên canh cà phê cho năng suất, chất lượng cao, bên cạnh đó tạo thế phát triển tổng hợp những ngành nghề mới, thích hợp cho việc phát triển kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc.
2.3.1.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê
Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê
Bảng 2.6: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Chăm Pa Sắc (Tính bình quân cho 1 ha cà phê kinh doanh)
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức độ
1 Giá bán triệu LAK/tấn 19,32
2 Năng suất bình quân tấn/ha 1,95
3 Giá trị sản xuất triệu LAK 37.67
4 Chi phí sản xuất triệu LAK 19,56
4.1 Phân bón các loại triệu LAK 11,88
4.2 Thuốc bảo vệ thực vật triệu LAK 1,37
4.3 Lao động thuê ngoài triệu LAK 2,87
4.4 Khấu hao triệu LAK 2,58
4.5 Chi phí khác triệu LAK 2,03
5 Thu nhập hỗn hợp MI (3-4) triệu LAK 16,93
6 Lao động gia đình triệu LAK 3,83
7 Tổng chi phí (4+6) triệu LAK 24,56
8 Lợi nhuận (5-6) triệu LAK 13,11
9 Lợi nhuận /chi phí (8/7) lần 0,53
10 Lợi nhuận/tấn cà phê (8/2) triệu LAK/tấn 6,72
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra niên vụ 2013/2014)
Tuy nhiên do giá cà phê tăng mạnh (tăng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây), do vậy kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ đạt tương đối cao. Hơn nữa trong niên vụ 2013/2014 do thời tiết thuận lợi, cà phê được mùa, nên năng suất chung của các hộ trồng cà phê đạt tương đối khá (bình quân đạt 1,95 tấn/ha). Những kết quả trên chỉ là thông tin tính toán cho một năm, chưa thể kết luận được là phát triển cà phê trên đại bàn tỉnh Chăm Pa sắc có ổn định hay không. Dựa vào thông tin giá cả, năng suất cà phê và lạm phát trong vòng 15 năm trở lại đây, tính toán lại chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế trên một kg cà phê nhân để bổ sung đánh giá phát triển cà phê về mặt kinh tế.
Phân tích xu hướng biến động lợi nhuận kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê lợi nhuận kinh tế bình quân một kg cà phê nhân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, xem xét và bổ sung cho việc phân tích phát triển cà phê về mặt kinh tế. Dựa vào giá và năng suất cà phê bình quân của tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2000 - 2014 với giả định tổng chi phí đầu tư cho một ha cà phê bình quân biến động theo chỉ số
54
khử lạm phát GDP, ta có kết quả biến động lợi nhuận trên một tấn cà phê nhân (lợi nhuận/tấn cà phê nhân) từ năm 2000 - 2014.
Bảng 2.7: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2000 - 2014
Năm Năng suất cà phê (tấn/ha)
Chỉ số khử lạm phát GDP
(lần)
Giá cà phê (giá BQ các hộ bán cho các công ty XK) (triệu LAK/tấn) Lợi nhuận (triệu LAK/tấn) 2000 1,58 1,068 11,90 -3,41 2001 1,73 1,056 10,83 -3,19 2002 1,68 1,059 11,12 -3,31 2003 1,83 1,062 13,55 0,12 2004 1,92 1,065 12,91 0,11 2005 1,87 1,045 14,33 1,15 2006 1,76 1,057 15,40 1,36 2007 1,85 1,038 17,93 4,48 2008 1,88 1,036 17,01 3,80 2009 1,98 1,052 17,45 4,80 2010 1,78 1,061 16,71 2,75 2011 1,67 1,045 16,89 2,09 2012 1,73 1,039 17,76 3,43 2013 1,80 1,037 18,54 4,72 2014 1,95 1,030 19,32 6,52
55
Hình 2.1: Quan hê giữa năng suất, giá cà phê và lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2000 - 2014
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014)
2.3.1.3.Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc
Có nhiều phương pháp, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc. Một trong những phương pháp đó là lợi thế so sánh. Để xác định lợi thế so sánh của sản xuất cà phê, cần ước lượng hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC). Để xác định lợi thế so sánh của sản xuất cà phê, cần xác định chi phí nội nguồn (cơ hội) để sản xuất được một tấn cà phê nhân thành phẩm, giá xuất khẩu theo USD và chi phí ngoại nguồn USD.
Chi phí nguồn lực trong nước (DRC) của một sản phẩm là chỉ số thường dùng để đo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong trường hợp không có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách (Tsakoka, 1990), (Phạm Vân Đình, 2006) [7]
. Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC là tỷ số giữa chi phí nguồn lực trong nước cùng các đầu vào không thể trao đổi được với thị trường quốc tế (tính theo giá xã hội) để sản xuất sản phẩm và ngoại tệ thu được hoặc tiết kiệm được khi sản xuất sản phẩm này thay thế xuất khẩu. Nghĩa là tính chi phí sản xuất theo giá trị của các đầu vào trung gian ở mức giá thế giới và các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội (Phan văn Hòa, 2009).
Chi phí này bao gồm 2 giai đoạn: chi phí cho giai đoạn sản xuất (sản phẩm cà phê nhân) và chi phí cho giai đoạn chế biến đến xuất khẩu tại cảng trong nước. Chi phí
-5.00 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00
Năng suất cà phê (tấn/ha)
Giá cà phê (giá BQ ccác hộ bán cho các công ty XK) (triệu LAK/tấn) Lợi nhuận (triệu LAK/tấn)
56
từng khoản mục trong giai đạon sản xuất được hạch toán bằng tổng chi phí khoản mục đó cho 1 ha của cả vòng đời cây cà phê chia cho tổng sản lượng của 1ha trong cả vòng đời.
Chí phí đất đai: Để xác định chi phí đất đai, người ta sử dụng chi phí cơ hội của đất đai. Trong phạm vi đề tài, chi phí cơ hội của đất đai được xác định theo giá đất cho thuê để trồng cà phê của các hộ. Tất cả chi phí đất đai được tính là chi phí nội nguồn.
Chi phí lao động được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất được tính từ khâu trồng đến kết thúc thu hoạch cà phê tại các hộ; giai đoạn thứ hai là chi phí tiền lương và các loại chi phí bảo hiểm phát sinh trong khâu chế biến ở các công ty chế biến cà phê. Chi phí cơ hội của lao động trong giai đoạn sản xuất được tính bằng đơn giá thực trả của các hộ với giả định thị trường lao động là tương đối hoàn hảo. Chi phí cơ hội của lao động trong khâu chế biến được xác định bằng tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp lao động khác.
Chi phí phân bón được chia thành 2 nguồn: là chi phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn. Các loại phân bón chủ yếu dùng cho bón lót và chăm sóc hàng năm trong giai đoạn kinh doanh ở các hộ là phân chuồng và phân bón tổng hợp 16-20-00. Các loại phân bón này một phần là loại phân nhập từ nước ngoài, một số sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các loại phân sản xuất trong nước vẫn phải sử dụng một số nguyên liệu và máy móc thiết bị nhập khẩu. Do đó, chi phí phân bón tổng hợp 16-20-00 được xác định là chi phí ngoại nguồn. Với giả định, thị trường phân hữu cơ hiện nay là hoàn hảo, chi phí thực chi cho phân hữu cơ cũng chính là chi phí cơ hội. Chi phí phân bón ngoại nguồn được tính bằng giá CIF. Tất cả chi phí cộng thêm đến hộ được tính vào chi phí nội nguồn.
Chi phí thuốc hóa học, chi phí nhiên liệu cũng được chia thành 2 loại: chi phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn. Chi phí cơ hội của thuốc hóa học, nhiên liệu nhập thành phẩm từ nước ngoài được tính theo giá CIF, các loại thuốc hóa học, nhiên liệu sản xuất trong nước nhưng nhập nguyên liệu của nước ngoài thì tính vào chi phí ngoại nguồn, các chi phí vận chuyển và chi phí khác được tính là chi phí nội nguồn và lấy mức giá thực tế phát sinh làm chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của các loại công cụ, dụng cụ như: găng tay, bạt, và các dụng cụ chăm sóc khác trong giai đoạn kiến thiết và khai thác cà phê của các hộ được xác định bằng giá mua trên thị trường. Hầu hết các loại công cụ, dụng cụ đều là chi phí nội nguồn. Các chi phí khác bao gồm chi phí vận chuyển, thuê khoán, đóng gói, các loại phí … tất cả các chi phí này được tính là chi phí nội nguồn.
Tỷ giá hối đoái chính thức (OER - Official Exchange Rate) năm 2013 (được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Lào) là 8.020 LAK/USD. Theo Lê Thành Nghiệp & Agnes C.Rola (2005), tỷ giá hối đoái mờ:
57
SER = OER * (1+ FX premium). Với FX premium là hệ số phản ánh sự khác biệt giữa tỷ giá hối đoái chính thức và chi phí cơ hội (giá mờ) của nó. Đối với các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới (WB) đề nghị lấy hệ số FX premium là 20% (0,2). Vậy tỷ giá hối đoái mờ SER (Shadow Exchange Rate) = 1,2*OER = 1,2*8.000 = 9.624 LAK/USD.
Kết quả xác định chi phí nội nguồn, các yếu tố nhập khẩu và hệ số chi phí nguồn lực DRC tính cho 1 tấn cà phê nhân thành phẩm của các hộ thể hiện trong bảng 2.5 dưới đây.
(1) Hệ số chi phí nguồn lực trong nước
Bảng 2.8: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của các hộ ở tỉnh Chăm Pa sắc (Tính bình quân cho 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu)
STT Hạng mục Đơn vị tính Giá trị
I Chi phí nội nguồn LAK 6.675.000,00
1 Đất đai 450.000,00 2 Lao động 1.650.000,00 3 Vốn 1.625.000,00 4 Giống 148.000,00 5 Phân bón 2.331.000,00 6 Thuốc hóa học 166.000,00 7 Nhiên liệu 202.000,00
8 Khấu hao MM SX trong nước 103.000,00
9 Chi phí khác 520.000,00
II Chi phí ngoại nguồn USD 1.092,96
1 930,75
2 110,52
3 5,97
4 45,72
III Chi phí thu mua, chế biến, xuất khẩu LAK 650.000,00
1 105.000,00
2 545.000,00
IV Giá trị xuất khẩu cà phê (giá bình
quân năm 2013 giá FOB) USD 2.150,00
V Chi phí nguồn lực trong nƣớc (DRC) USD/tấn 6.929,73 VI Tỷ giá hối đoái chính thức (OER) LAK/USD 8.020,00
VII Tỷ giá hối đoái mờ (SER) LAK/USD 9.624,00
VII Tỷ lệ (DRC/SER) Lần 0,7200
58
Từ kết quả tính toán ở bảng 2.8 cho thấy rằng, chỉ số DRC/SER của sản xuất cà phê ở tỉnh Chăm Pa sắc là 0,7200<1, cho thấy nếu bỏ ra 0,7200 USD chi phí nội nguồn để trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê thì sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ là 1 USD. Kết quả ước lượng này đã chứng minh việc trồng và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc có lợi thế so sánh, đã mang ngoại tệ về cho quốc gia.
Nếu so sánh khả năng cạnh tranh của sản xuất cà phê tỉnh Chăm Pa sắc với một số sản phẩm cây dài ngày (cây cao su), cây ngắn ngày (sản xuất lúa) và sản phẩm chăn nuôi (bò thịt) là một vấn đề khẫp khiễng và khó tương đồng. Nếu xảy ra trường hợp sản xuất cà phê kém lợi thế so sánh hơn cao su trong khoảng thời gian nào đó để khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất cà phê sang cao su là việc làm phi khoa học. Hoặc không thể chuyển đổi từ sản xuất cà phê sang sản xuất lúa hay chăn nuôi bò thịt trên đất đất trồng cà phê mà sản xuất cà phê kém lợi thế hơn các sản phẩm này được.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DRC
Bằng phương pháp kịch bản
Lợi thế so sánh của một quốc gia, một ngành hay một sản phẩm chỉ có thể có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ thường thay đổi nếu các điều kiện đảm bảo lợi thế so sánh không được duy trì. Thông thường giá cả đầu vào của quá trình sản xuất và giá sản phẩm thường xuyên biến động, bên cạnh đó các chính sách và định chế cũng thường thay đổi theo thời gian. Khi giá cà phê hoặc giá các yếu tố đầu vào thay đổi, sự thay đổi tỷ giá hối đoái … sẽ làm cho DRC biến động. Để đánh giá sự thay đổi lợi thế so sánh của ngành cà phê, tác giả sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DRC theo những kịch bản khác nhau để tìm ra giải pháp ổn định và nâng cao lợi thế so sánh của sản phẩm cà phê. Các kịch bản và kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 2.9 dưới đây.
59
Bảng 2.9: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nƣớc DRC cà phê tỉnh Chăm Pa sắc (Tính bình quân cho 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu)
Các kịch bản DRC/SER Các kịch bản DRC/SER
Kịch bản cơ sở 0,7200 Kịch bản cơ sở 0,7200
Chi phí nội nguồn Chi phí ngoại nguồn
Tăng 5% 0,7560 Tăng 5% 0.7593 Tăng 15% 0.8281 Tăng 15% 0.8522 Tăng 25% 0.9001 Tăng 25% 0.9711 Tăng 35% 0.9721 Tăng 35% 1,0438 Tăng 45% 1.0441 Tăng 45% 1,3466 Giảm 5% 0.6840 Giảm 5% 0,6847 Giảm 15% 0.6120 Giảm 15% 0,6234 Giảm 25% 0.5400 Giảm 25% 0,5721 Giảm 30% 0.5040 Giảm 30% 0,5496
Giá cà phê xuất khẩu Tỷ giá hối đoái
Tăng 5% 0.6536 Tăng 5% 0,6858 Tăng 15% 0.5517 Tăng 15% 0,6261 Tăng 25% 0.4773 Tăng 25% 0,5760 Tăng 30% 0.4472 Tăng 30% 0,5539 Giảm 5% 0.8016 Giảm 5% 0,7579 Giảm 15% 1.0362 Giảm 15% 0,8471 Giảm 25% 1.4650 Giảm 25% 0,9601 Giảm 30% 1.8472 Giảm 30% 1,0286
-Chi phí nội, ngoại nguồn tăng 5% & giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 5%, DRC=0,9400
-Chi phí nội, ngoại nguồn tăng 15% & giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 15%, DRC=1,8047
-Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 5% & giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 5%, DRC=0,5648
-Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 10% & giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 10%, DRC=0,4508
-Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 20% & giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 20%, DRC=0,2975
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra và tính toán của ýac giả năm 2014)
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, so với kịch bản cơ sở, trong điều kiện các