8. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Ảnh hưởng của các nguồn nước tưới đến chi phí nước tưới cho cà phê
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa nguồn nƣớc tƣới, tuổi cây và chi phí nƣớc tƣới cà phê STT Nguồn nƣớc tƣới Tuổi cây bình
quân (năm) Chi phí tƣới (triệu LAK/ha) Diện tích tƣới (%) 1 Nƣớc mặt 12,35 1,18 29,63 2 Hỗn hợp (giếng và nƣớc mặt) 10,26 1,32 37,31 2.1 Độ sâu: 10-17m 13,98 1,21 18,18 2.2 Độ sâu: 18-24m 11,05 1,30 14,37 2.3 Độ sâu: 25-30m 5,76 1,43 4,76 3 Nƣớc ngầm (giếng) 9,55 1,48 33,06 3.1 Độ sâu: 10-17m 12,17 1,35 15,83 3.2 Độ sâu: 18-24m 9,74 1,53 10,48 3.3 Độ sâu: 25-30m 6,75 1,57 6,75 Chung 10,72 1,33 100,00
(Nguồn: Sở Nông lâm tỉnh Chăm Pa Sắc)
Bảng 2.2 cho thấy, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê được lấy từ nguồn nước mặt như nước từ các ao hồ, sông suối được đầu tư xây dựng thành các công trình thủy lợi hoặc tự nhiên. Diện tích cà phê được tưới bằng nguồn nước mặt, theo số liệu điều tra ở trên bảng 2.2 chiếm 29,63% diện tích cà phê kinh doanh. Đây là những vùng đất được trồng cà phê từ trước (tuổi cây bình quân 12,35 năm), có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên như địa hình, chất đất cũng như các điều kiện tưới tiêu… do vậy chi phí cho việc tưới cà phê thấp nhất (1,18 triệu LAK/ha).
Nguồn nước thứ hai được lấy từ nguồn nước ngầm (diện tích tưới chiếm 33,06% diện tích cà phê kinh doanh). Đây là những vùng cà phê có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Qua kết quả ở bảng số liệu 2.2 cho thấy, những vườn cà phê được đầu tư trồng mới càng về sau đều thuộc những vùng đất phải đào giếng khoan với độ sâu tương đối để tưới hoặc kết hợp dùng nước ao, hồ, sông, suối với đào giếng khoan (trữ lượng nước mặt tại đây ít, do vậy mùa khô thường cạn kiệt không đủ nước tưới, phải kết hợp với đào giếng khoan mới đủ nước tưới cho cà phê). Giếng khoan trồng cà phê ở Chăm Pa Sắc thường có độ sâu từ 15 - 30m. Cá biệt có những vùng đào giếng sâu đến 40m. Qua khảo sát cho thấy, đối với những vùng đào giếng sâu 25 - 40m đều
42
thuộc nhóm các vườn cà phê có năm trồng bình quân từ 5,76 - 6,75 năm. Đây là những vùng cà phê mới trồng trong những thời gian gần đây, được trồng ở những vùng đất không mấy thuận lợi, nhất là về nguồn nước, không có nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm cũng cạn dần do vậy phải đào giếng khoan sâu, chi phí tưới cà phê lớn (bình quân 1,43 - 1,57 triệu LAK/ha). Để phát triển cà phê, việc chú ý bảo tồn và cân đối nguồn nước tưới là rất quan trọng. Đối với vùng đất trồng cà phê có điều kiện nước tưới khó khăn, phải đào giếng quá sâu để tưới, cần nghiên cứu chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
2.2.1.2. Tác động môi trường từ việc phát triển cà phê
Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá của một số chuyên gia cho thấy việc phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc có những tác động đối với môi trường cả về mặt tích cực và tiêu cực.
Xét về mặt tích cực, cây cà phê là loại cây trồng có độ tán che cao, có khả năng chống xói mòn đất, giảm tốc độ dòng chảy của nước. Quá trình sinh thái của cây cà phê cũng là một quá trình sinh thái từ hấp thụ khí CO2 làm giảm hiệu ứng nhà kính đến sản xuất O2 cho con người hít thở (chu trình cacbon). Về cách thức canh tác cây cà phê (theo đường đồng mức) cũng làm giảm xói mòn cho đất. Sự có mặt của cây cà phê cũng đã làm tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.
Tuy nhiên, ngày nay hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ngày càng gia tăng cùng với việc dân số không ngừng tăng lên, dẫn đến nhu cầu về lương thực, năng lượng, nguyên liệu cũng tăng theo, việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi khai thác nhiều hơn nữa tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khai thác rừng dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đất đai ngày càng suy thoái.
Thực tế ở tỉnh Chăm Pa Sắc những năm qua việc mở rộng đất trồng cà phê chủ yếu từ việc khai phá diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn ngày càng gia tăng, làm cho diện tích rừng giảm xuống. Ngoài ra công tác quản lý và quy hoạch thiếu khoa học vì vậy mà một diện tích cà phê đáng kể được sản xuất trên đất đai và địa hình không phù hợp. Điều này không chỉ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê thấp mà còn gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất và nước.