Những nguyên nhân của mặt tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 79)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.3.Những nguyên nhân của mặt tồn tại, hạn chế

Ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nhận thức của người dân về các vấn đề khoa học kỹ thuật, về hiệu quả kinh tế lâu dài, về sản xuất cà phê bền vững còn thấp. Tập quán, thói quen khai thác tài nguyên tự nhiên và sử dụng đa dạng sinh học còn lạc hậu, ít thân thiện với môi trường. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên chưa thành thói quen tự giác. Ý thức của người dân về bảo vệ nguồn nước mặt, khai thác nguồn nước ngầm còn hạn chế. Không ít người dân cho rằng, đó là nguồn tài nguyên vô tận, nên không có ý thức bảo vệ và khai thác, sử dụng tiết kiệm.

Thiếu sự hợp tác, liên kết, bảo vệ giữa các hộ trồng cà phê trong cộng đồng do đó có thể xảy ra sâu bệnh tràn lan, mất cắp sản phẩm …

Qua nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc cho thấy có quá nhiều khâu trung gian tham gia vào chuỗi dẫn đến việc tăng chi phí lưu thông, nguồn gốc cà phê không được xác định, người sản xuất cà phê trực tiếp bị ép giá, làm cho giá thành tăng, chất lượng giảm, hiệu quả sản xuất thấp.

Hệ thống chính sách chưa thật sự đảm bảo tạo điều kiện cho sự phát triển cà phê bền vững. Các chính sách và biện pháp quản lý quy trình sản xuất cà phê sạch, chất lượng sản phẩm không đồng bộ. Các ngành, các cơ quan quản lý chức năng chưa thực hiện nghiêm các quy định về môi trường. Đánh giá và quản lý tác động môi trường đã được đưa vào Điều 20 - Luật Bảo vệ Môi trường nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với môi trường của các dự án đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thực tế hầu như rất ít quy hoạch và dự án trồng cà phê làm tốt điều này, việc thực hiện chưa chặt chẽ, thậm chí chỉ mang tính thủ tục. Hoạt động bảo tồn nguồn nước phục vụ sản xuất chưa được điều phối giữa các ngành theo quan điểm sinh thái, môi trường và phân chia theo cấp quản lý hành chính.

Công tác tuyên truyền, phổ biến luật, chính sách, những quy định quản lý Nhà nước về phát triển sản xuất cà phê cho người dân chưa hiệu quả do phương pháp tiến hành chưa phù hợp.

Các mục tiêu chính sách của Chính phủ bị cản trở bởi khả năng huy động mọi nguồn lực. Vốn ngân sách không đủ triển khai các mục tiêu chính sách phát triển sản xuất cà phê. Vốn đầu tư cho các lĩnh vực thường dàn trải. Kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý sản xuất cà phê và bảo vệ nguồn tài nguyên còn hạn chế.

Việc triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật của Chính phủ, các chính sách đối với hộ trồng cà phê để điều chỉnh hành vi của họ nhằm đảm bảo phát triển cà phê còn nhiều mặt hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, các cơ

71

quan quản lý chức năng có liên quan, cùng với việc thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, trang thiết bị còn chưa được đồng bộ nên công tác quản lý Nhà nước về phát triển cà phê chưa hiệu quả. Vấn đề nắm bắt thông tin từ vùng sản xuất cà phê đến các cơ quan quản lý chức năng còn rất chậm chạp do chưa có hệ thống chân rết cán bộ, cán bộ quản lý sản xuất cà phê ở cấp cơ sở.

Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ phát triển cà phê sạch, chất lượng cao, cà phê thân thiện với môi trường, công tác quản lý môi trường, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất giống mới, sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất cà phê còn nhiều mặt bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cần phải cải thiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tài nguyên đất ở tỉnh Chăm Pa Sắc rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà phê. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.535.000 ha, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho việc trồng cà phê (đất xám, đất đỏ và đất nâu) đồng thời có điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt. Năm 2014, tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 77.216 ha, sản lượng 31.929 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, đóng góp trên 72,09% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của tỉnh chủ yếu là cà phê nhân - loại cà phê có giá trị gia tăng thấp.

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển cà phê tại tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua cho thấy phát triển cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt được ở những khía cạnh: tăng trưởng cao, tỷ lệ đóng góp vào GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lớn, có lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê (chỉ số DRC/SER đạt 0,7200); Tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo; Có lợi thế về điều kiện tự nhiên trong phát triển cà phê (chất đất và độ cao thích hợp trên 94%), có điều kiện về tài nguyên nước tưới cho phát triển cây cà phê. Bên cạnh đó còn tồn tại những khía cạnh như: kết quả và hiệu quả kinh doanh cà phê tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thiếu ổn định, tỷ lệ tiêu thụ nội đại thấp (chỉ đạt bình quân 5,59%), chất lượng thấp, năng suất cà phê thấp, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thương hiệu sản phẩm cà phê; Thu thập của người trồng cà phê bấp bênh, không ổn định, lao động chịu ảnh hưởng lớn của tính thời vụ trong sản xuất cà phê; Rừng có nguy cơ giảm, ô nhiễm môi trường tăng, đất thoái hoá, nguồn nước tưới cho cà phê chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm, một diện tích nhỏ trồng cà phê trên loại đất không thích hợp và không được tưới tiêu đầy đủ.

72

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2020

3.1. Cơ sở đề xuất chiến lƣợc phát triển ngành cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc 3.1.1. Bối cảnh phát triển cà phê

Hiện nay Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cà phê; về phía tỉnh Chăm Pa Sắc có nghị quyểt số 128-NQ/TU, ngày 15/10/2010 của Tỉnh ủy tỉnh Chăm Pa Sắc về “Phát triển bền vững cà phê trong giai đoạn mới”; Quyết định số 351/2011/QĐ-TT, ngày 15/02/2011, kèm theo đề án: “Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 57/2012/QĐ- TT, ngày 07/03/2012 về việc ban hành “Quy chế quản lý cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc”.

Sau hơn 10 năm, Lào gia nhập AFTA và hơn 2 năm gia nhập WTO cho thấy sản phẩm cà phê của Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng chịu sự tác động sâu sắc của quy luật cung - cầu trên thị trường quốc tế; đồng thời, bị tác động lớn bởi một số tổ chức kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh mặt hàng cà phê trên thế giới.

Giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục biến động phức tạp, thời tiết bất lợi, giá vật tư, xăng, dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Mặt khác, giá cà phê thường bị chi phối mạnh bởi các nhà đầu cơ trục lợi, làm cho nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ cà phê của tỉnh gặp không ít khó khăn.

Hiện nay vấn đề mực nước ngầm đang giảm sút trầm trọng, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và tưới qúa nhiều nước, bón qúa nhiều phân làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng đất, chất lượng sản phẩm, việc thu hái cà phê còn xanh, kỹ thuật chế biến thô sơ đang là vấn đề của ngành và những người sản xuất cà phê tại nơi đây cần được ý thức quan tâm. Bên cạnh đó, việc sản xuất cà phê cần hướng tới thị trường đang quan tâm hay có khả năng quan tâm.

3.1.2. Thị trƣờng tiêu thụ cà phê

3.1.2.1. Xu hướng tiêu thụ cà phê trong nước

Theo tổ chức Cà phê quốc tế ICO (2014), CHDCND Lào là một trong những quốc gia có tên trong danh sách các quốc gia sản xuất - xuất khẩu cà phê. Sản lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm tỷ lệ khoảng 5,0% - 6,0%, trong khi mức tiệu thụ bình quân của các nước xuất khẩu cà phê là 25% (riêng Brazil lên đến 40%).

Song, xét theo thời gian từ năm 2010 - 2014 thì mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người năm của Lào tăng 0,50kg lên 0,75kg (gấp 1,5 lần).

3.1.2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới

Phân tích tình hình tiêu thụ cà phê của một số quốc gia hàng đầu trên thế giới và Lào từ năm 2008 - 2012 (phụ lục 2) cho thấy: lượng tiêu thụ cà phê của các quốc gia ở

73

Tây Âu và Bắc Mỹ đã đạt điểm bão hòa. Các nước này chỉ thay đổi chất lượng cà phê (Starbucks, Nespresso...) chứ không tăng số lượng. Chính quốc gia tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm cao nhất thế giới có xu hướng tăng giảm không đáng kể. So sánh 2012 với 2008, mức tiêu thụ cà phê của Na Uy giảm 9,71%, các quốc gia khác có xu hướng tăng.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới có thể tăng thuộc khu vực có nền kinh tế đang phát triển (Trung Á, Đông Nam Á ...). Khu vực tiêu thụ cà phê mới nổi có điểm bão hòa thấp (tiêu thụ < 1,00 kg/người/năm). Tại các nước Trung Đông và Bắc Phi tăng bình quân 6,0%/năm, Đông Âu tăng 6,1%/năm, Châu Á tăng 4,5%/năm, Nam Mỹ tăng 3,0%/năm.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Coffee Network dự báo niên vụ cà phê 2010/2011 sẽ được mùa với sản lượng cao kỳ lục: 139,7 - 139,8 triệu tấn (Brazil được mùa 3,3 triệu tấn, trong đó cà phê vối 0,81 triệu tấn). Ngoài ra, còn có Việt Nam, Indonesia, Colombia, Ấn Độ, Mexico sản lượng cà phê đều tăng làm cho cung tiếp tục vượt so với cầu đối với sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới; dẫn đến giá cà phê dự báo là sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 2010 - 2014 cà phê Lào đã xuất khẩu đến các nước như: Pháp, Nhật Bản, Thủy Sỹ, Đức, Nga, Ba Lan...

3.1.2.3.Tình hình nhập khẩu cà phê

Như đã phân tích ở phần trên, cây cà phê chỉ thích nghi với những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, vì vậy các quốc gia không trồng được cà phê hoặc có trồng nhưng sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường nội địa nên phải nhập khẩu. Theo phụ lục 3, đứng đầu các nước nhập khẩu cà phê là Mỹ, kế đến là Đức, Bỉ, Ý, Nhật Bản, Pháp. Các quốc gia này đều là những quốc gia khó tính đối với chất lượng sản phẩm cà phê nhập khẩu. Để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng phải quan tâm hơn nữa vấn đề chất lượng cà phê xuất khẩu.

3.1.3. Phân tich ma trận SWOT về phát triển cà phê ở Chăm Pa Sắc

Từ kết quả đánh giá về thực trạng phát triển cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Chăm Pa sắc như sau:

Những điểm mạnh - Strengths (S)

- Chất lượng tự nhiên cà phê Robusta và Arabica ở CHDCND Lào nói chung

và ở tỉnh Chăm Pa sắc nói riêng được đánh giá khá tốt, được sự ưa chuộng của khách hàng trong nước và quốc tế;

- Cà phê Robusta của Lào luôn dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu, trong đó sản lượng xuất khẩu của tỉnh Chăm Pa sắc chiếm hơn 94% của sản lượng xuất khẩu cà phê

74

trong cả nước. Do đó có vai trò quan trọng đảm bảo cung cầu cà phê.

Những điểm yếu - Weaknesses (W)

- Nhìn chung sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Lào cũng như tỉnh Chăm

Pa Sắc vẫn thấp và thiếu ổn định, chưa thực sự đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn;

- Chủng loại mặt hàng đơn điệu, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân Robusta, sản lượng cà phê tiêu dùng xuất khẩu số lượng rất ít;

- Thương hiệu cà phê Lào cũng như tỉnh Chăm Pa Sắc ít phát triển;

- Hệ thống thương mại còn thiếu tính chuyên nghiệp, xuất khẩu cà phê qua trung gian và môi giới;

- Tỷ lệ tiêu thụ trong nước thấp nên thị trường cà phê thế giới biến động, ngành cà phê Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng chịu thiệt hại nặng nề.

Các cơ hội - Opportunities (O)

- Khu vực 4 tỉnh Nam Lào, nhất là tỉnh Chăm Pa Sắc có lợi thế nổi bật về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành cà phê với năng suất cao, chất lượng tốt;

- Các chương trình giống hứa hẹn sẽ chọn lọc lai tạo và phổ biến các giống cà phê có chất lượng tốt hơn;

- Các Bộ nguyên tắc sản xuất tiên tiến (như GAP, 4C, UTZ Certified) và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê đang dần được tổ chức phổ biến ở Lào và Chăm Pa Sắc tạo tiền đề cho việc áp dụng để nâng cao chất lượng cà phê;

- Cà phê Robusta có giá trị thấp nhưng có nhiều tiềm năng về thị trường (nhất là thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu…) và cơ cấu sản lượng trên thế giới đang tăng hơn so với cà phê chè.

Các nguy cơ - Threats (T)

- Trong nông nghiệp

+ Trên 25% diên tích cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc trên 20 năm (trồng trước năm 1995), năng suất kém cần được trồng tái canh, hoặc ghép cải tạo và việc này khá khó khăn do thiếu vốn và kỹ thuật cải tạo môi trường đất thích hợp với cà phê trồng mới;

+ Phát triển cà phê không có quy hoạch tổng thể và một số diện tích chịu sự cạnh tranh của các cây trồng khác;

+ Tình trạng thiếu lao đông, chi phí sản xuất ngày càng tăng do vật tư có giá cao (năm 2010 gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2005);

+ Sản xuất cà phê chủ yếu ở nông hộ nhỏ lẻ nên việc áp dụng các quy phạm quản lý tiên tiến, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, chế biến cà phê để nâng cao chất lượng gặp không ít khó khăn;

+ Chưa tạo được sự đồng thuận cao của người dân trong việc nâng cao chất lượng cà phê, các DN chế biến - kinh doanh còn chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt. Việc thay đổi thói quên của nông dân trong thâm canh sản xuất, thu hoạch, chế biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

75

(những khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà phê) là một việc khó, đòi hỏi tăng cường công tác quản lý và đầu tư để có chuyển biến tích cực.

- Trong chế biến, xuất khẩu

+ Các DN chế biến chưa tự giác tuân thủ đầy đủ quy định tiêu chuẩn chất lượng của ICO, sẽ gặp phải các rào cản kỹ thuật trong thương mại khi CHDCND Lào hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế;

+ Không ít DN đã mất dần lợi thế ngay tại thị trường trong nước;

+ Những biến động về giá trên thị trường thế giới có tác dụng mạnh mẽ đến cà phê trong nước.

Bảng 3.1: Tổng hợp ma trận SWOT Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài Các yếu tố môi trƣờng bên trong CƠ HỘI: O THÁCH THỨC: T -OR1R: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển.

-OR2R: Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

-OR

3R: Tiêu chuẩn kỹ thuật mới.

-OR4R: Cà phê Robusta có nhiều tiềm năng.

-TR1R: Phụ thuộc vào giá cà phê thế giới.

-TR2R: Rào cản kỹ thuật.

-TR

3R: Phát triển cà phê thiếu quy hoạch.

-T4: Thiếu vốn và kỹ thuật trồng mới. ĐIỂM MẠNH: S -SR1R: Chất lượng cà phê

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 79)