Đành giá thực trạng phát triển cà phê ở tỉnh Chăm PaSắc

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 75)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.Đành giá thực trạng phát triển cà phê ở tỉnh Chăm PaSắc

2.4.1. Những mặt thành công

Trong giai đoạn 2010 đến 2014, ngành sản xuất cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc đã có những bước phát triển rõ nét và đạt được những thành công đáng kể, cụ thể là:

67

Tại tỉnh Chăm Pa Sắc đã xác định phát triển cà phê là một ngành kinh tế trọng yếu. Hoạt động sản xuất cà phê đã tạo ra sản lượng và giá trị sản xuất cà phê lớn, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng cao nguyên. Hơn 7% giá trị mới của ngành cà phê đóng góp vào GDP của tỉnh. Trong mười năm trở lại đây, giá trị sản xuất cà phê đã đóng góp một phần quan trọng vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (bình quân 12,04%) và giá trị sản xuất của toàn tỉnh (bình quân 4,36%).

Tỉnh Chăm Pa Sắc có lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê xuất khẩu (chỉ số DRC/SER đạt 0,7200< 1, cho thấy nếu bỏ ra 0,7200 USD chi phí nội nguồn để trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê thì sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ là 1 USD). Cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc được sản xuất phục vụ cho mục đích chủ yếu là xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh. Sản lượng xuất khẩu cà phê của toàn tỉnh trong 5 năm trở lại đây chiếm bình quân trên 95%, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Đây cũng là một nhân tố đóng góp cho việc phát triển cà phê về mặt kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc.

Phân tích quá trình sản xuất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cà phê của tỉnh Chăm Pa Sắc thông qua chuỗi cung cà phê cho thấy, có một hệ thống cung cấp đầu vào cho sản xuất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cà phê được bố trí từ các thôn buôn đến huyện và nhà xuất khẩu phục vụ kịp thời cho các khâu cần thiết của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê.

 Về mặt xã hội:

Phát triển sản xuất cà phê đã tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn hộ gia đình tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu luôn có xu hướng tăng, trong năm 2014 già trị này đạt 6,72 triệu LAK/nhân khẩu), tạo ra các cơ hội cho nhiều hộ gia đình trở nên giàu có, đem lại đời sống sung túc hơn cho người dân, từ đó góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân tỉnh Chăm Pa Sắc (tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua, bình quân trong năm năm trở lại đây giảm nghèo đạt 0,61%).

Phát triển cà phê đã tạo ra việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cà phê và hàng ngàn người lao động trong các ngành sản xuất thương mại, dịch vụ có liên quan đến sản xuất cà phê.

Nghiên cứu phát triển cà phê về mặt xã hội cho thấy vai trò to lớn của phát triển cà phê trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo của người dân tỉnh Chăm Pa Sắc. Một bộ phận dân số của tỉnh Chăm Pa Sắc sinh sống chủ yếu nhờ vào cây cà phê.

68

Phát triển cà phê là hướng ưu tiên của tỉnh Chăm Pa Sắc do có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, chất đất, địa hình …

Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất cà phê và các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và nước đã bước đầu hạn chế tình trạng suy thoái môi trường, đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước tưới bị cạn kiệt từ đó góp phần đáng kể sự phát triển của ngành cà phê.

Diện tích đất trồng cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc chủ yếu được phân bố trên loại đất phù hợp (đất đỏ bazan), trên 94% và có độ cao thích hợp là trên 97% diện tích đất trồng cà phê của tỉnh. Đây là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm sự phát triển về mặt môi trường và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê.

Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng được một hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất kinh doanh cà phê, tăng tỷ lệ nước mặt tưới cho cà phê, hạn chế việc khai thác làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Diện tích cà phê của tỉnh được tưới bằng nguồn nước mặt trong năm 2014 chiếm 29,63% trong tổng diện tích cà phê.

2.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, trên quan điểm phát triển cà phê lâu dài, có thể thấy quá trình phát triển cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc còn những mặt tồn tại sau:

 Về mặt kinh tế:

Mặc dù sản lượng và giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không ổn định do tác động mạnh của quy luật cung cầu và giá cà phê thế giới, điều kiện tự nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào.

Tỷ lệ tiêu thu sản phẩm cà phê nội địa tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp so với một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu của thế giới (bình quân trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 5,59% sản lượng cà phê của tỉnh). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định và phát triển cà phê khi có biến động bất lợi của thị trường cà phê thế giới.

Sản phẩm cà phê chưa đáp ứng nhu cầu sản phẩm cà phê sạch. Chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Hoạt động sản xuất cà phê còn manh mún, sản phẩm cà phê có mặt nhiều nơi trên thế giới nhưng một số phải qua cả trung gian, bị ép cấp, bị ép giá và chưa tạo được uy tín trên thị trường. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của tỉnh Chăm Pa Sắc chủ yếu dưới dạng cà phê nhân thành phẩm, tỷ lệ cà phê đã qua chế biến rang xay xuất khẩu thấp do đó hiệu quả kinh tế thấp. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh thị trường cà phê xuất khẩu của Lào, tận dụng triệt để những kẽ hở của pháp luật Lào nhằm thâu tóm vùng nguyên liệu cà phê.

69

Vấn đề thương hiệu cà phê của tỉnh Chăm Pa Sắc không được các cơ quan có trách nhiệm của ngành cà phê và DN quan tâm, để mất thương hiệu về chỉ dẫn địa lý cà phê cao nguyên, Chăm Pa Sắc về tay một số DN nước ngoài.

 Về mặt xã hội:

Nghề trồng cà phê của một số hộ chưa ổn định, thu nhập từ cà phê bấp bênh, phụ thuộc vào giá cả cà phê thế giới, chi phí đầu vào và năng suất cà phê. Tình trạng nợ nần, làm ăn thua lỗ đối với các hộ trồng cà phê còn xảy ra phổ biến. Phần lớn các hộ trồng cà phê nhỏ lẻ thường không đủ vốn đầu tư nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Việc làm do hoạt động sản xuất cà phê mang tính thời vụ, phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây cà phê, tạo ra hiện tượng thừa và thiếu lao động cục bộ.

Lợi ích từ sản xuất cà phê không được chia đều cho các đối tượng trong chuỗi cung sản phẩm cà phê, người sản xuất cà phê trực tiếp chịu thiệt thòi nhất, tạo sự phân hoá, tăng dần khoảng cách giàu nghèo. Điều này có thể dẫn đến sự không công bằng trong hưởng dụng nguồn tài nguyên giữa các thế hệ, nảy sinh các vấn đề xã hội khác cần được quan tâm.

 Về môi trường:

Do tác động của con người làm nương phát rẫy ồ ạt, khai phá rừng qúa lớn, lớp phủ thực vật bề mặt lưu vực bị thay đổi. Sản xuất cà phê đang chịu tác động từ ô nhiễm môi trường, mức độ hạn hán trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa ngày càng gia tăng và khốc liệt hơn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển sản xuất cà phê.

Qua điều tra phân tích ở trên cho thấy, tùy sản xuất cà phê đạt tốc độ tăng trưởng khá cao về sản lượng. Song sự tăng trưởng trên sẽ không lâu dài một khi rừng không còn, đất đai bị xói mòn, nguồn nước bị cạn kiệt …

Nguồn nước tưới cà phê lấy từ nguồn nước ngầm chiếm tỷ lệ lớn (chiếm đến 33,06% tổng diện tích trong năm 2014), thậm chí còn một diện tích cà phê đáng kể (6,75%) không có nguồn nước tưới. Vấn đề này dẫn đến việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, chi phí sản xuất tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một diện tích không nhỏ (3,05% tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh trong năm 2014) không thích hợp các điều kiện sinh trưởng cho cây cà phê (chất đất, tầng dày đất, độ dốc) được sử dụng vào mục đích trồng cà phê, do vậy làm cho hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém.

Phat triển cà phê trong thời gian qua đã phân không theo quy hoạch, chạy theo giá cả cà phê. Nguồn lợi tự nhiên đất, nước bị khai thác bừa bãi. Phát triển cà phê chưa gắn bó với bảo vệ môi trường sinh thái đã kéo theo một loạt các vấn đề như trên.

70

Việc lạm dụng các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm trong vùng sản xuất cà phê, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và suy thoái tài nguyên.

2.4.3. Những nguyên nhân của mặt tồn tại, hạn chế

Ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nhận thức của người dân về các vấn đề khoa học kỹ thuật, về hiệu quả kinh tế lâu dài, về sản xuất cà phê bền vững còn thấp. Tập quán, thói quen khai thác tài nguyên tự nhiên và sử dụng đa dạng sinh học còn lạc hậu, ít thân thiện với môi trường. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên chưa thành thói quen tự giác. Ý thức của người dân về bảo vệ nguồn nước mặt, khai thác nguồn nước ngầm còn hạn chế. Không ít người dân cho rằng, đó là nguồn tài nguyên vô tận, nên không có ý thức bảo vệ và khai thác, sử dụng tiết kiệm.

Thiếu sự hợp tác, liên kết, bảo vệ giữa các hộ trồng cà phê trong cộng đồng do đó có thể xảy ra sâu bệnh tràn lan, mất cắp sản phẩm …

Qua nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc cho thấy có quá nhiều khâu trung gian tham gia vào chuỗi dẫn đến việc tăng chi phí lưu thông, nguồn gốc cà phê không được xác định, người sản xuất cà phê trực tiếp bị ép giá, làm cho giá thành tăng, chất lượng giảm, hiệu quả sản xuất thấp.

Hệ thống chính sách chưa thật sự đảm bảo tạo điều kiện cho sự phát triển cà phê bền vững. Các chính sách và biện pháp quản lý quy trình sản xuất cà phê sạch, chất lượng sản phẩm không đồng bộ. Các ngành, các cơ quan quản lý chức năng chưa thực hiện nghiêm các quy định về môi trường. Đánh giá và quản lý tác động môi trường đã được đưa vào Điều 20 - Luật Bảo vệ Môi trường nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với môi trường của các dự án đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thực tế hầu như rất ít quy hoạch và dự án trồng cà phê làm tốt điều này, việc thực hiện chưa chặt chẽ, thậm chí chỉ mang tính thủ tục. Hoạt động bảo tồn nguồn nước phục vụ sản xuất chưa được điều phối giữa các ngành theo quan điểm sinh thái, môi trường và phân chia theo cấp quản lý hành chính.

Công tác tuyên truyền, phổ biến luật, chính sách, những quy định quản lý Nhà nước về phát triển sản xuất cà phê cho người dân chưa hiệu quả do phương pháp tiến hành chưa phù hợp.

Các mục tiêu chính sách của Chính phủ bị cản trở bởi khả năng huy động mọi nguồn lực. Vốn ngân sách không đủ triển khai các mục tiêu chính sách phát triển sản xuất cà phê. Vốn đầu tư cho các lĩnh vực thường dàn trải. Kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý sản xuất cà phê và bảo vệ nguồn tài nguyên còn hạn chế.

Việc triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật của Chính phủ, các chính sách đối với hộ trồng cà phê để điều chỉnh hành vi của họ nhằm đảm bảo phát triển cà phê còn nhiều mặt hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, các cơ

71

quan quản lý chức năng có liên quan, cùng với việc thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, trang thiết bị còn chưa được đồng bộ nên công tác quản lý Nhà nước về phát triển cà phê chưa hiệu quả. Vấn đề nắm bắt thông tin từ vùng sản xuất cà phê đến các cơ quan quản lý chức năng còn rất chậm chạp do chưa có hệ thống chân rết cán bộ, cán bộ quản lý sản xuất cà phê ở cấp cơ sở.

Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ phát triển cà phê sạch, chất lượng cao, cà phê thân thiện với môi trường, công tác quản lý môi trường, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất giống mới, sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất cà phê còn nhiều mặt bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cần phải cải thiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tài nguyên đất ở tỉnh Chăm Pa Sắc rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà phê. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.535.000 ha, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho việc trồng cà phê (đất xám, đất đỏ và đất nâu) đồng thời có điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt. Năm 2014, tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 77.216 ha, sản lượng 31.929 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, đóng góp trên 72,09% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của tỉnh chủ yếu là cà phê nhân - loại cà phê có giá trị gia tăng thấp.

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển cà phê tại tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua cho thấy phát triển cà phê ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt được ở những khía cạnh: tăng trưởng cao, tỷ lệ đóng góp vào GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lớn, có lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê (chỉ số DRC/SER đạt 0,7200); Tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo; Có lợi thế về điều kiện tự nhiên trong phát triển cà phê (chất đất và độ cao thích hợp trên 94%), có điều kiện về tài nguyên nước tưới cho phát triển cây cà phê. Bên cạnh đó còn tồn tại những khía cạnh như: kết quả và hiệu quả kinh doanh cà phê tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thiếu ổn định, tỷ lệ tiêu thụ nội đại thấp (chỉ đạt bình quân 5,59%), chất lượng thấp, năng suất cà phê thấp, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thương hiệu sản phẩm cà phê; Thu thập của người trồng cà phê bấp bênh, không ổn định, lao động chịu ảnh hưởng lớn của tính thời vụ trong sản xuất cà phê; Rừng có nguy cơ giảm, ô nhiễm môi trường tăng, đất thoái hoá, nguồn nước tưới cho cà phê chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm, một diện tích nhỏ trồng cà phê trên loại đất không thích hợp và không được tưới tiêu đầy đủ.

72

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2020

3.1. Cơ sở đề xuất chiến lƣợc phát triển ngành cà phê tỉnh Chăm Pa Sắc 3.1.1. Bối cảnh phát triển cà phê

Hiện nay Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cà phê tại tỉnh chăm pa sắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 75)