II.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 55 - 56)

- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,

3 Amata (giai đoạn 1&2) 494 14,08 198,6 62,

II.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Thời gian qua, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hoà mang lại nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động,… nhưng sự phát triển nhanh ngành công nghiệp cũng tác động xấu đến môi trường sinh thái và cả môi trường xã hội, cụ thể:

- Phát triển công nghiệp, trong đó các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển nhanh đã thu hút nhiều lao động công nghiệp (cả trong và ngoài tỉnh) tập trung về thành phố đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự xã hội như các tệ nạn xã hội, ùn tắc giao thông, thiếu nhà ở,… Sản xuất công nghiệp tuy phát triển như chủ yếu phát triển theo chiều rộng, mang nặng tính gia công, giá trị gia tăng thấp, do đó phát triển thiếu tính bền vững.

- Sản xuất công nghiệp ít hay nhiều đã sản sinh ra chất thải kể cả thể khí, lỏng, rắn và tiếng ồn… ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của người dân xung quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đến cuối năm 2008, tình hình một số khu công nghiệp trên địa bàn như sau:

+ KCN Biên Hoà I: Hiện có 99 dự án đang hoạt động với lượng nước thải phát sinh khoảng 8.400 m3/ngày đêm, trong đó có 19/99 doanh nghiệp đã hợp đồng xử lý nước thải (XLNT) để đưa về nhà mày XLNT KCN Biên Hoà II, lưu lượng thải của các doanh nghiệp đã đấu nối khoảng 200 m3/ngày đêm. Trong 80 doanh nghiệp còn lại, có 11 doanh nghiệp đang làm thủ tục đấu nối, 49 doanh nghiệp chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt, 20 doanh nghiệp còn lại đều có hệ thống XLNT với lượng nước thải tự xử lý khoảng 6.000 m3/ngày đêm. Chất lượng nước thải tại điểm xả thải tập trung còn nhiều thông số chưa đạt tiêu chuẩn như: pH, màu sắc, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, chì (Pb) và coliform khi thải vào nguồn tiếp nhận Sông Cái – Sông Đồng Nai.

+ KCN Biên Hòa II: Hiện có 138 dự án đang hoạt động; trong đó có 101/120 doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh nước thải, đã đấu nối và hệ thống XLNT tập trung của KCN. Còn 12 doanh nghiệp chưa tách riêng triệt để tuyến thoát nước mưa và nước thải. Chất lượng nước thải của 19 doanh nghiệp tự xử lý có các thông số thường phát hiện vượt tiêu chuẩn quy định như pH, COD, màu sắc, coliform. Nhà máy XLNT KCN Biên Hoà II công suất thiết kế 4.000 m3/ngày đêm, hiện đang xử lý khoảng 3.800 m3/ngày đêm, còn các thông số coliform có lúc chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải vào suối Bà Luá, rồi chảy ra sông Đồng Nai.

+ KCN Amata: Hiện có 82 doanh nghiệp đang hoạt động/103 dự án được cấp chứng nhận đầu tư. Hiện còn 2 doanh nghiệp chưa đấu nối và hệ thống XLNT tập trung. Lượng nước thải xử lý khoảng 2.900 m3/ngày đêm

m3/ngày đêm; đang vận hành chạy thử cụm 3 có công suất 3.000 m3/ngày đêm. Hiệu quả xử lý có lúc các chỉ số chưa đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường xung quanh.

+ KCN Loteco: Có 46 dự án đang hoạt động, 100% doanh nghiệp đã đấu nối và hệ thống XLNTTT, lượng nước thải xử lý thực tế khoảng 5.500 m3/ngày đêm so với công suất thiết kế là 1.500 m3/ngày đêm. Hiện đang vận hành chạy thử hệ thống XLNT công xuất 4.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên hiệu quả xử lý đôi lúc cũng chưa đạt chuẩn quy định trước khi thải vào suối Bà Luá và chảy vào sông Đồng Nai.

+ KCN Agtex Long Bình: Có 4 dự án đang hoạt động đều chưa được cấp chứng nhận đầu tư, trong đó công ty Tae Kwang Vina Industrial có quy mô 16,7 ha (chiếm 82% diện tích cho thuê) hiện đang triển khai giai đoạn 1, các doanh nghiệp còn lại có quy mô nhỏ, ngành nghề chủ yếu kinh doanh kho bãi. Lượng nước thải chủ yếu sinh hoạt của công nhân, lưu lượng nước thải khoảng 350 m3/ngày đêm. Công ty 28 phối hợp với công ty Tae Kwang Vina Industrial đang triển khai hệ thống XLNT công suất 1.200 m3/ngày đêm.

+ Khu vực Đồng Khởi kéo dài hiện tại có một số nhà máy hoạt động (ngành nghề may và nhuộm) tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng. Nước bẩn được xử lý cục bộ tại các nhà máy và xả vào hệ thống thóat nước chung.

Tóm lại, công nghiệp phát triển tại thành phố Biên Hoà đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường, và là vấn đề bức xúc được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Đối với các doanh nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư đô thị, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đã và đang được xây dựng phương án, lập kế hoạch di dời khỏi thành phố sau năm 2010. Trong các khu công nghiệp, tình hình ô nhiễm môi trường, nhất là từ nước thải đã được kiểm tra và đang tiếp tục đề xuất những giải pháp để khắc phục. Việc gia tăng nhanh lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố ảnh hưởng đến môi trường xã hội đang được từng bước khắc phục thông qua lựa chọn ngành nghề dự án đầu tư, hạn chế những ngành nghề thu hút nhiều lao động,… Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với định hướng tiếp tục phát triển công nghiệp, giải pháp về môi trường và phát triển bền vững phải được quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển công nghiệp của thành phố.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w