Ngành công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 46 - 47)

- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,

5.Ngành công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy

a) Năng lực sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp giấy của Đồng Nai chủ yếu tập trung tại thành phố Biên Hoà, nơi trước đây chủ yếu chỉ có các doanh nghiệp Trung ương và địa phương sản xuất là chính, Những năm gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp nước ngoài và dân doanh đầu tư, nhưng chủ yếu sản phẩm từ giấy như bao bì carton, bao bì giấy khác. Tình hình phát triển ngành như sau:

Danh mục GTSXCN (tỷ đồng) Tốc độ tăng BQ (%) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 2001- 2005 2006- 2007 2001- 2007 CN TP Biên Hoà 12.516,4 27.949,3 37.800,3 17,4 16,3 17,1 CN Giấy, SP từ giấy 664,3 1.114,7 1.391,5 10,9 11,7 11,1 - CN Trung ương 540,3 735,3 849,3 6,4 7,5 6,7 - CN Địa phương 60,2 86,7 174 7,6 41,7 16,4

- CN Ngoài quốc doanh 63,8 104,6 159,3 10,4 23,4 14,0

- CN Đầu tư nước ngoài - 188,1 208,9 - 5,4 -

Cơ cấu (%) 5,3 4,0 3,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.

Năm 2000, GTSXCN ngành giấy, sản phẩm từ giấy 2000 đạt 664,3 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.391,5 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2007 tăng 11,1%/năm. Là ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu của thành phố giai đoạn 2001 – 2007. Nguyên nhân là do thị trường sản phẩm từ giấy như bao bì carton chỉ có phạm vi nhất định, nên các sản phẩm này rất khó mở rộng thị trường. Đối với công nghiệp sản xuất giấy như Tân Mai, do sản xuất trong nước khó cạnh tranh với giấy nhập khẩu nên sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, sản xuất giấy nguy cơ ô nhễm môi trường cao, nên không thể tiếp tục khuyến khích phát triển tại đô thị như Biên Hoà.

Tỷ trọng ngành giấy trong cơ cấu công nghiệp thành phố năm 2000 chiếm 5,3% và giảm xuống 3,7% năm 2007, do tăng trưởng thấp. So với ngành

giấy toàn Tỉnh, năm 2000 ngành giấy Biên Hoà chiếm tỷ trọng tới 99,6%, và giảm xuống còn 86,3% năm 2007.

b) Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm ngành giấy chủ yếu là các loại, như: giấy in báo, giấy viết, bao bì giấy các loại, bột giấy và một số sản phẩm từ giấy như album, giấy bao gói quà… Doanh thu ngành công nghiệp giấy năm 2000 đạt 1.050,2 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.918,8 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2007 tăng 3,6%/năm.

Thị trường tiêu thụ của ngành chủ yếu trong nước, năm 2007 tiêu thụ trong nước chiếm trên 90% doanh thu tiêu thụ, xuất khẩu chỉ chiếm chưa tới 10%. Kim ngạch xuất khẩu ngành năm 2007 đạt 10,54 triệu USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao bì giấy của công ty Ojitex.

c) Lao động

Lao động ngành công nghiệp giấy năm 2000 là 3.673 người, đến năm 2007 là 4.715 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2007 tăng 3,6%/năm. Cơ cấu lao động năm 2000 chiếm 3,3%, đến năm 2007 giảm còn 2,3%.

Nhìn chung ngành giấy hiện nay gặp nhiều khó khăn về môi trường. Sản xuất bột giấy là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất tới môi trường. Ngoài ra, trong công nghiệp giấy, các doanh nghiệp vẫn phải sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Có thể nói, để ngành giấy phát triển ổn định theo hướng bền vững, cùng với việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực hiệu quả trong sản xuất, cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu áp dụng những công nghệ có khả năng giảm thiểu tối đa và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 46 - 47)