TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 102 - 104)

- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

2. Về phía Nhà nước

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Sở Công Thương: Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hoà và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hoà đã được duyệt; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch triển khai hàng năm về hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo các chương trình, đề án của Ngành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các nhà đầu tư về hoạt động đầu tư trên địa bàn thành phố Biên Hoà. Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh ngành nghề đầu tư theo định hướng quy hoạch. Tiếp tục xây dựng các chính sách hỗ trợ về đầu tư đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp.

3. Ban quản lý các Khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, thực hiện việc thu hút, cấp phép đầu tư và theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án đúng ngành nghề theo quy định.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hoà đối với các hoạt động về phát triển khoa học công nghệ.

5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, BQLKCN, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện việc hỗ trợ đối với các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hoà.

6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan, xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ và cân đối nguồn vốn thực hiện hỗ trợ theo các chương trình phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hoà.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường; BQLKCN, Cảnh sát môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường dự án; theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đảm bảo các quy định về môi trường.

8. UBND thành phố Biên Hoà: Cụ thể hoá Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng, các doanh nghiệp ngành công nghiệp để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch. Tham gia phối hợp với Sở Công Thương, các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch được phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh hình thành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất theo kế hoạch.

KẾT LUẬN

Công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của thành phố nói riêng và góp phần đáng kể vào phát triển công nghiệp toàn Tỉnh nói chung. Trong xu thế hội nhập, để ngành công nghiệp thành phố Biên Hòa tiếp tục phát triển, việc xây dựng định hướng quy hoạch cho từng giai đoạn là rất cần thiết. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa đánh giá một cách toàn diện tiềm năng phát triển, những khó khăn, thuận lợi, những tác động, ảnh hưởng và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trong thời gian qua.

Công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hoà phát triển đã thúc đẩy các ngành dịch vụ như lĩnh vực thương mại, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, giao thông vận tải,… phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp phát triển mạnh, tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của thành Biên Hòa; hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong đó công nghiệp và dịch vụ luôn chiếm ưu thế trong quá trình phát triển. Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển công nghiệp cũng đã bộc lộ một số bất cập hạn chế mà nguyên nhân quá chú trọng yếu tố thu hút đầu tư, mà chưa quan tâm điều chỉnh định hướng ngành nghề để phát huy vai trò trọng tâm kinh tế của thành phố. Các ngành nghề đầu tư thu hút nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp,… còn chiếm tỷ trọng cao. Việc phát triển công nghiệp chưa tính đầy đủ các yếu tố xã hội như xây dựng nhà ở công nhân, các trung tâm sinh hoạt văn hóa thể thao cho công nhân; chưa hình thành các khu dịch vụ phụ cận, điều kiện ăn ở của công nhân, ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

Định hướng quy hoạch đã tập trung vào nâng cao chất lượng phát triển ngành công nghiệp, khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh, chuyển dịch cơ cấu nội tại ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao. Từng bước giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động. Từ nay đến năm 2020, thành phố Biên Hòa sẽ không phát triển thêm các KCN mà tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô thuộc các ngành công nghiệp chứa hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao, sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn như các ngành dược phẩm, cơ khí chế tạo, điện – điện tử;… thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.

Với sự quan tâm phát triển công nghiệp của các cấp, các ngành của thành phố và Tỉnh, hy vọng rằng, ngành công nghiệp thành phố Biên Hòa sẽ tiếp tục phát triển, gặt hái được nhiều thành quả, góp phần sớm đưa Biên Hòa trở thành một thành phố công nghiệp xanh, sạch phát triển mạnh theo hướng văn minh hiện đại vào năm 2020./.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 102 - 104)