IV.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 100 - 102)

- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,

IV.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2. Về phía Nhà nước

IV.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Tập trung hoàn thiện thể chế và phương thức điều hành ở tầm vĩ mô, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế để tạo động lực lớn cho cơ sở. Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật, xoá bỏ những quy định phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và không phù hợp kinh tế thị trường. Xây dựng khung khổ pháp luật cạnh tranh, trước hết là các luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, luật chống phá giá, luật về các ngành độc quyền tự nhiên. Theo đó, thúc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu. Thể chế hóa việc tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng và chính quyền điạ phương; quy định trách nhiệm thực hiện các cam kết và thời hạn giải quyết. Hình thành nhóm tư vấn chính sách, bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý nhà nước, đại diện doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,...

2. Hoàn thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với diễn biến thị trường tiêu thụ. Tiếp tục rà soát, loại bỏ các rào cản đối với doanh

nghiệp về các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp hoặc Nhà nước không cấm. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có chọn lọc, có thể theo những ngành có ưu thế của nước đầu tư và các công ty xuyên quốc gia. Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư ở các cơ quan cấp phép đầu tư, mở văn phòng xúc tiến đầu tư.

3. Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng cường cạnh tranh trên thị trường tài chính, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn dài hạn. Tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Điều chỉnh đối tượng và mục đích cho vay, ưu tiên cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu. Tăng cường năng lực và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước về điều tiết sự thay đổi tỉ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

4. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là các chính sách như: khuyến khích người lao động tham gia vào đào tạo chuyên môn kỹ thuật; phát triển và điều chỉnh thị trường lao động (phát triển hệ thống cung ứng, tư vấn việc làm; chính sách tác động lên cung - cầu và quan hệ cung - cầu lao động, chính sách di chuyển lao động trên thị trường lao động...), tiền lương và tiền công đối với hệ thống những người làm công tác đào tạo, dạy nghề và lao động chuyên môn kỹ thuật cao, ưu tiên đối với học sinh học các nghề tuy nền kinh tế có nhu cầu nhưng khó thu hút học sinh (nghề kém hấp dẫn, nghề nặng nhọc, độc hại...).

Phần V:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 100 - 102)