- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,
2. Thị trường nước ngoà
Thị trường trong nước hiện tại chiếm tỷ trọng khá cao, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn hạn chế bởi sức mua và phạm vi hẹp trên lãnh thổ của quốc gia. Xuất khẩu ngành công nghiệp thành phố chiếm gần 50% doanh số tiêu thụ, nhưng có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so toàn Tỉnh. Do đó thị trường xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng để ngành công nghiệp phát triển nhanh, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta bước vào hội nhập với khu vực và thế giới. Cần tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường truyền thống như: Trung quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật, Mỹ, khối EU,... Tận dụng khả năng về thị trường, thương hiệu… của các công ty, tập đoàn đa quốc gia để đưa sản phẩm ngành công nghiệp tham gia và thị trường tiêu thụ toàn cầu, nhất là các sản phẩm ngành dệt, cơ khí, điện - điện tử. Bên cạnh thị trường truyền thống, cần nghiên cứu để phát triển thị trường mới để gia tăng xuất khẩu và hạn chế rủi ro về biến động thị trường. Để thực hiện được mục tiêu trên, các giải pháp của nhà nước và doanh nghiệp cần tập trung:
a) Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho
xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu,… bị bãi bỏ, do đó cần thiết hình thành Quỹ bảo lãnh xuất khẩu. Sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để hỗ trợ đầu tư để đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa xuất khẩu; đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu. Tăng cường năng lực và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước về điều tiết sự thay đổi tỉ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.
b) Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí cho công tác thăm dò và tìm kiếm mở rộng thị trường, khảo sát mặt hàng xuất khẩu mới. Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề. Hỗ trợ trong việc lập chi nhánh, văn phòng đại điện tại các thị trường mới, thị trường có quan hệ ngoại giao với địa phương. Cung cấp thông tin thường xuyên và đầy đủ về thị trường cho doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ thêm về môi trường pháp lý cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần có biện pháp cung cấp thông tin về thị trường để các doanh nghiệp có thể nắm bắt, hoạch định chiến lược thị trường cho các sản phẩm của mình.
c) Tích cực tìm kiếm thị trường thông qua quan hệ ngoại giao, tổ chức đoàn ra đoàn vào khảo sát thị trường, thông tin quảng cáo. Cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác thông qua công tác đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của tỉnh, thường xuyên tổ chức các đoàn công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nỗ lực tìm thị trường, bạn hàng đi đôi với việc chú ý các hoạt động quảng bá nhãn hiệu, sản phẩm... trong công tác tiếp thị cần chú ý hơn nữa việc đẩy mạnh xuất khẩu hướng tới thị trường và người tiêu dùng.
d) Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU,… và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giầy, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí…
e) Xây dựng các đề án xuất khẩu cụ thể cho từng mặt hàng, từng địa bàn. Đặc biệt chú ý phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường như sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm đồ gỗ… Đồng thời rà soát lại cơ
chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đối với những mặt hàng truyền thống trọng điểm như hàng nông lâm thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ… để có những điều chỉnh phù hợp hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Tiếp tục coi các thị trường ASEAN, Nhật, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới là những thị trường trọng điểm.
f) Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, thống nhất thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng, tránh để khách hàng lợi dụng ép giá gây thua thiệt chung. Hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp Hội ngành nghề trong việc tìm kiếm thị trường. Việc phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong cùng hiệp hội, phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, lấy lợi ích chung làm mục tiêu phục vụ.
g) Về phía các doanh nghiệp giải pháp thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng để giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh, khi thị trường trong nước sức mua còn thấp. Sự hỗ trợ của nhà nước không thể thay thế vai trò chủ động của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường thế giới, vận dụng linh hoạt các hình thức thông tin, quảng cáo, Web, Internet... để giới thiệu sản phẩm của mình với thị trường thế giới. Chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại giỏi, am hiểu kinh doanh quốc tế và giao dịch thương mại, để có thể thâm nhập thị trường thế giới.
IV.1.4. Giải pháp phát triển khoa học - công nghệ
Hiện nay, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố nói riêng và toàn Tỉnh nói chung đạt mức trung bình tiên tiến, do có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để đảm bảo sự tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cấp, đổi mới công nghệ. Giải pháp về phát triển khoa học – công nghệ ngành công nghiệp thành phố tập trung một số vấn đề sau: