- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,
2. Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
a) Năng lực sản xuất công nghiệp
Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm (NSTP) là ngành đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của thành phố, trong những năm qua luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu của thành phố. Đến cuối năm 2007, trên địa bàn thành phố có 3 doanh nghiệp trung ương; 3 doanh nghiệp địa phương; 15 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp, cơ sở dân doanh.
Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đạt 3.494 tỷ đồng, năm 2007 đạt 11.397,1 tỷ đồng. Tốc độ bình quân năm giai đoạn 2001-2007 tăng 18,4%/năm, cao hơn bình quân chung của công nghiệp thành phố (thành phố tăng 17,1%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 18,6%/năm và giai đoạn 2006 - 2007 tăng 18%/năm. Hiện trạng phát triển của ngành như sau:
Năm 2000 Năm2005 Năm2007 2001-2005 2006-2007 2001-2007 CN TP Biên Hoà 12.516,4 27.949,3 37.800,3 17,4 16,3 17,1 CN Chế biến NSTP 3.494,0 8.189,9 11.397,1 18,6 18,0 18,4 - CN Trung ương 730,8 903,5 1.216,40 4,3 16,0 7,6 - CN Địa phương 717,6 1.591,20 1.739,50 17,3 4,6 13,5
- CN Ngoài quốc doanh 464,9 765,9 1.091,30 10,5 19,4 13,0
- CN Đầu tư nước ngoài 1.580,60 4.929,31 7.349,90 25,5 22,1 24,6
Cơ cấu (%) 27,92 29,30 30,15
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.
Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn thành phố thời gian qua tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Trong các thành phần kinh tế, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao (năm 2000 chiếnm 45%, đến năm 2007 tăng lên 65%) và tăng trưởng cũng đạt mức khá cao, bình quân giai đoạn 2001 – 2007 tăng 24,6%/năm và có xu hướng tiếp tục tăng về tỷ trọng trong cơ cấu ngành. Công nghiệp trong nước chiếm 35%, trong đó trung ương chiếm 10,6%; địa phương 15,2% và dân doanh chiến trên 9% và co xu hướng tiếp tục giảm về tỷ trọng do công nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục có những dự án mới và phát huy công suất đầu tư ở những giai đoạn vừa qua.
Về tỷ trọng của ngành so công nghiệp toàn thành phố, năm 2000 ngành công nghiệp chế biến NSTP chiếm tỷ trọng 27,9% năm 2005 tăng 29,3% và đến năm 2007 tăng lên 30,15%. So với ngành công nghiệp chế biến NSTP toàn Tỉnh, công nghiệp chế biến NSTP của thành phố năm 2000 chiếm 75,4%, đến năm 2005 giảm xuống 74,1% và năm 2007 tiếp tục giảm xuống còn 72,8% và có xu hướng tiếp tục giảm do các địa bàn các huyện khác tăng nhanh hơn.
Từ phân tích trên cho thấy công nghiệp chế biến NSTP của thành phố Biên Hoà cũng là ngành không những đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công nghiệp thành phố mà cho cả toàn Tỉnh do có tỷ trọng cao. Tuy nhiên xu hướng sẽ giảm dần về tỷ trọng do các địa phương khác phát triển nhanh hơn, mặt khác lĩnh vực chế biến NSTP cũng là một trong những lĩnh vực có nhiều dự án tác động lớn đến môi trường, trong khi đó thành phố Biên Hoà là đô thị trung tâm nên rất cần phải có chọn lọc dự án, ngành nghề đối với lĩnh vực này để đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, khó khăn của ngành công nghiệp chế biến NSTP hiện nay phải kể đến sự xuất hiện bệnh cúm gia cầm. Riêng ngành chế biến thuốc lá hiện đang có tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 1/1/2008 từ 55 lên 65% làm cho sản xuất của công ty có chiều hướng giảm, hơn nữa nhu cầu tiêu dùng ngày một giảm. Thêm vào đó, các thị trường nước ngoài đang siết chặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, áp dụng luật mới về dư lượng thuốc nông dược, bao gồm cả thuốc thú y và chất phụ gia thực phẩm tồn đọng trong thực phẩm nhập khẩu, trong đó, dư lượng cho phép ngày càng thấp hơn.
b) Sản phẩm và thị trường
Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố rất đa dạng, trong đó tập trung vào một số nhòm sản phẩm chính, có giá trị lớn, như: đường, bột ngọt, thức ăn gia súc, hạt điều, thuốc lá, sữa, cà phê,… Doanh thu ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm năm 2000 đạt 6.985,4 tỷ đồng và tăng lên 26.244,7 tỷ đồng năm 2007. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001- 2007 là 20,8%/năm.
Sản phẩm ngành công nghiệp chế biến NSTP thành phố chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa, năm 2007 doanh số tiêu thụ trên thị trường nội địa chiến gần 90% toàn ngành. Xuất khẩu chỉ chiếm 10%, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 24,6 triệu USD, đến năm 2007 đạt 165,5 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2007 đạt 31,3%/năm. Về cơ cấu so với xuất khẩu công nghiệp của thành phố năm 2000 chiếm tỷ trọng là 2,2%, đến năm 2007 tăng lên 6%. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê chế biến, hạt điều, bột ngọt,… Thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này là Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc.
c) Lao động
Năm 2000, lao động của ngành công nghiệp CBNSTP là 17.701 người, chiếm 15,9% lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố. Đến năm 2007 lao động của ngành là 19.429 lao động, tăng 1.728 lao động so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 9,6% so toàn ngành công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2007 là 1,3%/năm; trong đó giai đoạn 2001 – 2005 bình quân giảm 1%/năm, giai đoạn 2006 – 2007 tăng 7,3%/năm. Đây cũng là ngành có tốc độ tăng lao động thấp nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu của thành phố và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng do quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và sử dụng công nghệ ít lao động hơn.