- Ngoài quốc doanh 10,3 14,3 14,2 Đầu tư nước ngoài55,859,061,
7. Ngành công nghiệp cơ khí
a) Năng lực sản xuất công nghiệp
Ngành công nghiệp ngành cơ khí là ngành đứng thứ 4 về tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp thành phố. Năm 2000 sản xuất công nghiệp đạt 1.218,6 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 4.136,4 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001- 2007 tăng 19,1%/năm; trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 20,9%/năm, giai đoạn 2006 - 2007 tăng 14,6%/năm. Tình hình các thành phần như sau:
Danh mục GTSXCN (tỷ đồng) Tốc độ tăng BQ (%) Năm 2000 Năm2005 Năm2007 2001-2005 2006-2007 2001-2007 CN TP Biên Hoà 12.516,4 27.949,3 37.800,3 17,4 16,3 17,1 CN Cơ khí 1.218,6 3.149,8 4.136,4 20,9 14,6 19,1 - CN Trung ương 436,3 577,2 839,3 5,8 20,6 9,8 - CN Địa phương 54,7 14,3 11,9 -23,5 -8,8 -19,6 - CN Ngoài quốc doanh 52,8 485 384,5 55,8 -11,0 32,8 - CN Đầu tư nước ngoài 674,8 2.073,33 2.900,70 25,2 18,3 23,2
Cơ cấu (%) 9,7 11,3 10,9
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.
Năm 2007, ngành công nghiệp cơ khí Thành phố chiếm trên 64% trong tổng cơ cấu ngành cơ khí của Tỉnh (năm 2000 là 78,1%), chiếm 10% cơ cấu các ngành của thành phố (năm 2000 chiếp 9,7%).
Trong các thành phần kinh tế, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, năm 2007 chiếm trên 70%, công nghiệp trung ương chiến trên 20%. Các doanh nghiệp địa phương và dân doanh chỉ chiếm chưa tới 10% so công nghiệp thành phố.
b) Sản phẩm và thị trường
Các sản phẩm cơ khí hết sức đa dạng, phong phú như: sản xuất thép; phương tiện vận tại; lắp ráp xe máy; linh phụ kiện ô tô, xe máy; kết cấu kim loại; máy động lực;... Doanh thu ngành công nghiệp cơ khí năm 2000 đạt 4.466,5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 13.890,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2007 tăng 17,6%/năm.
Thị trường tiêu thụ ngành cơ khí nội địa là chủ yếu, năm 2007 thị trường nội địa chiếm tỷ trọng trên 83%; xuất khẩu chỉ chiếm trên 13%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 26,3 triệu USD, đến năm 2007 đạt 139,7 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2007 tăng 26,9%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ngành cơ khí năm 2000 chiếm 2,3% và tăng lên 5,1% vào năm 2007. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là linh kiện phụ tùng ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy nổ và các loại linh kiện cơ khí khác.
Thị trường xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Đồng Nai chủ yếu tập trung vào thành phần đầu tư nước ngoài, gồm: Bốn áp lực xuất đi Nhật Bản, Malaysia; xích chuyên dùng xuất đi thị trường Đài Loan; nồi chảo inox xuất đi Hàn Quốc; máy giặt, tủ lạnh xuất đi Achentina, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Singapore và Trung Đông; bình xăng con xuất đi Đài Loan; phụ tùng xe máy xuất đi Đài Loan, Nhật Bản… Ngoài ra còn có QDTW (Vikyno, Vinappro) xuất khẩu sản phẩm máy nổ, máy xay xát đi Trung Đông (IRắc), Myanmar và Malaysia, tuy nhiên tỷ trọng nhỏ và những năm gần đây có xu hướng giảm sút do thị trường Trung Đông gặp khó khăn.
c) Lao động
Lao động ngành công nghiệp cơ khí năm 2000 là 8.002 người; năm 2005 là 14.343 người; năm 2007 là 18.325 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2005 tăng 12,4%/năm; giai đoạn 2006 - 2007 tăng 13%/năm; bình quân cả giai đoạn 2001-2007 tăng 12,6%/năm. Năm 2007, lao động ngành cơ khí chiếm trên 9% trong tổng cơ cấu lao động của thành phố Biên Hòa. Nhìn chung, cũng như các ngành khác, lao động ngành cơ khí cũng là những kho khăn cho ngành hiện nay và thời gian tới.