Theo Luật Luật sư 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề Luật sư với việc quy định Luật sư
82
được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Do đó, phạm vi hoạt động của Luật sư bao gồm:
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này [23, Điều 22].
Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các Luật sư hiện nay. Trong thời gian qua, các Luật sư đã tham gia giải quyết hàng trăm nghìn vụ án. Vai trò của Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Ý kiến của Luật sư tại phiên toà đã được cơ quan công tố quan tâm và coi trọng. Việc tham gia tố tụng của các Luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào
83
chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Các Luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các Luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài...
Bên cạnh đó, các Luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của Luật sư đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Trong thời gian qua, các Luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý cho hàng chục nghìn vụ việc, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người thuộc diện chính sách. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, nhưng hoạt động của Luật sư thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác.
Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các Luật sư, dịch vụ pháp lý của Luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.
84
Để làm tốt được các hoạt động trên để thực hiện chức năng xã hội của mình, đòi hỏi Luật sư phải có trình độ chuyên môn cao và ý thức đạo đức nghề nghiệp cũng như văn hóa pháp luật. Hoạt động của Luật sư cần bảo đảm sao cho tính chất phản biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với ngụy biện. Đó cũng là nền tảng của văn hóa pháp luật của Luật sư. Cùng với những quy định về nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại điều 9 của Luật Luật sư 2006, bản Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư đã tạo ra những chuẩn mực quy định rõ điều Luật sư được làm và điều Luật sư không được làm. Công việc Luật sư trợ giúp cho khách hàng phải hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thỏa hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành của Luật sư với khách hàng.
Để tạo vị thế của Luật sư với xã hội và niềm tin của khách hàng, Luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng, nếu không được khách hàng đồng ý, không được tự giao việc mình đã nhận cho người khác làm thay. Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột về quyền lợi với khách hàng khác. Trong quan hệ với khách hàng, Luật sư không nên để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng của mình. Nên tách bạch hai vấn đề thì việc Luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên mới vô tư và trong sáng. Để thể hiện là Luật sư có trách nhiệm với khách hàng, khi giải quyết vụ việc của khách hàng phải thể hiện tinh thần khẩn trương, và phải thông báo tiến trình giải quyết công việc để khách hàng có quyết định kịp thời. Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Luật sư với khách hàng là Luật sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng, Luật sư rất cần sự trung thực của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng cũng cần Luật sư biết giữ bí mật cho mình. Đây là nghĩa vụ của
85
Luật sư, điều này rất cần thiết, nếu muốn ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến yêu cầu Luật sư bảo vệ mình.
Văn hóa pháp luật của Luật sư còn được thể hiện thông qua cách ứng xử của Luật sư đối với những đồng nghiệp của mình. Đây là mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các Luật sư nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn. Từ những lý do đó, rất cần sự đoàn kết giữa các Luật sư. Vì vậy, Luật sư không được làm mất uy tín của nhau bằng việc tự đề cao mình và phải thận trọng trong việc phê phán hoặc chỉ trích Luật sư khác. Quan hệ đồng nghiệp là lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư và nó thể hiện được tính tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.
Nghề Luật sư là một nghề đặc thù, đòi hỏi người hành nghề phải có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và những hiểu biết xã hội. Luật sư phải tự ý thức được việc học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức là điều cần thiết. Phải dùng những hiểu biết của mình để tư vấn và phục vụ khách hàng, có như vậy thì đội ngũ Luật sư mới được xã hội đánh giá cao. Khi chúng ta có nhiều Luật sư có kinh nghiệm và uy tín, hẳn nhiên sẽ được xã hội nhìn nhận và tôn trọng. Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của Luật sư cũng không thể thiếu trong hoạt động phản biện.
Mỗi Luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm giá và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng trước tiên từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề Luật sư. Trước khi là một Luật sư thì chính bản thân con người đó phải rèn luyện cho bản thân đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công việc. Không ngại khó, ngại khổ, không dồn
86
trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người khác. Là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật, Luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất cứ việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc có khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của Luật sư. Luật sư không được tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Và Luật sư phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật nhà nước về những việc mình làm. Thông thường Luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu Luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức. Luật sư khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hành phải sử dụng các biện pháp hợp pháp, có căn cứ, có đạo đức để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng – điều này thể hiện được nét văn hóa pháp luật của Luật sư trong thực tiễn hành nghề Luật sư.