Ở Việt Nam hiện nay, nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý, cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, của người dân thì vai trò của Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì người bào chữa có thể là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; + Bào chữa viên nhân dân [22].
Trong số những người tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nói trên, có thể nói Luật sư là người tham gia có hiệu quả nhất.
Có thể nói phần lớn các Luật sư luôn ý thức được trách nhiệm của mình về việc nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng và phát huy văn hóa pháp luật của Luật sư. Hiện nay, việc xây dựng văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động nghề nghiệp đang rất được chú trọng, điều này thể hiện thông qua việc Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam - những chuẩn mực về tư cách đạo đức của người Luật sư.
Ngoài ra, các Luật sư đang tích cực thực hiện chức năng của mình để đóng góp vào hoạt động tư pháp của Nhà nước. Theo báo cáo của Liên đoàn Luật sư thì từ tháng 5/2009 đến 30/9/2014 số lượng vụ việc Luật sư tham gia
58
bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án và các vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức là: 51.109 vụ án hình sự (trong đó có 23.295 vụ án hình sự được mời, 27.814 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng); 39.690 vụ án dân sự; 5.045 vụ án kính tế; 3.286 vụ án hành chính; 621 vụ án lao động; 124.608 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 4.178 đại diện ngoài tố tụng; 69.634 dịch vụ pháp lý khác; 26.064 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí [14].
Bên cạnh đó, các Luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của Luật sư đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý, thể hiện trách nhiệm của Luật sư đối với cộng đồng xã hội. Trong thời gian qua, các Luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người thuộc diện chính sách. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, những hoạt động của Luật sư thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác.
Trình độ hiểu biết pháp luật nói chung của đội ngũ Luật sư những năm gần đây đã được nâng cao đáng kể (96,95% số Luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên; 65,8% số Luật sư đã qua đào tạo nghề Luật sư) [32]. Không chỉ với trình độ cử nhân luật mà ngày nay các Luật sư đang rất tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ, nhiều Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ. Điều này chứng tỏ Luật sư hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của kiến thức, kỹ năng khi hành nghề.
Song, trên thực tế, Luật sư muốn hoàn thành công việc bào chữa cho khách hàng của mình, tham gia đầy đủ trong các giai đoạn tố tụng đã gặp rất
59
nhiều khó khăn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng tạo ra. Do đó, có nhiều Luật sư phải chọn “con đường phụ” chỉ để được gặp khách hàng của mình. Điều này, đã vi phạm “Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước khác” theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Trên thực tế, ở nơi này, nơi khác vẫn còn có những cái nhìn không mấy thiện cảm và tôn trọng đối với Luật sư. Khách quan mà nói, sở dĩ có việc nhìn nhận không đúng mực đối với Luật sư, xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau đây:
+ Một là, pháp luật tuy có qui định một số quyền và nghĩa vụ cho Luật sư khi tham gia tố tụng. Nhưng do không có cơ chế rõ ràng để Luật sư thực thi quyền của mình theo pháp luật. Đây chính là nguyên nhân để một số cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn, cản trở đối với hoạt động Luật sư.
+ Hai là, một số Luật sư trong quá trình hành nghề đã dễ dàng thỏa mãn những đòi hỏi “vô lý và vô luật” của các cơ quan tiến hành tố tụng về mặt thủ tục giấy tờ. Việc làm của một số Luật sư này đã gián tiếp ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động nghề nghiệp nói chung.
Tại phiên tòa, Luật sư tham gia phản biện một phần để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, một phần Luật sư còn giúp cho người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ được chính xác hơn. Nếu người tiến hành tố tụng hoạt động hoàn toàn đúng pháp luật, nhận định và kết luận hoàn toàn chuẩn xác thì không còn chỗ cho Luật sư phản biện.
Yêu cầu cao nhất của việc xét xử tại phiên toà là đảm bảo dân chủ, khách quan, chính xác đúng quy định của pháp luật nói chung và của BLHS nói riêng. Việc tranh tụng là tranh luận để làm rõ sự thật khách quan về mọi chi tiết của vụ án, áp dụng đúng những quy định của pháp luật để Hội đồng xét xử ra phán quyết. Tuy nhiên, người tiến hành tố tụng dường như không thừa nhận chức năng này của Luật sư, nên tại phiên tòa còn xảy ra tình trạng
60
Luật sư phản biện nhưng lý lẽ của Luật sư không được những người tiến hành tố tụng quan tâm đúng mực. Do đó, quan hệ giữa Luật sư và những người tiến hành tố tụng có khi không lịch sự ngay tại phiên tòa, cũng như ra ngoài xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng tới văn hóa pháp luật của Luật sư.
Tính chất phản biện trong hoạt động của Luật sư, thông thường thể hiện ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định:
Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ [22].
Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của Luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có một số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của Luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy Luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì không đúng quy định của pháp luật thì họ công kích Luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc bao che hành vi phạm tội của họ.
Quan điểm của người Việt Nam rất ngại đụng chạm tới quy trình tố tụng, do đó số lượng người dân tự đi thưa kiện còn ít so với những sự việc xảy ra trong thực tế. Điều này dẫn đến việc Luật sư cũng ít khách hàng, nên khi có khách hàng, giữa các Luật sư thường có tâm lý tranh giành khách hàng của nhau. Đây là một thực tế đáng buồn, làm cho tính đoàn kết của Luật sư và đồng nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.
Có nhiều Luật sư vì muốn gỡ tội cho thân chủ của mình, khi phản biện tại phiên tòa luôn khẳng định thân chủ của mình không có tội, dù thân chủ đã
61
phạm những tội nghiêm trọng. Rõ ràng, trong những trường hợp này có thể do trình độ, năng lực yếu kém của Luật sư nên Luật sư đã không nhận thấy thân chủ của mình có tội. Hoặc có nhận thấy rõ thân chủ có tội nhưng vì muốn bảo vệ thân chủ nên phản biện thân chủ không có tội. Trong trường hợp này nếu biết rõ thân chủ phạm tội, là vị trí của người Luật sư nên phản biện sao cho thân chủ của mình được giảm nhẹ tội, chứ không nên khẳng định thân chủ không có tội. Do đó, không phải Luật sư nào cũng “bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng”.
Vì muốn thắng kiện, không ít Luật sư bất chấp đạo đức nghề nghiệp, đã cùng khách hàng thực hiện hành vi bao che tội phạm. Tuy nhiên vấn đề này cũng cần nhìn nhận ở hai góc độ:
+ Một là: Tại quy tắc 9 (Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư) quy định: “Luật sư không được tiết lộ những điều liên quan đến vụ việc mà không
được khách hàng đồng ý” [13]. Theo đó, Luật sư phải có nghĩa vụ giữ bí mật
thông tin cho khách hàng.
+ Hai là: Tại Bộ luật Hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam, Điều 22, Khoản 1 quy định về tội Không tố giác tội phạm: “Người nào biết rõ
tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này” [21].
Hai quy định này làm cho Luật sư rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Bộ luật Hình sự không miễn trừ tội che dấu tội phạm cho Luật sư, nếu Luật sư biết những thông tin do khách hàng cung cấp, đi báo cho cơ quan chức năng sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư, nếu không khai báo thì vi phạm pháp luật hình sự. Đây là điều khó cho Luật sư trên thực tế.
Quy tắc 4 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư quy định: “Thực hiện
trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của Luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được
62
đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp” [13]. Tuy
nhiên trên thực tế, có rất nhiều Luật sư thực hiện công tác trợ giúp pháp lý không vì mục đích cao cả đó, mà muốn danh tiếng của mình ngày càng nổi trội nên đã trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý cũng không thường xuyên, không lịch sự khi tiếp đối tượng được trợ giúp.