Những yếu tố tác động đến văn hóa pháp luật của Luật sƣ

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của luật sư ở việt nam luận văn ths luật (Trang 51 - 57)

Văn hóa pháp luật của Luật sư là những giá trị do Luật sư sáng tạo ra, vì thế nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau và được đặt trong một thể thống nhất các mối quan hệ xã hội xoay quanh người Luật sư. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, văn hóa pháp luật của Luật sư chịu sự tác động mạnh mẽ của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố như: Hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư; nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý của Luật sư; yếu tố dư luận xã hội, nhận thức của xã hội… Các yếu tố này tác động tới vấn đề văn hóa pháp luật của Luật sư theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tận dụng những ảnh hưởng tích cực và chống lại những tác động tiêu cực nhằm duy trì và nâng cao văn hóa pháp luật của Luật sư là nhiệm vụ rất cần được phát huy trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

46

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư

Bản thân hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư ở nước ta hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế và tiêu cực. Nhìn một cách tổng quát thì những hạn chế nổi cộm hiện nay của hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư nước ta là sự chồng chéo trong qui định giữa các văn bản pháp luật; có quá nhiều văn bản được ban hành trong cùng một vấn đề dẫn tới sự lúng túng trong thực hiện của Luật sư. Hệ thống pháp luật cũng còn nhiều qui định chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội hoặc xu thế của quốc tế, vì vậy không có tính khả thi trong áp dụng và từ đó dẫn tới ý thức chấp hành pháp luật sẽ giảm sút.

Ví dụ: Nói về quy định pháp luật, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) đầu tiên của chúng ta ra đời năm 1988 đã quy định: Luật sư được tiếp xúc bị can ngay từ giai đoạn vụ án được khởi tố, được hỏi bị can nếu được Điều tra viên (ĐTV) đồng ý. Khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm 1988 được sửa đổi bổ sung ngày 09/6/2000 quy định:

Người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những giai đoạn điều tra khác [19]. Còn theo điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 thì: Người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác... [22].

Cho tới nay vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cả về quy định pháp luật lẫn thực tiễn hoạt động hành nghề đang diễn ra xung đột pháp lý giữa Luật sư và các cơ quan THTT. Tuy nhiên, muốn biến quyền năng theo luật định thành hiện thực, người bào chữa gặp không ít khó khăn: Thứ nhất: Người bào chữa muốn hỏi thân chủ (người nhờ Luật sư bào chữa cho họ) phải được sự đồng ý

47

của Điều tra viên. Nói khác, phải được phép của ĐTV thì người bào chữa mới được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Thứ hai: Nội dung người bào chữa được

hỏi, không được hỏi bị can?. Thứ ba: Trường hợp ĐTV không đồng ý để Luật sư hỏi người bị tạm giữ, bị can, ĐTV có phải nói rõ lý do vì sao không đồng ý để người bào chữa hỏi người bị tạm giữ, bị can hay không? Có lập biên bản ghi lại việc ĐTV không đồng ý để Luật sư hỏi bị can không?. Chính vì quy định trong pháp luật tố tụng còn lỏng lẻo, dẫn tới nhận thức chủ quan, tạo tiền đề cho ĐTV từ chối Luật sư hỏi bị can mà không cần cho biết lý do. Gần đây Bộ Công an đơn phương ban hành Thông tư số 70/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định khá thông thoáng, tạo thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư khi tham gia các vụ án hình sự ngay từ thời điểm khởi tố vụ án, khởi tố bị can (việc cấp giấy chứng nhận bào chữa, dự cung bị can, thông báo những quyết định tố tụng cho Luật sư).

Có thể nói Thông tư số 70/TT-BCA là tín hiệu lạc quan, nếu được thực thi đúng đắn sẽ trở thành chiếc đũa thần để Luật sư hành nghề được thuận lợi, tạo niềm tin đối với thân chủ khi biết Luật sư làm được việc cho họ. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản, giữa luật và lệ còn có khoảng cách rất lớn do lâu nay cơ quan Cảnh sát Điều tra làm theo lối mòn, có thói quen từ chối khéo Luật sư tham gia vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố với một ngàn lẻ một lý do có vẻ hợp lý: Phải có ý kiến của thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, rất tiếc thủ trưởng bận công tác; bản thân ĐTV chưa sắp xếp lịch làm việc với bị can được; bị can đang bị ốm...

Yếu tố về hệ thống pháp luật vừa có ảnh hưởng tích cực lại vừa tiêu cực đối với văn hóa pháp luật của Luật sư. Tích cực đó là khi hệ thống pháp luật thực sự tiến bộ, tiên tiến, phù hợp với mong muốn của giới Luật sư thì nó sẽ trở thành động lực cho sự phát triển của văn hóa pháp luật của Luật sư. Ngược lại nếu đó là một hệ thống lạc hậu, bảo thủ, chậm tiến thì lại là tác

48

nhân kìm hãm sự phát triển văn hóa pháp luật của Luật sư ở nước ta. Vì vậy, cần đẩy mạnh và hoàn thiện công tác lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư thực sự chuẩn mực, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động hành nghề Luật sư hiện nay.

Thứ hai, nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý của Luật sư

Trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, đi với đó là đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu của xã hội đối với các dịch vụ pháp lý của Luật sư cũng theo đó mà phát triển hơn, như câu nói thường trực của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là “làm thế nào để xã hội cần Luật sư như cần bác sĩ”. Chính nhu cầu về các dịch vụ pháp lý tăng cao là tác nhân tác động căn bản và mạnh mẽ nhất tới văn hóa pháp luật của Luật sư. Điều này được lý giải như sau: Khi nhu cầu xã hội về các dịch vụ pháp lý tăng cao, lợi ích thu được từ việc cung cấp các dịch vụ pháp lý sẽ tăng lên, Luật sư sẽ cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của xã hội, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới ý thức chấp hành pháp luật của Luật sư, từ đó dẫn tới việc Luật sư quyết định hành vi ứng xử của mình. Khi xã hội ít có nhu cầu về các dịch vụ pháp lý, công việc ít, đôi khi vì lợi ích, vì quan điểm bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng bằng mọi cách mà không ít Luật sư đã bất chấp các qui định của pháp luật để thực hiện các hành vi bất hợp pháp như: chạy án, cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhiều khách hàng có quyền lợi đối lập nhau, cung cấp chứng cứ giả…để tăng số lượng vụ việc và thu hút khách hàng.

Văn hóa pháp luật của Luật sư giúp hài hòa và thống nhất mối quan hệ giữa yếu tố lợi ích và việc tuân thủ pháp luật. Theo đó, các Luật sư trong quá trình hành nghề của mình vừa phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho khách hàng nhưng cũng phải phù hợp với các qui định của pháp luật. Đòi hỏi

49

này nhiều trường hợp buộc các Luật sư phải hy sinh lợi ích của bản thân hoặc lợi ích bất hợp pháp của khách hàng nhưng lại thể hiện chủ thể đó có văn hóa pháp luật. Một khi ý thức pháp luật của Luật sư là đúng đắn, không bị yếu tố lợi ích làm cho “lu mờ” thì khi đó môi trường hành nghề Luật sư trong sạch, lành mạnh, phát triển ở nước ta mới được xây dựng và duy trì.

Thứ ba, yếu tố dư luận xã hội

Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự. Trước mỗi một vấn đề hoặc sự kiện, cá nhân thường đưa ra ý kiến của mình, nhiều cá nhân cùng đồng tình về một quan điểm hoặc có quá nhiều quan điểm khác nhau đều tạo thành dư luận xã hội.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa thì nghề Luật sư cũng phát triển theo, nhu cầu của người dân về các dịch vụ pháp lý cũng tăng cao, từ đó Luật sư có nhiều cơ hội để đóng góp cho xã hội. Song song với những khoản phí và thù lao mà Luật sư nhận được từ thân chủ của mình thì còn rất nhiều Luật sư lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân, lợi dụng tình trạng “có bệnh thì vái tứ phương” mà không ít Luật sư bất chấp quy định của pháp luật, bất chấp Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư mà có các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của thân chủ. Đặc biệt, có một số Luật sư lợi dụng sự hiểu biết pháp luật của mình mà có hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ví dụ: Người tập sự hành nghề Luật sư Lê Anh Trung trong quá trình giải quyết ly hôn cho một thân chủ, ông Trung đã không làm đúng cam kết nên bị khởi kiện và bị tuyên buộc phải trả lại 8.500.000 đồng. Tuy nhiên, gần 2 năm, ông Trung vẫn không thi hành án với lý do đưa ra là hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, người này cũng "tố" ông Trung thường xuyên khoe khoang các mối quan hệ với cơ quan bảo vệ pháp luật, hứa hẹn đảm bảo kết quả, thường xin thêm tiền của khách. Tuy nhiên, không có chứng cứ chứng minh [33].

50

Hay vụ Lê Công Định (nguyên là Luật sư thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự; Lê Thị Công Nhân bị kết tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...

Tất cả những Luật sư vi phạm này đều được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, thu hút sự chú ý của dư luận do mức độ vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn quyền lợi của khách hàng, của Nhà nước. Dư luận đã thể hiện nhiều quan điểm khác nhau đối với những vấn đề trên, hầu hết là lên án và phản đối mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm trên.

Việc bị dư luận xã hội lên án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu tổ chức hành nghề Luật sư, cá nhân người Luật sư nói riêng cũng như giới Luật sư nói chung, cho dù sau đó họ có cố gắng khắc phục hậu quả thì cũng phải mất một thời gian dài những dấu ấn gây ra mới có thể phai mờ. Vì vậy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư cũng như cá nhân các Luật sư ngày nay luôn ý thức trong việc xây dựng hình ảnh người Luật sư giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức và vững vàng về tư tưởng chính trị. Dư luận xã hội vì thế được coi là yếu tố rất quan trọng tác động tích cực giúp cho vấn đề văn hóa pháp luật của Luật sư được nâng cao.

Thứ tư, nhận thức của xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng của mình, tuy nhiên trong các văn bản pháp luật cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người dân thì vai trò của Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam.

51

sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và văn hóa pháp luật của Luật sư nói riêng. Muốn làm được điều này, những người trong nghề Luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Mỗi Luật sư ai cũng có trách nghiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.

Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với nghề Luật sư chẳng hạn như: Luật hóa một số giá trị văn hóa tư pháp nói chung, giá trị văn hóa pháp luật Luật sư nói riêng nhằm nâng cao vị thế của Luật sư trong xã hội. Nhà nước và đặc biệt là các tổ chức nghề nghiệp của Luật sư (Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cần chú trọng, quan tâm hơn đến công tác đào tạo nghề Luật sư, cũng như nên bố trí thêm thời gian, nội dung để các học viên học về đạo đức và văn hóa của nghề nghiệp Luật sư. Từ đó mới hình thành một đội ngũ Luật sư thật sự có đạo đức, văn hóa và tài giỏi, đương đầu với những vi phạm, tranh chấp tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của luật sư ở việt nam luận văn ths luật (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)