Nghề Luật sư là nghề cao quý, để duy trì và khẳng định điều này, mỗi con người trong nghề Luật sư cần phải phát huy lối sống có văn hóa, thể hiện trong cách cư xử đúng mực hàng ngày, cũng như thể hiện nét văn hóa trong nghề nghiệp của Luật sư. Để luôn tạo được sự tin cậy và sự tôn trọng của xã hội đối với Luật sư và nghề Luật sư.
Kiến thức của Luật sư không những chỉ giúp cho Luật sư trong quá trình hành nghề của mình, kiến thức còn giúp Luật sư thể hiện mình là người hiểu biết về xã hội, là người có trình độ hoặc kỹ năng nhất định. Là Luật sư, nên thể hiện nét văn hóa của Luật sư trong việc am hiểu nhiều lĩnh vực trong xã hội, để khi tư vấn cho khách hàng, hoặc phản biện những lĩnh vực mới theo vụ việc mà khách hàng yêu cầu không bị ngỡ ngàng và tốn thời gian tìm hiểu lại.
Luật sư phải có lòng tự trọng nghề nghiệp. Không cố gắng xử lý những vấn đề mà chính bản thân mình nhận thấy mình không đủ khả năng, hoặc giải
32
quyết vấn đề do khách hàng yêu cầu mà không có sự chuẩn bị đầy đủ, thận trọng và kỹ lưỡng. Lòng trung thành với khách hàng cũng là điều kiện thể hiện nét văn hóa của Luật sư với khách hàng. Đó là niềm tin của khách hàng đối với Luật sư. Lòng trung thành của Luật sư đối với khách hàng của mình thể hiện: Luật sư phải giữ bí mật cho khách hàng không chỉ đến khi hoàn thành vụ việc cho khách hàng. Luật sư chỉ được tiết lộ những thông tin của khách hàng khi có sự cho phép, đồng ý của khách hàng.
Trong công việc, Luật sư không được để quyền lợi riêng tư của Luật sư ảnh hưởng đến việc đại diện cho khách hàng, khi tham gia phản biện không được để tư duy, suy nghĩ riêng tư làm mất tập trung trong quá trình phản biện, ảnh hưởng tới kết quả công việc, không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Luật sư phải tỏ lòng tôn trọng với khách hàng, tôn trọng với xã hội. Phải lắng nghe và nên đồng cảm, chủ động tìm hiểu những tâm tư, suy nghĩ riêng tư của khách hàng đối với vụ việc mà khách hàng cần sự giúp đỡ của Luật sư.
Khi thực hiện công việc của mình, Luật sư phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội. Luật sư không nên phân biệt đối tượng mình tiếp xúc, nên tỏ thái độ lịch sự trước mọi người. Nét văn hóa pháp luật trong nghề nghiệp của Luật sư thể hiện trong kỹ năng giao tiếp khéo léo của Luật sư. Việc tiếp xúc với khách hàng không chỉ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp của Luật sư, mà qua đối thoại, Luật sư có thể hiểu rõ thêm hoàn cảnh nhân thân của khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng hiểu thêm khả năng và phẩm chất của Luật sư và nghề Luật sư.
Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1997 của Viện ngôn ngữ học, thù lao được hiểu là: “Thù lao là việc trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ
ra, căn cứ vào khối lượng công việc hoặc theo thời gian lao động, có chế độ thù lao thích đáng” [29]. Khi tiếp xúc với khách hàng, trao đổi về yêu cầu
33
của khách hàng, vấn đề thù lao của Luật sư, Luật sư nên nói tế nhị, minh bạch với khách hàng, không nên thể hiện thô thiển, làm mất thiện cảm của khách hàng đối với Luật sư và nghề Luật. Vấn đề thù lao Luật sư nên trao đổi với khách hàng trên tinh thần thỏa thuận, trao đổi thống nhất, tự nguyện giữa Luật sư và khách hàng.
Khi đi liên hệ công việc giải quyết cho khách hàng, Luật sư phải tiếp xúc với Cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan Luật sư đến liên hệ. Phải có thái độ lịch sư, tôn trọng cán bộ, công chức Nhà nước khi làm nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, đối với Thẩm phán, khi tiếp xúc Luật sư nên tỏ thái độ kính trọng, lịch sự, không nên quá thân mật, tránh gây những hiểu lầm cho mọi người.
Nét văn hóa pháp luật của Luật sư thể hiện nhiều trong quan hệ của Luật sư với đồng nghiệp. Luật sư phải luôn luôn duy trì quan hệ tốt với đối tác, nếu điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và có thể tạo thiện chí của đối tác trong những vụ việc sau này. Không nên có ý kiến mang tính chất xúc phạm đến một Luật sư khác, phải có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp. Trong quan hệ của mình các Luật sư nên phát huy tính đoàn kết, từ đó cùng nhau bổ trợ kiến thức nâng cao khả năng của mỗi người. Đây là nét văn hóa rất cần thiết trong nghề Luật sư.
Ngoài ra, Luật sư còn phải biết sử dụng những phương tiện, công cụ làm việc, thể hiện được nét văn hóa pháp luật của mình. Phải liên tục cập nhật thông tin, học hỏi nhiều lĩnh vực, làm sao mỗi Luật sư đều thể hiện được trong bản thân mỗi người đều có nét văn hóa tư pháp – văn hóa pháp luật, thu hút sự chú ý và tạo nên niềm tin cho mọi người.
Văn hóa pháp luật của Luật sư là một bộ phận của văn hóa nói chung và văn hóa pháp luật nói riêng. Vì vậy, nó cũng có đầy đủ những đặc điểm
34
của văn hóa và văn hóa pháp luật. Tuy nhiên, văn hóa pháp luật của Luật sư vẫn có những đặc trưng riêng biệt nhằm giúp phân biệt với các loại hình văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác như văn hóa pháp luật giao thông, văn hóa pháp luật xét xử…. Những đặc trưng chủ yếu có thể kể đến như:
- Đặc trưng về chủ thể.
Chủ thể là những người trực tiếp tham gia vào một quan hệ xã hội hay quan hệ pháp luật nhất định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua việc tham gia vào quan hệ đó. Bất kỳ một lĩnh vực văn hóa pháp luật nào cũng có những chủ thể riêng biệt. Xác định chủ thể của một lĩnh vực văn hóa pháp luật nói chung, của lĩnh vực văn hóa pháp luật của Luật sư nói riêng có nghĩa là xác định xem văn hóa pháp luật trong lĩnh vực này hướng tới những đối tượng nào, phạm vi những vấn đề mà văn hóa pháp luật trong lĩnh vực này nghiên cứu ở những đối tượng đó là gì. Đồng thời qua đó xác định ranh giới, sự khác nhau và những mối liên hệ, những điểm tương đồng giữa văn hóa pháp luật trong lĩnh vực đó với văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác.
Chủ thể của văn hoá pháp luật của Luật sư không phải là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp; văn hóa pháp luật của Luật sư chỉ hướng tới việc nghiên cứu vấn đề trình độ hiểu biết, thái độ tình cảm, hành vi xử sự của giới Luật sư. Đồng thời văn hóa pháp luật của Luật sư cũng nghiên cứu hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư cũng như năng lực, trình độ, đạo đức của các cán bộ nhà nước, cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư và áp dụng các văn bản đó. Từ đó đề ra những biện pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa pháp luật của Luật sư tiến bộ, phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo và phát triển đội ngũ Luật sư đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng. Do đó, giới Luật sư ở nước ta ngày càng đông về số lượng, mạnh về chất lượng, điều này được thể hiện qua việc phát triển đội ngũ Luật sư trong những năm gần đây, theo báo
35
cáo tổng kết 5 năm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam thì “tại thời điểm Liên
đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập (tháng 5/2009), cả nước ta có hơn 5.300 Luật sư; đến nay, số lượng Luật sư cả nước là hơn 8.021 Luật sư (sau 05 năm số lượng Luật sư tăng gần 3.000 Luật sư tương đương khoảng 40%”
[14]. Điều đó cũng có nghĩa rằng, đối tượng điều chỉnh của văn hóa pháp luật của Luật sư sẽ ngày càng mở rộng. Nâng cao trình độ văn hóa pháp luật cho Luật sư, nhất là cần tạo ra sự đồng đều trong nhận thức và thực hiện hoạt động nghề nghiệp có văn hóa pháp luật giữa các Luật sư ở các lĩnh vực khác nhau là phương hướng và mục tiêu của nhà nước ta, nhằm xây dựng một môi trường hành nghề Luật sư trong sạch, lành mạnh, phát triển và hội nhập.
- Đặc trưng về khách thể.
Khách thể của một lĩnh vực nói chung là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu của các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực đó. Khi tham gia một lĩnh vực nhất định, các tổ chức, cá nhân đều nhằm đạt tới những lợi ích đó. Khách thể là một yếu tố quan trọng nhằm giúp phân biệt các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Khách thể cũng là nhân tố cho thấy tầm quan trọng của một lĩnh vực nhất định. Khách thể càng rộng, càng ảnh hưởng tới nhiều tổ chức, cá nhân thì càng được quan tâm và chú trọng phát triển lĩnh vực đó.
Khách thể của lĩnh vực hành nghề Luật sư chính là những lợi ích vật chất mà Luật sư đạt được trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Tuy nhiên, giá trị vật chất không phải là mục đích duy nhất của Luật sư, ngoài mục đích này thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng mà người Luật sư muốn hướng tới.
- Văn hóa pháp luật của Luật sư mang tính chất trợ giúp: Do sự phát
36
trong cộng đồng dân cư cũng tồn tại những người rơi vào vị thế thấp kém so với mặt bằng xã hội như người nghèo, người già đơn côi, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Những người ở vào vị thế thấp kém này thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật và rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của những người khác và đặc biệt cần sự trợ giúp hoàn toàn vô tư, không vụ lợi của Luật sư.
Ở thời kỳ cổ đại, những người dám đứng ra bênh vực, trợ giúp các đối tượng bị ức hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ”. Ngày nay, xã hội loài người đã phát triển nhưng ở nhiều nước, ở nhiều địa phương vẫn tồn tại những người ở vào vị thế thấp kém, vẫn tồn tại sự ức hiếp, sự đối xử bất công. Hoạt động trợ giúp của Luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức, văn hóa pháp luật của Luật sư.
- Văn hóa pháp luật của Luật sư mang tính chất hướng dẫn: Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi Luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua. Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc.
Mọi người hiểu và nghĩ về Luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thân hoặc gia đình có điều gì vướng mắc đều tìm đến Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của Luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.
- Văn hóa pháp luật của Luật sư mang tính chất phản biện: Tính chất phản biện trong hoạt động của Luật sư là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.
37
Tính chất phản biện trong hoạt động của Luật sư, thông thường thể hiện ở lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành quy định:
Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ [22].
Phản biện là phải dựa trên sự thông hiểu tường tận về pháp lý và đạo lý. Hoạt động phản biện của Luật sư là lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai… từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai, bảo vệ công lý.
Ở đây có thể có câu hỏi đặt ra là trong trường hợp không phát hiện ra điều gì sai, không có cơ sở để phản biện thì Luật sư sẽ làm gì?. Xin nêu một câu ngạn ngữ phương Tây: “Luật sư chỉ giỏi khi gặp Công tố viên tồi”. Câu ngạn ngữ này có nghĩa là khi người tiến hành tố tụng hoạt động hoàn toàn đúng pháp luật với những nhận định và kết luận chuẩn xác thì không còn chỗ cho Luật sư phản biện. Luật sư không còn chỗ để phản biện, cũng giống như thầy thuốc không có bệnh nhân để chữa thì thật là hạnh phúc.
Hoạt động của Luật sư trong trường hợp này chỉ còn ý nghĩa là người chứng kiến. Việc chứng kiến của Luật sư không phải là không quan trọng. Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của Luật sư là chỗ dựa tin cậy của bị can, bị cáo. Sự chứng kiến của Luật sư trong khi hỏi cung, khi đối chất, khi xét xử đảm bảo chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho bị can, bị cáo sẽ được bảo đảm.
38
thể bị tra tấn, đánh đập, hành hạ về thể xác cũng như xúc phạm nhân phẩm. Sự có mặt của Luật sư là cần thiết bởi những người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Người xưa đã có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”.
Do vai trò và tác dụng của hoạt động Luật sư, nên Điều 3 của Luật Luật sư đã nêu rõ:
Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [24].
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị viết: Các cơ quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tại phiên toà… [2].
Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề Luật sư, nó đòi hỏi Luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, Luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội.