So sánh văn hóa pháp luật của Luật sƣ với văn hóa pháp luật

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của luật sư ở việt nam luận văn ths luật (Trang 57 - 63)

của Thẩm phán, Kiểm sát viên

Văn hóa pháp luật của thẩm phán là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn với hoạt động của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; là sự phản ánh đời sống tinh thần, trình độ, năng lực, tri thức, kiến thức, thẩm mỹ… của người Thẩm phán. Văn hóa pháp luật của thẩm phán được biểu hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. mà trước hết là việc thụ lý vụ án. Trước hết cũng như các loại văn hóa khác, văn hóa pháp luật của thẩm phán được hình thành và chịu sự tác động của điều kiện sinh hoạt vật chất và môi trường xã hội, điều kiện hoạt động nghề nghiệp của nó. Nói cách khác là do điều kiện kinh tế và bản chất, nội dung nền tư pháp quốc gia tác động, chi phối trong

52

quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Ở mỗi thời đại, khu vực, quốc gia khác nhau thì văn hóa pháp luật nói chung, văn hóa pháp luật của thẩm phán nói riêng là có sự khác nhau.

Văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn với hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện quyền công tố, giám sát thực hiện, tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; là sự phản ánh đời sống tinh thần, trình độ, năng lực, tri thức, thẩm mỹ của người Kiểm sát viên. Vì vậy, Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình không chỉ cần năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức mà một yếu tố không thể thiếu đó là văn hóa pháp luật. Văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên chính là phương thức thể hiện năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của Kiểm sát viên. Văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên là một bộ phận của văn hóa pháp luật. Để đạt được trình độ văn háo pháp luật cao, đòi hỏi Kiểm sát viên phải là người thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ về thu thập, phân tích đánh giá chứng cứ, về lập, nghiên cứu hồ sơ, lập bản yêu cầu điều tra, xây dựng kế hoạch kiểm sát điều tra... Mặt khác, do tính chất đặc thù nghề nghiệp, Kiểm sát viên phải kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với sự hiểu biết tổng hợp về các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tâm lý, vốn sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế nhằm xây dựng cho mình một trình độ văn hóa pháp luật chuẩn mực.

Luật sư, Thẩm phán và Kiểm sát viên đều có nhiệm vụ đối với nhà nước, đó là những người phụ tá của công lý, tham gia vào việc điều hành nền công lý, tuy nhiên bản thân Luật sư không phải là người cầm cân công lý như Thẩm phán, không được nhân danh nhà nước thực hiện quyền công tố, giám sát như Kiểm sát viên, mà chỉ là người thực hiện nhiệm vụ bổ trợ tư pháp, Luật sư có nhiệm vụ giúp cho người cầm cân công lý (Thẩm phán, Hội đồng xét xử) làm sao bảo đảm cho công lý luôn được thể hiện sáng tỏ, tức là góp phần thực hiện công bằng xã hội.

53

Về tư cách, Thẩm phán, Kiểm sát viên thể hiện văn hóa pháp luật của

mình với tư cách là một công chức nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nó mang nhiều màu sắc công sở. Mỗi biểu hiện văn hóa pháp luật của Thẩm phán, Kiểm sát viên, đặc biệt quan trọng là các quyết định của Hội đồng xét xử trong đó có của thẩm phán, quan điểm của Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, quyền giám sát đều ảnh hưởng sinh mạng, quyền, lợi ích… của rất nhiều đối tượng… Hoạt động của Thẩm phán, Kiểm sát viên nhóm góp phần quản lý xã hội. Quản lý là chức năng cơ bản của Nhà nước, với những hoạt động đặc thù, hoạt động của Thẩm phán, Kiểm sát viên góp phần vào việc quản lý xã hội thông qua việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân và gia đình… hay trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên mang lại công bằng cho xã hội. Còn Luật sư nhân danh cá nhân để thể hiện trình độ văn hóa pháp luật của mình, chịu trách nhiệm cá nhân đối với các hoạt động nghề nghiệp trước khách hàng.

Về chủ thể, khác với văn hóa pháp luật của Luật sư, chủ thể của văn

hóa pháp luật của thẩm phán hướng tới việc nghiên cứu vấn đề trình độ hiểu biết, thái độ tình cảm, hành vi xử sự của thẩm phán. Đồng thời văn hóa pháp luật của thẩm phán ngoài nghiên cứu các văn bản pháp luật nói chung thì đặc biệt là hệ thống pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tòa án. Từ đó đề ra những biện pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa pháp luật của Thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ của Tóa án.

Còn chủ thể của văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên không phải là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp; văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên chỉ hướng tới việc nghiên cứu vấn đề trình độ hiểu biết, thái độ tình cảm, hành vi xử sự của Kiểm sát viên. Đồng thời văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên cũng nghiên

54

cứu hệ thống pháp nói chung và hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên cũng như năng lực, trình độ, đạo đức của các cán bộ nhà nước, cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật về ngành kiểm sát và áp dụng các văn bản đó. Từ đó đề ra những biện pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên tiến bộ, phát triển.

Về khách thể, khác với văn hóa pháp luật của Luật sư, văn hóa pháp

luật của Thẩm phán và văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên không đặt ra vấn đề về lợi ích vật chất mà hướng tới kết quả bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, đảm bảo công bằng cho xã hội.

Ngoài ra, văn hóa pháp luật của Thẩm phán và văn hóa pháp luật của Kiểm sát viên mang nặng tính phán xét, định đoạt. Căn cứ vào pháp luật, căn cứ vào các tình tiết vụ việc, Thẩm phán và Kiểm sát viên đưa ra những quan điểm, quyết định của mình ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Kết luận chƣơng 1

Từ những nghiên cứu nêu trên cho ta thấy, việc nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa pháp luật là một yêu cầu cấp bách và là cơ sở để làm tiền đề cho việc nghiên cứu văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam, từ đó đưa ra được thực trạng văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam hiện nay và tìm ra được các giải pháp nhằm xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và đưa ra định nghĩa khái quát về văn hóa pháp luật của Luật sư cũng như các yếu tố tác động đến văn hóa pháp luật của Luật sư là việc rất quan trọng để chúng ta có cái nhìn tổng thể, thấu đáo hơn về văn hóa pháp luật của Luật sư, có sự so sánh, phân biệt với văn hóa pháp luật của các chức danh tư pháp khác.

55

Luật sư là người hành nghề luật, trong đó các Luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghề Luật sư có tính chất đặc thù không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì việc hành nghề Luật sư còn phải tuân thủ theo Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Việc Luận văn đưa ra được những đặc trưng, thành tố cấu thành của văn hóa pháp luật của Luật sư, điều này tạo nên nét đặc thù riêng của nghề Luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của các Luật sư.

Khi nghiên cứu văn hóa pháp luật của Luật sư, có nhiều nhận thức và quan niệm khác nhau. Tổng hợp lại, nổi lên có hai khuynh hướng đáng phải suy nghĩ. Có khuynh hướng cho rằng, trong cộng đồng xã hội nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, có cần phải đặt “Văn hóa pháp luật của Luật sư” thành vấn đề riêng biệt không? Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi ngành nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất, hoạt động Luật sư là một nghề giống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi phối của quy luật thị trường, việc đặt “Văn hóa pháp luật của Luật sư'' thành một vấn đề riêng biệt là không tưởng.

Tất cả chúng ta ai cũng biết rằng, bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được. Người làm nghề Luật sư

56

cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề Luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh vực pháp luật của Nhà nước, các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi. Ở Việt Nam hiện nay nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý, cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của Doanh nghiệp, của người dân thì vai trò Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam.

57

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của luật sư ở việt nam luận văn ths luật (Trang 57 - 63)