Việc hoàn thiện về tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của Luật sư Việt Nam hiện nay trong tiến trình cải cách tư pháp phải hướng đến phát triển và củng cố một đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, trung thực tôn trọng sự thật khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình. Cùng với việc tạo ra khung pháp luật cho hoạt động nghề nghiệp tự do, đồng thời phải nâng cao trách nhiệm của Luật sư trước nhân dân, trước xã hội, thật sự mang lại cho nghề nghiệp Luật sư những giá trị xã hội chuẩn mực. Điều này có nghĩa là tạo cho hoạt động của Luật sư một không gian thoáng về mặt pháp lý nhưng chặt chẽ về mặt trách nhiệm trước những nhu cầu của xã hội, đóng góp một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực và ý thức xã hội trong việc tiếp cận với dân chủ và pháp luật
Với mục đích xây dựng đội ngũ nhân sự cho công cuộc cải cách tư pháp, Đảng đã đưa ra đường lối phát triển cho nền giáo dục Việt Nam bằng việc chỉ đạo đổi mới trong công tác đào tạo tại các Nghị quyết Trung ương. Nghị quyết 49-NQ/TW (đoạn 1, mục 2.4) chỉ đạo:
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa [3].
80
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW số 900/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/3/2007 tiếp tục nhấn mạnh:“Đổi mới mục
tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ pháp luật, đặc biệt là cán bộ tư pháp và cán bộ pháp chế các bộ, ngành” [28].
Như vậy, có thể nhận thấy để đạt được mục tiêu cải cách tư pháp, Đảng
và Nhà nước ta đã nhìn thấy được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ tư pháp có chất lượng tốt - những người trực tiếp thực hiện công cuộc cải cách tư pháp. Để có một đội ngũ cán bộ tư pháp hay cụ thể hơn là Luật sư tốt cần phải có một chương trình đào tạo tốt, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhận thấy thực tế công tác đào tạo của chúng ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, Đảng và Nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới cả về nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo đối với đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó một số lượng lớn là đào tạo Luật sư. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cán bộ tư pháp, là một nhiệm vụ quan trọng, hướng tới việc trang bị, giáo dục cho đội ngũ này có đủ ba tố chất sau:
- Các kiến thức thực tiễn phục vụ cho nghề nghiệp; - Các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp;
- Đạo đức phẩm chất trong sạch, vững mạnh, đạo đức phẩm chất nghề nghiệp của Luật sư.
Đặc biệt Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII và lần thứ 6 khóa IX đã xác định rõ mục tiêu, định hướng giáo dục của nước ta là: “… xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng; có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tư duy sáng tạo có năng lực thực hành giỏi…” [1].
Trong những năm qua, với việc thực hiện những chính sách đổi mới giáo dục, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ,
81
công tác giáo dục của Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu học tập của nhân dân, chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp, quy mô nhỏ, mất cân đối về cung cầu, quy trình đào tạo khép kín, chương trình đào tạo thiếu linh hoạt và đặc biệt là xa rời thực tế. Sau khi học xong, người học không có những kiến thức về nghề mình theo học và không thể làm việc ngay nếu không đào tạo nghề sau khi đã tốt nghiệp đại học. Điều này thể hiện rất rõ ở đội ngũ luật gia sau khi tốt nghiệp đại học luật không thể làm việc chuyên môn nếu không được đào tạo lại, nhất là đào tạo nghề.
Để nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo, ngày 02 tháng 11 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Nghị quyết đã quy định mục tiêu chung của đổi mới đến năm 2020 là: “Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân” [4]. Từ
mục tiêu trên, Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp then chốt để thay đổi chất lượng giáo dục đại học, đó là:
- Đổi mới cơ cấu và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục; - Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo;
- Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý.