nghề Luật sƣ
Trong thời đại ngày nay, văn hóa có vai trò và ý nghĩa đặc biệt, nó “xuyên suốt cơ thể xã hội” “thấm sâu vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của
con người” [10, tr.480]. Cách đặt vấn đề của UNESCO: “Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển” đã cho thấy rõ quan điểm về ưu thế của văn hóa trong
xu hướng vận động và phát triển của xã hội đương đại và tương lai, khẳng định tính tất yếu phải đưa văn hóa vào sự phát triển.
Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ra Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó đã khẳng định:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội [5, tr.55], đồng thời chỉ rõ: Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển [5, tr.55].
Như vậy Nghị quyết V Ban chấp hành Trung ương Đảng một mặt đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa nói chung, chỉ rõ tính xuyên suốt, thấm sâu của văn hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ý nghĩa của văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động hành nghề Luật sư thể hiện qua những giá trị mà nó mang lại trong lĩnh vực hành nghề Luật sư, đó là các giá trị công bằng, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ, định hướng và điều chỉnh.
44
- Giá trị công bằng, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ: đây là những giá trị
chung của nhân loại, là những giá trị mà con người luôn hướng tới, đó không chỉ là giá trị pháp luật mà còn là giá trị xã hội có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của con người. Bản chất của những giá trị trên là thể hiện sự tiên tiến, hoàn thiện trong các qui phạm pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư được ban hành. Mỗi văn bản pháp luật nói chung, các văn bản pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư nói riêng đều được giới Luật sư tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật. Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức xã hội - nghề nghiệp của mình (Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam) mà các Luật sư bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình bằng văn bản, bằng phát biểu ý kiến tại các hội thảo, tọa đàm sửa đổi luật, góp phần xây dựng pháp luật có tính khả thi và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Sự công bằng, bình đẳng biểu hiện ở những nguyên tắc công lý, công bằng xã hội, bảo đảm cho các chủ thể trong xã hội ngang quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau trong những quan hệ xã hội nhất định.
Trong hoạt động hành nghề Luật sư cũng không có ngoại lệ, các Luật sư tại các Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực hành nghề khác nhau đều có những quyền lợi như nhau trước pháp luật cũng như phải gánh chịu những nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giống nhau khi thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư. Giá trị tiến bộ, khoa học mà văn hóa pháp luật thể hiện trong hoạt động hành nghề Luật sư chính là việc các văn bản pháp luật được ban hành đều bắt nguồn từ yêu cầu, đòi hỏi điều chỉnh pháp luật của các quan hệ xã hội. Những nội dung chính sách trong các văn bản pháp luật không phải là sự áp đặt theo ý chí chủ quan của cơ quan ban hành, mà phải xuất phát từ hiện thực khách quan của đời sống xã hội. Pháp luật phải phản ánh được hiện thực khách quan, phải bám sát các yêu cầu của thực tiễn, có
45
như vậy mới điều chỉnh có hiệu quả được các quan hệ xã hội, mới được xã hội chấp thuận. Để làm được điều đó cần phải có một cách làm khoa học từ khâu điều tra dư luận xã hội, tổng kết thực tiễn, tìm hiểu về nhu cầu điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và cách thức thực hiện, hình thức thực hiện. Tính tiến bộ của pháp luật về Luật sư và hành nghề Luật sư còn thể hiện ở khả năng dự báo các vấn đề xảy ra trong tương lai đối với các quan hệ xã hội đang được điều chỉnh. Những dự báo, dự liệu đó của các nhà lập pháp là hoàn toàn cần thiết để kịp thời điều chỉnh hành vi của các chủ thể.
- Giá trị định hướng và điều chỉnh: Giá trị định hướng của văn hóa
pháp luật của Luật sư trong hoạt động hành nghề Luật sư thể hiện ở chỗ nó định hướng cho hành vi của người Luật sư, nên làm gì và không nên làm gì, được quyền làm gì và hành vi nào là bị cấm. Tính định hướng giúp người Luật sư hiểu được thế nào là đúng – sai, hợp pháp hay không hợp pháp, phù hợp hay không phù hợp. Văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động hành nghề Luật sư tham gia điều chỉnh hành vi của người Luật sư, hướng họ tới những giá trị tốt đẹp của cái Chân - Thiện - Mỹ.